Social Shopping đã hiện hữu nhiều năm qua và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp luôn muốn tìm cách tiếp cận và khai thác.
Social Shopping là gì?
Social Shopping là hoạt động mua sắm thông qua mạng xã hội. Người dùng Facebook đã sử dụng nền tảng này là một công cụ bán hàng vô cùng hiệu quả.
Chỉ với vài thao tác đơn giản, người bán và người mua có thể mua bán dễ dàng. Doanh thu đến từ Facebook là nguồn thu nhập tương đối ổn định đối với những người kinh doanh.
Phân biệt Social Shopping và Social E-commerce
Social Shopping hay còn gọi là mua sắm trên mạng xã hội là khái niệm chỉ việc mua bán thông qua mạng xã hội.
Trong khi đó, Social E-commerce được biết đến với tên gọi thương mại điện tử xã hội. Trên nền tảng này có ba nhóm đối tượng là người bán, người mua và người tiếp thị.
Trang chủ của Social E-commerce hiển thị những bài đăng, hình ảnh có liên quan đến sản phẩm hướng đến việc thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua hàng.
Social E-commerce nghiên cứu hành vi của khách hàng để giúp họ khám phá những nhu cầu tiềm ẩn của họ bằng cách gợi ý những sản phẩm có liên quan đến sản phẩm họ đã mua. Bên cạnh đó, nhà bán còn lựa chọn những người tiếp thị uy tín để tạo những bài đánh giá chất lượng về sản phẩm của thương hiệu.
Người tiếp thị đóng vai trò là cầu nối giữa người bán và người mua. Lượt tương tác trên bài đăng của người tiếp thị càng cao thì lợi ích họ nhận được càng lớn.
Tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến Social Shopping?
Social Shopping là gì mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong năm 2022 đến vậy?
Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi hoạt động đều diễn ra trên mạng xã hội. Nếu như doanh nghiệp bỏ qua thị trường kinh doanh màu mỡ này thì thật là đáng tiếc.
Lợi ích đến từ Social Shopping không chỉ mang đến doanh thu cho doanh nghiệp mà còn mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, phủ sóng thương hiệu ở phạm vi rộng hơn.
Doanh nghiệp cần biết gì về khách hàng trên mạng xã hội?
Để triển khai Social Shopping hiệu quả, việc nghiên cứu khách hàng rất quan trọng.
Hiểu được khách hàng sẽ giúp việc tiếp cận và thúc đẩy mua hàng diễn ra dễ dàng hơn.
Khách hàng Social Shopping là ai?
Khách hàng Social Shopping chủ yếu là những người dành nhiều thời gian trên mạng xã hội. Họ đã từng hoặc có nhu cầu mua sắm trên các nền tảng Social.
Đặc biệt, những khách hàng này còn dễ đưa ra quyết định mua hàng với những món đồ có hình ảnh bắt mắt trên mạng xã hội. Nhất là đối với các bạn trẻ, họ tin vào đánh giá của những KOL và có thể ra quyết định mua hàng hóa nhanh chóng.
Vì sao khách hàng lại thích mua hàng online?
Social Shopping dường như đã quá quen thuộc trong xã hội hiện đại. Khi mà hầu hết tất cả mọi người đều có tài khoản mạng xã hội. Họ có thể mua sắm tất cả mọi thứ mà không cần đến cửa hàng như trước đây.
Khách hàng ưa thích Social Shopping nhờ vào tính tiện lợi và dễ dàng mà các nền tảng này mang lại. Bạn có thể chọn lựa sản phẩm ngay trên chiếc điện thoại của mình và đặt hàng với người bán.
Một điểm cộng rất lớn đối với Social Shopping trong mắt khách hàng chính là mức giá khi mua sắm trực tuyến thường thấp hơn. Bởi vì người bán không mất chi phí mặt bằng nên giảm thiểu được đáng kể giá thành sản phẩm cho người tiêu dùng.
Các cửa hàng trực tuyến hiện nay thường chuyên biệt mặt hàng kinh doanh. Nhờ vậy mà khách hàng chỉ cần gõ từ khóa vào thanh tìm kiếm là có thể chọn ra hàng trăm địa chỉ bán hàng tin cậy.
Ảnh hưởng của Social Shopping đến hành trình mua hàng
Khách hàng có xu hướng mua hàng tại các địa chỉ đã mua hàng trước đó vì đã được kiểm chứng chất lượng thay vì tìm kiếm người bán mới.
Chính vì thế bạn nên có chiến lược truyền thông phù hợp và dịch vụ chăm sóc tốt để giữ chân khách hàng thân thiết
Doanh nghiệp bắt đầu triển khai Social Shopping như thế nào?
Để bắt đầu kinh doanh với Social Shopping, doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương án sau:
Doanh nghiệp chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất để làm mũi nhọn, xây dựng nội dung sáng tạo cho Fanpage. Từ đó tạo uy tín để đưa đến cho khách hàng những mặt hàng ưu việt.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp cho doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ quản lý lượng tin nhắn và tạo đơn hàng ngay trên mạng xã hội. Việc này giúp công tác quản lý đơn hàng trở nên dễ dàng hơn.
Hợp tác với các KOL có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh. Phương thức này đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ vào hiệu quả tích cực. Người tiêu dùng có niềm tin vào những người mà họ theo dõi trên mạnh xã hội. Chính vì thế, nếu lựa chọn đúng KOL thì doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng.
Như vậy, Social Shopping là hình thức kinh doanh có lợi cho cả người bán và người mua. Các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này để tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn.
Trên đây là một số các thông tin về mà doanh nghệp cần biết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên kênh online nhằm gia tăng hiệu quả chiến dịch truyền thông. Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia của NAVEE tư vấn một cách tận tình.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- 2 cách nấu thịt đông gà và lợn trong veo, ngon, mềm chuẩn vị với mộc nhĩ
- Yuumi mùa 13: Bảng Ngọc, Lên Đồ, Cách Chơi mạnh nhất
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên chọn lọc siêu hay
- Giải Toán 6 trang 46, 47, 48, 49, 50 SGK tập 2: Hỗn số – Số thập phân – Phần trăm
- Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) – 15 đề kiểm tra học kì 1 môn Toán 4 (Có đáp án + Ma trận)