91 lượt xem

Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 8 trang 22 23 24 sgk Vật lí 9

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn, sách giáo khoa Vật lí 9. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 8 trang 22 23 24 sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.

Lý thuyết

Ly thuyet su phu thuoc cua dien tro vao tiet dien day dan SGK vat ly lop 9

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 8 trang 22 23 24 sgk Vật lí 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 9 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 8 trang 22 23 24 sgk Vật lí 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 8 trang 22 sgk Vật lí 9

Hãy tính điện trở tương đương R2 của hai dây dẫn trong sơ đồ hình 8.1b và điện trở tương đương R3 của ba dây dẫn trong sơ đồ hình 8.1c.

Xem thêm  Hướng dẫn Giải bài tập 1 2 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9

Trả lời:

Trong hình 8.1b các điện trở được mắc song song với nhau nên điện trở R2 được xác định bởi biểu thức:

(displaystyle{1 over {{R_2}}} = {1 over R} + {1 over R} to {R_2} = displaystyle{{R.R} over {R + R}} = {R over 2}.)

Trong hình 8.1c các điện trở được mắc song song với nhau nên điện trở R3 được xác định bởi biểu thức:

(displaystyle{1 over {{R_3}}} = {1 over R} + {1 over R} + {1 over R} = {3 over R} to {R_3} = displaystyle{R over 3})

2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 8 trang 23 sgk Vật lí 9

Cho rằng các dây dẫn với tiết diện (2S) và (3S) có điện trở tương đương là (R_2) và (R_3) như đã tính trong bài học, hãy nêu dự đoán về mối quan hệ giữa điện trở của các dây dẫn với tiết diện của mỗi dây.

Từ đó suy ra trường hợp hai dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu, thì giữa tiết diện (S_1,S_2) và điện trở tương ứng (R_1,R_2) của chúng có mối quan hệ như thế nào.

Trả lời:

Dự đoán là tiết diện tăng gấp 2 thì điện trở của dây giảm hai lần:

({R_2} = displaystyle{R over 2}.)

Tiết diện tăng gấp 3 lần thì điện trở của dây giảm ba lần: ({R_3} = displaystyle{R over 3}).

Suy ra trường hợp hai dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ một loại vật liệu thì giữa tiết diện S1, S2 và điện trở tương ứng R1, R2 của chúng là tỉ lệ nghịch với nhau, tiết diện của dây lớn gấp bao nhiêu lần thì điện trở của dây nhỏ hơn bấy nhiêu lần.

3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 8 trang 24 sgk Vật lí 9

Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 2mm2, dây thứ hai có tiết diện 6mm2. Hãy so sánh điện trở của hai dây này.

Xem thêm  Hạt mang điện | Trong nguyên tử hạt mang điện là?

Trả lời:

Vì tiết diện dây thứ nhất là S1 = 2mm2 bằng 1/3 lần tiết diện dây thứ hai S2 = 6mm2

→ Điện trở của dây thứ hai nhỏ hơn ba lần điện trở của dây thứ nhất.

4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 8 trang 24 sgk Vật lí 9

Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5 mm2 và có điện trở R1= 5,5 Ω. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 2,5 mm2 thì có điện trở là R2 bao nhiêu?

Trả lời:

Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây nên ta có (dfrac{S_{1}}{S_{2}}=dfrac{R_{2}}{R_{1}})

Suy ra: ({R_2} = displaystyle{R_1}.{{{S_1}} over {{S_2}}} = 5,5.{{0,5} over {2,5}} = 1,1Omega .)

5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 8 trang 24 sgk Vật lí 9

Một dây đẫn bằng constantan (một loại hợp kim) dài l1 = 100 m, có tiết diện S1 = 0,1 mm2 thì có điện trở R1 = 500(Omega). Hỏi một dây khác cũng bằng constantan dài l2 = 50 m, có tiết diện S2 = 0,5 mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có,

+ Dây thứ 1 có: ({l_1} = 100m;{S_1} = 0,1m{m^2},{R_1} = 500Omega )

+ Dây thứ 2 có: ({l_2} = 50m,{S_2} = 0,5m{m^2},{R_2} = ?)

Xét thêm dây thứ 3 (cũng bằng constantan) có: ({l_3} = 100m,{S_3} = 0,5m{m^2},{R_3} = ?)

Nhận thấy:

– Dây 1 và dây 3 được làm cùng vật liệu, có cùng chiều dài khác nhau tiết diện dây

(begin{array}{l} Rightarrow dfrac{{{R_3}}}{{{R_1}}} = dfrac{{{S_1}}}{{{S_3}}} = dfrac{{0,1}}{{0,5}} = dfrac{1}{5} Rightarrow {R_3} = dfrac{{{R_1}}}{5} = dfrac{{500}}{5} = 100Omega end{array})

– Dây 2 và dây 3 được làm cùng vật liệu, có cùng tiết diện khác nhau về chiều dài

(begin{array}{l} Rightarrow dfrac{{{R_2}}}{{{R_3}}} = dfrac{{{l_2}}}{{{l_3}}} = dfrac{{50}}{{100}} = dfrac{1}{2} Rightarrow {R_2} = dfrac{{{R_3}}}{2} = dfrac{{100}}{2} = 50Omega end{array})

Vậy, điện trở ({R_2}) có giá trị là (50Omega )

6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 8 trang 24 sgk Vật lí 9

Một sợi dây sắt dài l1 = 200 m, có tiết diện S1 = 0,2 mm2 và có điện trở R1 = 120 Ω. Hỏi một sợi dây sắt khác dài l2 = 50 m, có điện trở R2 = 45 Ω thì có tiết diện S2 bao nhiêu?

Xem thêm  Giải Vật Lí 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Tổng hợp lực – Phân tích lực

Trả lời:

Ta có:

+ Dây thứ 1 có: ({l_1} = 200m,{S_1} = 0,2m{m^2},{R_1} = 120Omega )

+ Dây thứ 2 có: ({l_2} = 50m,{S_2} = ?,{R_2} = 45Omega )

Xét thêm dây thứ 3 (cũng được làm từ sắt) có: ({l_3} = 50m,{S_3} = 0,2m{m^2},{R_3} = ?)

Nhận thấy:

– Dây 1 và dây 3 được làm cùng vật liệu, có cùng tiết diện khác nhau chiều dài, ta có:

(begin{array}{l}dfrac{{{R_1}}}{{{R_3}}} = dfrac{{{l_1}}}{{{l_3}}} = dfrac{{200}}{{50}} = 4 Rightarrow {R_3} = dfrac{{{R_1}}}{4} = dfrac{{120}}{4} = 30Omega end{array})

– Dây 2 và dây 3 được làm cùng vật liệu, có cùng chiều dài khác nhau tiết diện, ta có:

(begin{array}{l}dfrac{{{R_2}}}{{{R_3}}} = dfrac{{{S_3}}}{{{S_2}}} Leftrightarrow dfrac{{45}}{{30}} = dfrac{{0,2}}{{{S_2}}} Rightarrow {S_2} = dfrac{2}{{15}}m{m^2} approx 0,133m{m^2}end{array})

Câu trước:

  • Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 7 trang 19 21 sgk Vật lí 9

Câu tiếp theo:

  • Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 9 trang 25 26 27 sgk Vật lí 9

Xem thêm:

  • Giải bài tập Vật lí lớp 9 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 8 trang 22 23 24 sgk Vật lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 9 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.