Hướng dẫn giải Bài 25. Động năng sgk Vật Lí 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 136 sgk Vật Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
LÍ THUYẾT
I – Khái niệm động năng
1. Năng lượng
Mọi vật xung quanh ta đều có mang năng lượng.
Khi mọi vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng.
2. Động năng
Dạng năng lượng mà một vật có được do nó đang chuyển động gọi là động năng. Động năng có đơn vị là jun.
Bảng 25.1: Vài ví dụ về động năng.
Vật v (m/s) Động năng (J) Trái đất (quay xung quang mặt trời) Mặt trăng 2,65.104 1,02.103 2,65.1033 3,82.1028 Tên lửa Ô tô Vận động viên Giọt mưa Phân tử oxi 6,18.105 25 10 9 500 9,5.1013 6,3.105 3,5.103 1,4.103 6,6.10-21
II – Công thức tính động năng
Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:
({{rm{W}}_d} = dfrac{1}{2}m{v^2})
III – Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng
Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công, ta có:
(A = frac{1}{2})mv22 – (frac{1}{2})mv12.
Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng và ngược lại.
CÂU HỎI (C)
1. Trả lời câu hỏi C1 trang 134 Vật Lý 10
Dòng nào ở cột 1 ứng với dòng nào ở cột 2?
Cột 1 Cột 2 Dạng trao đổi năng lượng A. Máy kéo B. Cần cẩu C. Lò nung D. Mặt trời E. Lũ quét 1. Thực hiện công
2. Truyền nhiệt
3. Phát ra các tia nhiệt
Trả lời:
A – 1; B – 1; E – 1: Máy kéo, cần cẩu, lũ quét: thực hiện công.
C – 2: Lò nung: truyền nhiệt.
D – 3: Mặt Trời: phát ra các bức xạ.
2. Trả lời câu hỏi C2 trang 134 Vật Lý 10
Chứng tỏ những vật sau đây có động năng, và những vật ấy có thể sinh công như thế nào?
a) Viên đạn đang bay.
b) Búa đang chuyển động.
c) Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
Trả lời:
a) Viên đạn có khối lượng m, đang bay với vận tốc v thì có thể xuyên vào gỗ, vào tấm bia và sinh công. Ta nói viên đạn có động năng.
b) Búa đang chuyển động đập vào đinh, làm cho đinh đóng sâu vào gỗ, sinh công. Ta nói búa có động năng khi đang chuyển động.
c) Dòng nước lũ đang chuyển động mạnh với vận tốc chảy rất lớn có thể cuốn trôi, vỡ đổ nhà của… ta nói dòng nước có động năng.
3. Trả lời câu hỏi C3 trang 135 Vật Lý 10
Chứng minh rằng đơn vị Jun cũng bằng kg.m2/s2.
Trả lời:
Động năng là năng lượng nên đơn vị động năng là Jun (J)
Mặt khác từ công thức động năng: ({{rm{W}}_d} = dfrac{1}{2}m{v^2}) ta có đơn vị động năng còn là:
(1.J = 1.kg.{left( {dfrac{m}{s}} right)^2} Leftrightarrow J = 1kgdfrac{{{m^2}}}{{{s^2}}} = kg.{m^2}/{s^2})
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 136 sgk Vật Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:
❓
1. Giải bài 1 trang 136 Vật Lý 10
Nêu định nghĩa động năng và công thức của động năng.
Trả lời:
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:
({{rm{W}}_d} = dfrac{1}{2}m{v^2})
2. Giải bài 2 trang 136 Vật Lý 10
Khi nào động năng của vật:
a) biến thiên?
b) tăng lên?
c) giảm đi?
Trả lời:
a) Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công.
b) Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng ( tức là vật thu thêm công – hay vật sinh công âm)
c) Ngược lại, khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật giảm (tức vật sinh công dương)
?
1. Giải bài 3 trang 136 Vật Lý 10
Câu nào sai trong các câu sau?
Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều.
B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
C. Chuyển động với gia tốc.
D. Chuyển động cong đều.
Bài giải:
Chuyển động có gia tốc không đổi là chuyển động thẳng biến đổi đều, khi đó (v=v_0+at)
⇒ vận tốc của vật vẫn biến đổi nên động năng cũng biến đổi.
Các phương án A, C, D – vận tốc của vật không thay đổi ⇒ động năng của vật không đổi
⇒ Đáp án: B.
2. Giải bài 4 trang 136 Vật Lý 10
Động năng của một vật nặng tăng khi
A. Gia tốc của vật a > 0.
B. Vận tốc của vật v > 0.
C. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. Gia tốc của vật tăng.
Chọn đáp án đúng.
Bài giải:
Động năng của vật tăng khi các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
⇒ Đáp án: C.
3. Giải bài 5 trang 136 Vật Lý 10
Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 0,1 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc vật bằng bao nhiêu?
A. 0,45 m/s. B. 1,0 m/s.
C. 1,4 m/s. D. 4,4 m/s.
Bài giải:
Ta có, trong lượng của vật (P=mg)
⇒ khối lượng của vật: (m = displaystyle{P over g} = {1 over {10}} = 0,1kg)
Lại có động năng của vật : ({{rm{W}}_d} = displaystyle{1 over 2}m{v^2})
(Rightarrow v =displaystyle sqrt {{{2{W_d}} over m}} = sqrt {{{2.1} over {0,1}}} = 4,47left( {m/s} right))
⇒ Đáp án: D.
4. Giải bài 6 trang 136 Vật Lý 10
Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây?
A. 2,52.104 J.
B. 2,47.105 J.
C. 2,42.106 J.
D. 3,2.106 J.
Bài giải:
Khối lượng của ô tô: $m = 1000kg$.
Vận tốc của ô tô:
(v = 80left( {km/s} right) = {{80.1000} over {3600}} = {{200} over 9}left( {m/s} right))
Động năng của ô tô:
({{rm{W}}_d} = {1 over 2}m{v^2} = {1 over 2}.1000.{left( {{{200} over 9}} right)^2} = {2,47.10^5}left( J right))
⇒ Đáp án: B.
5. Giải bài 7 trang 136 Vật Lý 10
Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45 s.
Bài giải:
Khối lượng của vận động viên: $m = 70 kg$.
Vận tốc của vận động viên:
(v = {s over t} = {{400} over {45}} = {{80} over 9}left( {m/s} right))
Động năng của vận động viên:
({{rm{W}}_d} = {1 over 2}m{v^2} = {1 over 2}.70.{left( {{{80} over 9}} right)^2} = 2765,4left( J right))
6. Giải bài 8 trang 136 Vật Lý 10
Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.
Bài giải:
♦ Cách 1:
Ban đầu vật nằm yên nên ta suy ra vận tốc ban đầu của vật ({v_0} = 0m/s)
Gọi vận tốc lúc sau của vật ở cuối chuyển dời là ({v_2})
Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có:
(A = dfrac{1}{2}mv_2^2 – dfrac{1}{2}mv_1^2) (1)
Lại có, công (A = Fscosalpha )
Với (alpha = left( {overrightarrow F ,overrightarrow s } right) = {0^0} Rightarrow A = Fs)
Thay vào (1) ta được:
(begin{array}{l}A = Fs = dfrac{1}{2}mv_2^2 – 0 Rightarrow v_2^2 = dfrac{{2Fs}}{m} Rightarrow {v_2} = sqrt {dfrac{{2Fs}}{m}} = sqrt {dfrac{{2.5.10}}{2}} = 5sqrt 2 approx 7,07m/send{array})
♦ Cách 2:
Theo định luật II Niuton ta có:
Gia tốc mà vật thu được là:
(a = frac{F}{m} = frac{5}{2} = 2,5m/{s^2})
Gọi vận tốc chuyển động của vật ở cuối chuyển dời ấy là v ta có:
(begin{array}{l}{v^2} – v_0^2 = 2{rm{a}}s Leftrightarrow {v^2} – {0^2} = 2.2,5.10 = 50 Rightarrow v = sqrt {50} = 5sqrt 2 approx 7,07m/send{array})
Bài trước:
- Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 132 133 sgk Vật Lí 10
Bài tiếp theo:
- Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 141 sgk Vật Lí 10
Xem thêm:
- Để học tốt môn Toán 10
- Để học tốt môn Vật Lí 10
- Để học tốt môn Hóa Học 10
- Để học tốt môn Sinh Học 10
- Để học tốt môn Ngữ Văn 10
- Để học tốt môn Lịch Sử 10
- Để học tốt môn Địa Lí 10
- Để học tốt môn Tiếng Anh 10
- Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
- Để học tốt môn Tin Học 10
- Để học tốt môn GDCD 10
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 136 sgk Vật Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 10 tốt nhất!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.