Đề thi hsg lớp 10 môn hóa cấp trường năm 2022 2023
(Đề thi có 03 trang, gồm 7 câu. Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
Cho biết nguyên tử khối: H =1, C =12, N =14, O =16, F=19, Mg =24, Al = 27, Si =28, P =31, S =32, Ca = 40, Fe= 56, Zn=65, Ba= 137.
Câu 1 (3,5 điểm).
1. Phân tử XY2 có tổng số hạt proton, neutron, electron bằng 178. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử Y là 20 hạt.
a) Xác định X, Y và công thức phân tử XY2.
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y và cấu hình electron của ion X, Y.
2. Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,5. Trong hợp chất HClOx, nguyên tử đồng vị 35Cl chiếm 26,12% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của hợp chất HClOx (cho H = 1; O = 16)
Câu 2 (3 điểm).
1. So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3.
b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.
c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.
d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
2. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nuy cơ làm tử vong ngay lập tức.
a) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
b) Em hiểu thể nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
c) Một gian phòng trống (250C; 1 bar) có kích thước 3m x 4m x 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S. Tính nồng độ của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp
Câu 3 (3,0 điểm). Hoàn thành và cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. Mg + HNO3 ¾¾® Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O (biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 2: 1)
b. M2(CO3)n + HNO3 đặc, nóng ¾¾® M(NO3)m + NO2 + CO2 + H2O
c. CuFeSx + O2 ¾¾® Cu2O + Fe3O4 + SO2↑
Câu 4 (2 điểm)
Cho ba khí X, Y, Z. Đốt cháy V lít khí X thu được V lít khí Y và 2V lít khí Z. Hợp chất X không chứa oxi, Z là sản phẩm thu được khi cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Y là oxit trong đó khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng nguyên tố tạo oxit. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi
a. Đốt cháy hỗn hợp X, Y, Z trong không khí (nếu có xảy ra).
b. Cho Z lần lượt sục qua các dung dịch: Br2, H2O2, H2S, Na2CO3, KMnO4.
Câu 5 (3,5 điểm)
1. Hoàn tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X và 1,9832 lít khí H2 (ở đkc 1mol khí tương đương 24,79 lít). Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,08 gam kết tủa. Tính m.
2. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với lượng dư V ml dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B làm hai phần bằng nhau.
– Phần một tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan.
– Phần hai cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng các chất trong A.
c) Tính V và tính m.
Câu 6 (2,0 điểm)
Dựa vào số liệu về năng lượng liên kết, hãy tính biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) 2H2O(g) (1)
C7H16(g) + 11O2(g) 7CO2(g) + 8H2O(g) (2)
Từ giá trị enthalpy thu được, cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa (biết trong C7H16 có 6 liên kết C- C và 16 liên kết C-H).
Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:
Câu 7 (3 điểm)
1. X, Y, Z là các hợp chất ion thuộc vào dãy sau: NaF, MgO và MgF2 (sắp xếp ngẫu nhiên không theo thứ tự). Nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất X, Y, Z được thể hiện qua biểu đồ hình 1.
Hình 1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ nóng chảy của X, Y và Z.
Xác định các hợp chất X, Y và Z? Giải thích
2. Bộ dụng cụ điều chế khí được bố trí như hình vẽ sau:
Hình 2: Sơ đồ điều chế chất khí
Với bộ dụng cụ trên, có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: H2, O2, SO2, CO2? Giải thích. Viết phương trình phản ứng điều chế các khí đó (mỗi khí chọn một cặp chất A, B thích hợp).
———————-Hết———————-
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM HSG MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2022-2023
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa
- Tổng hợp đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn hóa có đáp án
- Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
- 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.