Bạn muốn phát triển và xây dựng kênh Youtube thân thiện với các thuật toán? Hay muốn biết cách làm youtube hiệu quả để thu hút người xem và giữ chân họ lại trên kênh của bạn?
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy 7 bước để tối ưu hoá nội dung video YouTube của mình ở mọi giai đoạn trong quy trình sản xuất video.
Cùng bắt đầu nào!
Bước 1 – Thiết kế Trang chủ
Thứ nhất: About tab – Mô tả
Phần lớn người dùng bình thường khi mới biết đến kênh của bạn, điều đầu tiên mà họ để ý đến chính là phần About (Mô tả kênh).
Tại đây bạn cần xây dựng kênh youtube để cho họ thấy:
- Kênh của bạn cung cấp những nội dung, thông tin hữu ích gì
- Thể loại video nào mà bạn hướng đến
- Tần suất bạn đăng video mới
- Các trang mạng xã hội để tìm hiểu thêm về bạn
- Và bất cứ điều gì để khiến một người lần đầu biết đến kênh của bạn thích thú và ấn Subscribe (Theo dõi)
Ví dụ:
Thứ hai: Channel Art – Ảnh bìa
“You never get a second chance to make a first impression” – Bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để lấy được ấn tượng lần đầu tiên.
Ảnh bìa sẽ là thứ đầu tiên “đập vào mắt” mọi người khi họ ghé thăm kênh Youtube của bạn, hãy đảm bảo là nó đã được trang hoàng lộng lẫy hoặc ít nhất là đầu tư công sức một chút.
Ảnh bìa Youtube có một đặc thù là không dễ dàng căn chỉnh như các mạng xã hội khác, nó được fix cứng theo một kích thước cố định, thường tối thiểu là 2048 x 1152 pixel cho một hình ảnh tải lên.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách tạo, căn chỉnh, kích thước cụ thể ảnh bìa Youtube tại bài viết của Youtube Help.
Để có được ảnh bìa hoàn hảo cho kênh Youtube, chắc hẳn bạn sẽ cần nhờ đến sự trợ giúp của một số công cụ đắc lực như: Adobe Photoshop, Canva, Snappa,…
Thứ ba: Channel Icon – Biểu tượng kênh
Channel Icon hay thông dụng hơn được biết đến chính là ảnh Avatar.
Bức ảnh này đại diện cho “dấu chân” của bạn trên mọi “nẻo đường”, nó xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi trên Youtube:
- Trang chủ Youtube
- Trong Search Results (Kết quả tìm kiếm)
- Mục Subscription (Kênh đăng ký)
- Phần Video Comments (Bình luận)
- Cột Featured Channels
- Related Channels
Vậy nên hãy chắc chắn biểu tượng kênh của bạn thật dễ nhìn, độc nhất và rõ ràng. Giúp người dùng dễ dàng nhận diện ra kênh của bạn dù hình ảnh này xuất hiện ở bất cứ đâu.
Bước 2 – Nghiên cứu Từ khoá
Khi mới bắt đầu kế hoạch xây dựng kênh Youtube và chưa ai biết đến bạn, bạn dồn tất cả tâm huyết để dựng một đoạn video thật hoàn hảo, bài bản, ngoài sức tưởng tượng nhưng nếu.. chẳng ai tìm ra chúng, thì mọi thứ cũng “đổ sông đổ bể”.
Đơn giản nhất, hãy bắt đầu với những từ khoá đang được nhiều người dùng tìm kiếm trên Youtube, bằng cách sử dụng: Youtube Auto-Complete.
Rất dễ dàng để nhận thấy, khi bạn nhập bất kỳ cụm từ nào vào thanh tìm kiếm trên Youtube, nó ngay lập tức gợi ý cho bạn những từ khoá liên quan – Tính năng này được gọi là Auto-Complete.
Một điều thú vị ở đây là chức năng Auto-Complete được thiết kế để chỉ đưa ra những cụm từ khoá đang được tìm kiếm nhiều nhất.
Vậy nên hãy bắt tay vào “lựa” những từ khoá phù hợp với ý tưởng mà bạn sắp làm video và chuẩn bị bùng nổ!
Bước 3 – Kịch bản Video
Nhiều Youtuber khi ngồi trước máy quay thường khá bối rối và bí ý tưởng, là bởi vì họ đang hoàn toàn freestyle, không có sẵn kịch bản chuẩn bị cho những gì lên hình – điều này thật tồi tệ.
Thử đặt mình vào vị trí của người xem, chúng ta đều muốn tối đa hoá thời gian trải nghiệm trên Youtube dù là đang học tập, giải trí hay xem tin tức vu vơ.
Hơn hết, Youtube lại ngày đêm tối ưu hoá để thu hút người dùng bằng cách gắn những video hấp dẫn, nổi bật ở khắp mọi nơi.
Cho nên nếu một video hoàn toàn không có điểm nhấn hay một chút lôi cuốn nào, hay có thể còn lan man và dài dòng, ngay lập tức bạn trao quyền cho người dùng “say goodbye” với kênh của bạn ngay từ khoảnh khắc đó.
Do vậy, nếu bạn không phải là một người giỏi ăn nói và có khả năng trình bày khéo léo trước ống kính thì tốt nhất vẫn nên chuẩn bị cho mình một bản phác thảo kịch bản hoặc một dàn ý chi tiết những điều cần truyền đạt.
Với các bạn mới bắt đầu xây dựng kênh Youtube cho doanh nghiệp, bạn chưa muốn thuê dịch vụ bên ngoài có thể học qua khoá đào tạo Phát triển Ý tưởng của chính Youtube – nó hoàn toàn miễn phí.
Bước 4 – Tối ưu SEO
Vậy là sau khi có một chiếc video dựa trên nhóm từ khoá được nhiều người dùng tìm kiếm, phác thảo kịch bản, quay và dựng khung hình một cách chỉn chu.
Bạn đang cực kỳ nóng lòng muốn đăng lên ngay lập tức để thể hiện thành quả của mình tới với người xem, nhưng hãy khoan, cùng ngồi lại và tối ưu một chút đã.
Thứ nhất: Đặt từ khoá vào Video Title
Bất cứ ở đâu cũng vậy, tiêu đề luôn là yếu tố đầu tiên quyết định đến thiện cảm của người dùng hay ở đây là Youtube dành cho bạn.
Hãy đảm bảo cụm từ khoá chính xác nằm trong tiêu đề của bạn, cũng đừng quên nhấn nhá câu từ kích thích trí tò mò của người xem.
Thứ hai: Sử dụng từ khoá 2-3 lần trong Description
Bước này không có gì khó khăn, viết mô tả một cách bình thường (tầm 100 – 200 từ) và thấy chỗ nào hợp lý thì “rắc” từ khoá vào.
Thứ ba: Sử dụng Keyword-rich tags
Khi sử dụng các thẻ tag, hãy đơn giản nhất có thể.
Dùng từ khoá chính của bạn làm thẻ tag đầu tiên, sau đó dùng các từ đồng nghĩa/chủ đề liên quan khác mô tả đúng những điều bạn đề cập đến trong video.
Bước 5 – Thêm Bình luận
Một vài nghiên cứu về thuật toán Youtube đã chỉ ra rằng những video có nhiều lượt bình luận sẽ được ưu ái thứ hạng cao hơn hẳn các video cùng chủ đề trong bảng kết quả của Youtube.
Chính Youtube cũng đã thừa nhận điều này: “Những video có nhiều lượt bình luận thể hiện rằng chúng rất lôi cuốn người xem.”
Vậy là đến comments cũng đóng những vai trò quan trọng nhất định, giờ làm sao để thu hút được nhiều người dùng bình luận vào video của bạn hơn:
Thứ nhất: Hỏi ý kiến mọi người
Nếu thường xuyên xem Youtube bạn sẽ không còn thấy xa lạ khi có nhiều Youtuber gần kết thúc video thường có thói quen hỏi người xem của mình như:
- “Ý kiến của bạn thế nào, hãy cho mình biết bằng cách để lại bình luận ở phía bên dưới nhé.”
- “Các bạn nghĩ sao, hãy comment cho mình biết đâu là lựa chọn của các bạn.”
- “Nếu các bạn muốn mình làm thêm về những chủ đề nào hãy comment ở phía dưới, mình sẽ cố gắng đọc và trả lời hết.”
- “Giữa A và B các bạn sẽ chọn cái nào, hãy đưa ra ý kiến của bạn ở phần bình luận dưới video này nhé.”
Câu hỏi càng cụ thể, bạn càng dễ dàng nhận được sự đóng góp của người xem. Mọi người thường có xu hướng muốn lựa chọn trong các đáp án chứ không muốn phải tự nghĩ ra điều mình cần làm.
Đây chính là một tips hay khi xây dựng kênh Youtube cho doanh nghiệp để “câu” thêm nhiều tương tác phía dưới phần bình luận của bạn.
Thứ hai: Sử dụng Pinned Comment – Đính bình luận
Hãy viết một câu nói đầy hứng khởi hoặc ghi lại câu hỏi phía trên hoặc bất cứ điều gì bạn cảm thấy sẽ nhận được sự ủng hộ của người xem vào phần bình luận, sau đó tự đính chúng ở vị trí trên cùng.
Ví dụ:
Thứ ba: Trả lời bình luận
Một cách nữa để thu hút thêm bình luận mà bạn có thể làm luôn là đơn giản hãy: cố gắng phản hồi lại nhiều bình luận nhất có thể, trong 48 tiếng đầu tiên.
Điều này không chỉ giúp cuộc hội thoại tiếp tục diễn ra mà đôi khi còn giúp bạn tăng thêm lượt theo dõi nhờ lấy được thiện cảm của người xem.
[optin-monster slug=”ed1cuvaagrj2m1la25i8″]Bước 6 – Thêm Subscribers
Làm thế nào để chạm đến mốc cán đầu tiên 1,000 Subscribers hay từ 1,000 tăng thành 100,000 lượt đăng ký kênh và nhiều hơn thế nữa.
Dưới đây là 2 chiến lược phát triển kênh Youtube cơ bản sẽ giúp bạn đạt được những con số Subscriber đó một cách nhanh chóng và bền vững:
Chiến lược 1: Tập trung vào chất lượng
Rất nhiều các chuyên gia Youtube chỉ ra rằng bạn cần đăng thật nhiều video với tần suất liên tục để duy trì sự phổ biến cho kênh của mình, nhưng điều này không đúng.
Thực tế chỉ ra rằng, đang có tới hơn 400 giờ video được đăng tải mỗi phút trên Youtube.
Thế giới không quan tâm bạn đăng tải thường xuyên như thế nào, cung cấp nhiều nội dung ra sao, họ chỉ cần biết nội dung bạn mang lại có giá trị và cuốn hút họ hay không.
Điển hình như trường hợp của 1977 Vlog:
Kênh này đã thu hút tới 1,96 triệu lượt theo dõi chỉ với vỏn vẹn 7 video, độ dài mỗi video chỉ chừng 4-6 phút. Một minh chứng sống cho việc “chất lượng đè bẹp số lượng” trong cách xây dựng kênh Youtube.
Chiến lược 2: Tối ưu End-Screen
End-Screen là một tính năng được Youtube ra mắt vào hồi tháng 05/2017, cho phép các Youtuber thêm những Video/Playlist gợi ý vào 20s cuối video của mình.
Bạn nên dành một khoảng End-Screen để đặt nút Subscribe thật to – rõ ràng, bởi sau khi đã kết thúc hành trình xem video trên kênh của bạn, thật dễ dàng để “mồi” người dùng nhấn đăng ký kênh ở ngay phía cuối video.
Bước 7 – Tăng thời lượng phiên
Sau khi kênh Youtube của bạn bắt đầu có được sức hút nhất định, giờ là lúc đưa mọi thứ lên một tầm cao mới. Cụ thể, đã đến lúc tập trung vào Thời lượng phiên!
Thời lượng phiên là một khái niệm đặc thù khác so với thời gian xem hay thời gian trên trang, bởi:
Thời lượng phiên đo lường khoảng thời gian mà ai đó dành cho toàn bộ nền tảng Youtube trong một lần truy cập.
Theo Youtube: “Nếu nội dung của bạn có thể khiến người xem ở lại càng lâu trên Youtube thì video của bạn sẽ càng có được sự phổ biến.”
Đây là 2 cách để bạn có thể tối ưu thời lượng phiên trên kênh của mình:
Thứ nhất: Sử dụng tính năng Next-Video trong End-Screen
Ngoài việc để một nút Subscribe to bự như đã đề cập ở trên, hãy gợi ý thêm các video tiếp theo (cùng chủ đề hoặc có liên quan) trong phần End-Screen để dẫn dắt người dùng xem tiếp các video của bạn.
Thứ hai: Tạo các Playlist
Lợi ích của Playlist thì khỏi phải bàn đến, nó giúp các các video tự động phát liên tiếp lần lượt từng video này đến video khác – đây cũng là cách nhanh nhất để “boost” thời lượng phiên cho kênh của bạn.
Nhưng khác với cách xây dựng Playlist thông thường, bạn nên xây dựng một Power Playlist: chứa một lộ trình các video và ra được một outcome khi kết thúc chuỗi video này.
Như vậy sẽ khiến người dùng theo dõi tuần tự hết các video của bạn và đạt được kết quả họ mong muốn.
Bonus Tips
Youtube Studio – Đây là khu vực chỉ nên sử dụng khi bạn đã có ít nhất vài trăm Subscribers và đảm bảo hoàn toàn thành thục những kỹ thuật ở trên.
Đầu tiên, phần Analytics: đây là nơi sẽ cho bạn thấy những Nguồn Traffic lớn nhất – lượt view của bạn đến từ đâu, khu vực nào trên Youtube bạn còn chưa tối ưu và tận dụng.
Tiếp theo, mục Videos: bạn sẽ trông thấy ngay được những “điểm rơi” – nơi người dùng có xu hướng dừng/bỏ video của bạn.
Sau khi nghiên cứu kỹ càng, những mục này sẽ cho bạn thấy đâu là điểm cần cải thiện, phần nào cần loại bỏ, từ đó sẽ giúp bạn ngày càng phát triển kênh Youtube của mình hướng tới người dùng nhiều hơn nữa.
Xem thêm bài viết:
- 8 bước thăng hạng YouTube hiệu quả từ SEONGON
- 5 lợi ích của quảng cáo Youtube với doanh nghiệp nhỏ
- 7 bước SEO ảnh lên Top Google đơn giản
- 7+ bước xác minh Google Maps đơn giản nhanh chóng
Kết luận
Giờ thì bạn đã có trong tay bộ chiến lược xây dựng Youtube hoàn chỉnh, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra xem kênh Youtube của mình còn thiếu sót ở đâu, nên áp dụng kỹ thuật nào thì sẽ phù hợp trước tiên.
Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách làm youtube hiệu quả thì hỏi ngay ở phần bình luận phía dưới để được đội ngũ SEONGON giải đáp cực nhanh.
Cũng đừng quên luôn cập nhật và theo dõi Blog Kiến thức NGON để không bỏ lỡ những xu hướng và kỹ thuật SEO mới nhất nhé. Hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn dịch vụ SEO phù hợp với chiến lược doanh nghiệp,
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.