81 lượt xem

 6 Cách chữa ù tai khi bị nước vào đơn giản hiệu quả

Bị nước vào tai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, khi bị nước vào tai, nếu là nước sạch thì thường ban đầu chỉ gây cảm giác khó chịu khi có dòng nước róc rách trong ống tai của mình. Tuy nhiên, nếu nước không phải nước sạch thì có thể gây ngứa ngáy, có thể gây kích ứng da vùng ống tai gây nóng rát, khó chịu.

Dù là nước sạch hay bẩn mà không được lấy ra và làm sạch thì khả năng cao sẽ gây viêm nhiễm. Ban đầu vi khuẩn trong nước sẽ sinh sôi gây viêm ống tai ngoài với cảm giác ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là những âm thanh lạ trong tai. Nếu để lâu nữa vi khuẩn đi qua lớp màng nhĩ vào tới tai giữa gây viêm và gây ù tai, đau tai, chảy định… Vì vậy cần có cách xử trí trong vấn đề nước vào tai để tránh hậu quả không đáng có.

6 cách chữa ù tai khi bị nước vào hiệu quả

Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào tai

Khi bị nước vào tai lâu ngày mà không được lấy ra kịp thời và không được làm sạch đúng cách lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm với những dấu hiệu sau:

Xem thêm  Cách chơi Oracle DOTA 2: Mẹo chơi và cách lên đồ chuẩn nhất

– Ngứa trong ống tai: cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở sâu bên trong tai. Vi khuẩn cùng cách chất gây viêm sẽ kích thích gây ngứa ngáy cho tai.

– Đỏ phần bên trong tai: Là hiện tượng đi kèm với ngứa. Đỏ có thể do ngứa gãi nhiều nhưng cơ chế chủ yếu của nó là các chất gây viêm làm giãn mạch đỏ da vùng tai bị nhiễm trùng

– Tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi: Đây là dấu hiệu thường thấy trong nhiễm trùng tai, là chất dịch tiết phản ứng của niêm mạc chống lại vi trùng tấn công cơ thể. Lâu dần dịch có thể đục có màu và mùi hôi.

– Đau và khó chịu: là cảm giác khi bị viêm tai, nhất là khi chạm vào vành tai hoặc ấn vào vùng sưng cạnh tai.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên thì rất có thể bạn bị nhiễm trùng do nước vào tai. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Cách phòng tránh nước vào tai

Do vấn đề nước vào tai cũng gây là một số khó chịu nên cần phòng tránh đúng cách:

– Không nên dùng tai nghe, nhất là loại nhét sâu vào tai khi đang đổ mồ hôi nhiều hay đi trời mưa.

– Khi dùng thuốc nhuộm tóc hoặc keo xịt tóc cần dùng nút bịt tai.

– Sử dụng nút tai khi bơi hoặc khi đi tắm. Đặc biệt khi bơi, bạn nên dùng mũ bơi để hạn chế nước vào tai. Chú ý tránh dùng nút tai khi tai còn đang ướt làm nước khó thoát ra ngoài gây tác hại.

Xem thêm  10 Cách kiếm 500 ngàn trong 1 ngày, 1 tuần nhanh nhất 2023

– Hạn chế dùng tăm bông để làm sạch tai: Nhiều người nghĩ tăm bông làm sạch tai nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng. Tăm bông dễ đẩy dị vật trong tai vào sâu bên trong mà đôi khi trong đó có nước khi tai còn ướt. Tăm bông cũng có thể làm xước dễ gây viêm nhiễm ống tai hơn.

– Lam khô tai sau khi bơi: sau khi bơi dù tắm bể bơi hay tắm biển cũng nên chú ý làm khô tai hơn. Bạn có thể nghiêng đầu sang bên và lắc lắc để loại bỏ nước tốt hơn. Một số người có ống tai đặc biệt làm gia tăng khả năng nước đọng trong tai cần chú ý hơn.

– Lấy ráy tai: đến bác sỹ để lấy ráy tai khi cảm giác ráy tai đã đầy gây giảm khả năng nghe.

Như vậy, chúng ta đã có một số xử trí đơn giản khi bị nước đọng trong tai. Trong cuộc sống thường ngày bản thân hoặc người quen gặp phải tình huống thì có thể xử trí dễ dàng. Ngoài ra, cũng có một số cách nhận biết tình trạng viêm tai khi bị nước vào tai như thế nào.

Tuy vậy, một số tình huống khó hay không thể lấy hết nước trong tai hoặc tiếp xúc với nước bẩn, ô nhiễm thì cần đến gặp bác sỹ để được xử trí kịp thời. Những trường hơp viêm tai cũng không nên xử trí tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Xem thêm  Cách Ghép Gà Chọi Trống Mái / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 8/2023 # Top Trend

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.