106 lượt xem

Procurement là gì? Cùng tìm hiểu về Procurement

Như các bạn đã biết quản lý hiệu quả chi phí mua hàng sẽ có tác động tích cực lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà Procurement trở thành hoạt động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu Procurement là gì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu về procurement với Ms Uptalent qua bài viết sau đây nhé!MỤC LỤC:1. Procurement là gì?2- Quy trình Procurement3. Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?4. Những kỹ năng quan trọng nhất5. Nghề Procurement tại Việt Nam6. Các vị trí Procurement phổ biến7. Mức lương các vị trí Procurement 8. Mẫu mô tả công việc Procurement cho nhà máy lớnTuyển dụng việc làm lương cao tại HRchannels Xem thêm: Việc làm Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)

1. Procurement là gì?

Procurement được hiểu đơn giản là thu mua. Đây là quá trình bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp.

Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm; các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; hoặc các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

Ngày nay quá trình procurement không chỉ đơn thuần là hoạt động thu mua hàng hóa mà còn là chiến lược sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Với vai trò nền tảng cho các hoạt động kế tiếp, hoạt động Procurement cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa những sai lệch về số lượng sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp, hoạt động procurement được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu bộ phận là Procurement Manager. Hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên procurement, nhân viên hành chính.

2. Quy trình Procurement

Nhiệm vụ chính của procurement là đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn cung cấp để tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mình. Quá trình procurement bao gồm các công việc sau:

Phân tích nhu cầu: Xác định và phân tích nhu cầu của tổ chức, dựa trên các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, hoặc nguyên liệu cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

Lập kế hoạch mua sắm: Đề xuất và lập kế hoạch các hoạt động mua sắm để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Bao gồm việc xác định nguồn cung cấp, xây dựng đấu thầu, và thiết lập các tiêu chí lựa chọn.

Đấu thầu và chọn nhà cung cấp: Tiến hành quá trình đấu thầu, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp dựa trên các yêu cầu và tiêu chí đã đặt ra. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá và so sánh các đề xuất, thương thảo hợp đồng và thực hiện quy trình mua hàng.

Xem thêm  Seamless Là Gì? Các sản phẩm của công nghệ Seamless

Quản lý quan hệ với nhà cung cấp: Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đã chọn. Điều này bao gồm việc xây dựng hợp đồng, theo dõi chất lượng hàng hóa/dịch vụ, quản lý rủi ro và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng.

Kiểm soát và đánh giá hiệu quả: Theo dõi và kiểm soát quá trình mua sắm, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả và tìm cách cải thiện quy trình mua sắm trong tương lai.

Quá trình procurement quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức có thể tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Procurement là gì?>>>> Xem thêm: Purchasing là gì? Tất tần tật thông tin về Purchasing

3. Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?

Khi nói đến hoạt động mua hàng, chúng ta thường sử dụng hai thuật ngữ purchasing và procurement thay thế cho nhau. Vậy bạn có cho rằng hai thuật ngữ này là một hay không?

Câu trả lời là không bạn nhé! Thực chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Cả hai có phạm vi và chức năng hoạt động khác nhau.

Nếu như procurement có chức năng chiến lược thì purchasing chỉ là một quy trình chiến thuật nhằm đạt được hiệu quả mua hàng cao nhất.

Procurement có phạm vi hoạt động rộng hơn purchasing. Nó bao gồm tất cả các hoạt động trước, trong và sau mua hàng. Trong khi đó, purchasing chỉ là chức năng giao dịch của procurement. Nói cách khác purchasing là một tập hợp con của procurement.

Giờ thì bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa purchasing và procurement rồi đúng không. Đừng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này nữa nhé!

3. Những kỹ năng quan trọng nhất của một Procurement là gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu riêng về kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên procurement. Tuy nhiên để làm nghề procurement bạn cần có kiến thức cơ bản về kinh doanh và những kỹ năng quan trọng sau:

Thứ nhất, khả năng dự đoán xu hướng thị trường. Với nghề procurement khả năng dự đoán xu hướng thị trường sẽ giúp bạn có các chính sách thu mua phù hợp. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua hàng, giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng và gia tăng lợi nhuận.

Thứ hai, kỹ năng đàm phán. Đây là kỹ năng cốt lõi của một procurement. Bởi vì tại vị trí này bạn vừa là người mua hàng mà cũng là người cung ứng hàng. Với vai trò là người mua hàng bạn sẽ đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất. Còn trong vai trò của người cung ứng, bạn sẽ phải thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp.

Thứ ba, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Thị trường hàng hóa luôn biến động không ngừng. Thêm vào đó nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi liên tục. Do đó không nắm bắt được thị trường sẽ khiến bạn trở thành người thất bại trong hoạt động thu mua.

Xem thêm  Jump the lights nghĩa là gì?

Thứ tư, kiến thức về hàng hóa và thị trường. Đây là những kiến thức cơ bản bạn cần phải có để hiểu rõ sản phẩm cần mua. Từ đó có thể nhanh chóng tìm được nhà cung cấp phù hợp, mua đủ số lượng hàng cần thiết với mức giá và chất lượng tối ưu.

Những kỹ năng trên đây thường không tồn tại độc lập mà chúng sẽ hỗ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình procurement. Bạn nên chú ý rèn luyện đồng thời các kỹ năng này, đừng chỉ coi trọng một kỹ năng nào đó mà bỏ qua các kỹ năng khác. Có như vậy bạn mới trở thành một procurement chuyên nghiệp được.Những kỹ năng quan trọng nhất của một procurement Xem thêm: Logistics là gì? Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics

4. Nghề Procurement tại Việt Nam thường làm cho các loại hình doanh nghiệp nào?

Tại Việt Nam, nghề procurement hiện được các doanh nghiệp hết sức xem trọng. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì vị trí procurement giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu của các doanh nghiệp này, procurement sẽ đảm nhận việc mua sắm và quản lý ngân sách thu mua các loại nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị và các đồ đạc cần thiết cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất, procurement còn giúp doanh nghiệp mở rộng nguồn cung hàng hóa cũng như đảm bảo chất lượng nguồn cung với chi phí tốt nhất.

Sự phát triển đa dạng các ngành sản xuất và sự gia tăng mạnh mẽ các doanh nghiệp sản xuất đã tạo nên nhu cầu tuyển dụng cao. Điều này mở ra cơ hội việc làm phong phú cho những bạn theo học chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và những ngành có liên quan khác. Vì vậy hiểu rõ procurement là gì và có định hướng nghề nghiệp cụ thể sẽ giúp bạn có một sự nghiệp rực rỡ.

Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng procurement. Bạn có thể nhanh chóng tìm cho mình một việc làm phù hợp tại HRchannels.com. Tại đây bạn có thể ứng tuyển nhanh và tạo được lợi thế, ấn tượng tốt với những nhà tuyển dụng uy tín.

5. Các vị trí Procurement tiêu biểu

Lĩnh vực procurement mang đến cho bạn rất nhiều vị trí việc làm hấp dẫn. Sau đây là các vị trí procurement tiêu biểu bạn nên biết.

Nhân viên procurement: nhiệm vụ chính của vị trí này là đảm bảo các hàng hóa, dịch vụ được cung ứng đầy đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được duy trì ổn định.

Procurement Executive: chịu trách nhiệm giám sát các chiến lược và kế hoạch mua sắm của doanh nghiệp. Đồng thời xác định các yêu cầu kinh doanh, xây dựng quy trình đánh giá, đấu thầu nhà cung cấp nhằm đảm bảo tìm được nguồn cung ứng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ.

Senior Manager Procurement: đây là một vị trí quản lý cấp cao trong nghề procurement. Người này sẽ hỗ trợ Procurement Manager trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu mua. Đồng thời chịu trách nhiệm thúc đẩy hiệu quả việc tìm nguồn cung ứng, quản lý nhà cung cấp và các rủi ro liên quan đến nhà cung cấp, quản lý hợp đồng mua hàng để tối ưu hóa chi phí và đạt được hiệu suất mua hàng cao nhất.

Xem thêm  Rong tóc tiên - Bí mật của món ăn thượng hạng

Procurement Specialist: một chuyên viên thu mua phải đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ cần cho việc duy trì và phát triển sản xuất của doanh nghiệp được mua từ các nhà cung cấp uy tín và tuân thủ đúng các điều khoản đã thỏa thuận. Quan trọng nhất là họ phải mang lại lợi ích tối đa cho công ty qua việc thỏa thuận chi phí và thời gian giao hàng.

Procurement Supervisor: chịu trách nhiệm giám sát một nhóm các nhân viên procurement. Bên cạnh đó, họ còn phải tập trung phát triển chiến lược tìm nguồn hàng, làm việc tích cực với nhà cung cấp, phân tích chi phí, quản lý hậu cần và tìm cách giảm chi phí mua hàng.

Assistant Procurement Manager: hỗ trợ Procurement Manager trong công tác quản lý hoạt động thu mua và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Procurement Manager.

Procurement Manager: là người đứng đầu bộ phận thu mua. Có trách nhiệm quản lý quá trình thu mua của doanh nghiệp và điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận. Lĩnh vực procurement mang đến cho bạn rất nhiều vị trí việc làm hấp dẫn>>>> Có thể bạn quan tâm: Merchandise là gì? Tất tần tật về Nghề Merchandise

6. Mức lương các vị trí Procurement

Mức lương các vị trí procurement tại các doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình một nhân viên procurement sẽ có mức thu nhập từ 8-12 triệu / tháng. Nếu làm việc ở những vị trí quản lý mua hàng thì mức thu nhập bình quân vào khoảng 20-30 triệu / tháng.

Bạn có thể tham khảo mức lương phân theo cấp bậc dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về thu nhập trong lĩnh vực procurement:

– Mới tốt nghiệp: $470

– Nhân viên: $645

– Trưởng phòng: $1.437

– Giám đốc và cấp cao hơn: $2.683

Có thể thấy rằng, làm việc trong bộ phận thu mua của các doanh nghiệp bạn sẽ kiếm được mức thu nhập rất tốt. Hơn nữa, theo Uptalent được biết cơ hội thăng tiến với nghề procurement dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp rất rộng mở. Chỉ cần các bạn chăm chỉ, năng động và chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thì thành công sẽ ở trong tầm tay.

7. Một số mẫu mô tả công việc tuyển Procurement cho nhà máy lớn

Sau đây là một số mẫu mô tả công việc procurement tại các nhà máy lớn, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau mà Uptalent đã thu thập được:

7.1- Mô tả công việc procurement nhà máy sữa

7.2- Mô tả công việc Procurement ngành FMCG

7.3- Mô tả công việc procurement nhà máy sản xuất hàng điện tử

7.4- Mô tả công việc procurement nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được Procurement là gì rồi phải không nào? Hiện tại procurement là nghề có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm việc làm phù hợp thì đừng nên bỏ qua công việc procurement này nhé. Hy vọng bài viết này hữu ích cho những bạn đang trong quá trình lựa chọn và tìm kiếm việc làm. Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để khám phá những thông tin nghề nghiệp thú vị khác nhé!

Dịch vụ headhunter - Săn đầu người

HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.