89 lượt xem

Giải bài 1 2 3 4 5 trang 135 136 sgk Hóa Học 11

Hướng dẫn giải Bài 30. Ankađien sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 135 136 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Định nghĩa và phân loại

– Ankađien là hidrocacbon không no, mạch hở. Trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi.

– Công thức tổng quát: $C_nH_{2n-2} (n≥3)$.

– Cách gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh- tên nhánh + tên mạch chính+ a – Số chỉ vị trí nối đôi- đien

– Phân loại: Dựa vào vị trí liên kết đôi, có thể chia ankađien thành 3 loại:

+ Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau: CH2=C=CH2

+ Ankađien có liên kết đôi cách nhau bởi 1 liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp.CH2 = CH – CH= CH2.

+ Ankađien có hai liên kết đơn cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên: CH2=CH-CH2-CH=CH2.

– Ankađien liên hợp có nhiều tính chất, ứng dụng quan trọng, đặc biệt là buta- 1,3- đien và isopren.

2. Tính chất hóa học

– Phản ứng cộng.

Xem thêm  Bảng hóa trị của các nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

– Phản ứng trùng hợp.

– Phản ứng oxi hóa.

3. Ứng dụng

– Điều chế polibutadien hoặc polisopren là những chất có tính đàn hồi cao.

– Dùng để sản xuất cao su (cao su buna, cao su isopren …).

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 135 136 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 135 hóa 11

Thế nào là ankađien, ankađien liên hợp? Viết công thức cấu tạo và tên gọi các ankađien liên hợp có công thức phân tử C4H6, C5H8.

Bài giải:

– Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử

– Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp.

CTPT Công thức cấu tạo Tên gọi $C_4H_6$ $CH_2=CH-CH=CH_2$ Buta-1,3-đien $C_5H_8$ $CH_2=CH-CH=CH-CH_3$ Penta-1,3-đien (begin{matrix} CH_{2}=C- CH=CH_{2} ^| CH_{3} end{matrix}) 2-metylbuta-1,3-đien.

2. Giải bài 2 trang 135 hóa 11

Viết các phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi:

a) isopren tác dụng với hiđro (xúc tác Ni).

b) isopren tác dụng với brom (trong CCl4).

Các chất được lấy theo tỉ lệ số mol 1:1. tạo ra sản phẩm theo kiểu cộng 1,4.

c) trùng hợp isopren theo kiểu 1,4.

Bài giải:

a) isopren tác dụng với hiđro (xúc tác Ni).

(begin{matrix} CH_{2}=C- CH=CH_{2} ^| CH_{3} end{matrix} + H_2 xrightarrow{{Ni,{t^o}}} begin{matrix} CH_{3}-CH- CH_2-CH_{3} ^| CH_{3} end{matrix} )

Xem thêm  Hóa Học 12 Bài 1

b) isopren tác dụng với brom (trong CCl4).

(begin{matrix} CH_{2}=C- CH=CH_{2} ^| CH_{3} end{matrix} + Br_2 xrightarrow{CCl_4} CH_2Br-C(CH_3)=CH-CH_2Br )

Các chất được lấy theo tỉ lệ số mol 1:1. tạo ra sản phẩm theo kiểu cộng 1,4.

c) trùng hợp isopren theo kiểu 1,4.

(begin{matrix} nCH_{2}=C- CH=CH_{2} ^| CH_{3} end{matrix} xrightarrow{{Ni,{t^o}}} begin{matrix} {(-CH_{2}-C=CH-CH_{2}-)}_n ^| CH_{3} end{matrix} )

3. Giải bài 3 trang 135 hóa 11

Oxi hóa hoàn toàn 0,68 gam ankađien X thu được 1,12 lít CO2(đktc).

a) Tìm công thức phân tử của X.

b) Tìm công thức cấu tạo có thể có của X.

Bài giải:

a) Tìm công thức phân tử của X.

Phương trình hóa học:

$C_{n}H_{2n-2} + frac{(3n-1)}{2}O_{2} rightarrow nCO_{2}+ (n-1)H_{2}O$

$a (mol)$ → $n.a (mol)$

Theo đề bài ta có hệ phương trình sau:

(left{begin{matrix} a.(14n-2) = 0,68 n.a = dfrac{1,12}{22,4} = 0,05 end{matrix}right. Leftrightarrow left{begin{matrix} n = 5 a = 0,01 end{matrix}right.)

⇒ $X$ có công thức phân tử là $C_5H_8$

b) Công thức cấu tạo có thể có của X.

( CH_{2}=CH-CH=CH-CH_{3} CH_{2}=CH-CH_{2}-CH=CH_{2} begin{matrix} CH_{2}=C-CH=CH_{2} ^| CH_{3} end{matrix} CH_{2}=C=CH-CH_{2}-CH_{3} CH_{3}-CH=C=CH-CH_{3})

4. Giải bài 4 trang 135 hóa 11

Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được.

A. Butan.

B. Isobutan.

C. Isobutilen.

D. Pentan.

Bài giải:

Ta có phương trình hóa học:

(CH_{2}=CH-CH=CH_{2}+2H_{2} xrightarrow[ ]{ xt, t^0 }CH_{3}-CH_{2}-CH_{2}-CH_{3})

⇒ Đáp án: A.

5. Giải bài 5 trang 136 hóa 11

Hợp chất nào sau đây cộng hợp (H_2) tạo thành isopentan?

A. $CH_2=CH-CH=CH-CH_3$

B. (begin{matrix} CH_{2} = CH -C=CH_{2} ^| CH_3 end{matrix})

C. $CH_2=CH-CH_2-CH=CH_2$

D. ⬠.

Bài giải:

Xem thêm  Fe2O3 + CO = Fe + CO2 – Trình cân bằng phản ứng hoá học

Ta có phương trình hóa học:

(begin{matrix} CH_{2} = CH -C=CH_{2} ^| CH_3 end{matrix} + 2H_2 xrightarrow[]{ xt, t^0} begin{matrix} CH_{3} – CH_2 -CH-CH_{3} ^| CH_3 end{matrix})

⇒ Đáp án: B.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 132 sgk Hóa Học 11

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 137 138 sgk Hóa Học 11

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 11
  • Để học tốt môn Vật Lí 11
  • Để học tốt môn Hóa Học 11
  • Để học tốt môn Sinh Học 11
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 11
  • Để học tốt môn Lịch Sử 11
  • Để học tốt môn Địa Lí 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 11 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 11
  • Để học tốt môn GDCD 11

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 135 136 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.