Kỹ thuật uốn cành, tạo dáng, tạo thế cho cây cảnh là một bước không thể bỏ qua đối với người chơi cây cảnh. Tùy thuộc vào loại cây mà ta có thể thực hiện kỹ thuật uốn cành cho cây. Mời các bạn cùng tham khảo kĩ thuật uốn cành, kĩ thuật tạo thế cho cây cảnh qua bài viết dưới đây.
Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt, có kỹ lưỡng tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển không đẹp, không mang tính nghệ thuật. Vì vậy, người chơi cây cảnh thường rất chú tâm tới khâu này. Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ cho việc uốn cành bằng dây.
1. Chuẩn bị dụng cụ
- Kéo cắt tỉa
Kéo cắt tỉa cành cây
- Dây đồng hoặc dây kẽm
2. Trước khi uốn cành, tạo dáng
Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
Cần cắt tỉa bớt để tạo thuận lợi cho việc uốn cây
3. Thời điểm uốn cành
Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.
Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.
Uốn cành hợp lý đúng thời điểm
4. Chọn dây uốn cành
Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.
Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.
5. Kỹ thuật uốn cành
Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.
Các bước trong kỹ thuật trồng cây và uốn sửa cây cảnh bonsai
Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.
6. Kỹ thuật uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy
Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.
Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta dùng kỹ thuật uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.
7. Tháo dây
Tháo dây cũng rất cần kỹ thuật
Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng cây thường xuân
- Cách trồng và chắm sóc cây cảnh thủy canh
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.