Mỗi khi đến ngày đèn đỏ, không ít các bạn nữ đều trải qua cảm giác đau bụng kinh. Tình trạng này khiến chị em gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Xem ngay nguyên nhân và 5 cách giảm đau bụng kinh sau đây nhé!
1 Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh nguyên phát
Bình thường khi cơ của thành tử cung bị co bóp, sẽ gây đau bụng kinh. Những cơn đau này thường nhẹ đến mức hầu hết phụ nữ không thể cảm nhận được.
Trong kỳ kinh nguyệt, thành tử cung co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra như một phần của kỳ kinh. Khi đó, thành tử cung sẽ đè lên các mạch máu, làm giảm hoặc tắc nghẽn lượng máu đến tử cung của bạn, đồng nghĩa với việc tử cung của bạn thiếu oxy.
Nếu không có oxy, các mô trong tử cung của bạn sẽ tiết ra các chất hóa học gây ra cơn đau. Đồng thời cũng sản sinh ra một chất hóa chất khác được gọi là prostaglandin. Những điều này kích thích cơ tử cung co bóp nhiều hơn, làm tăng mức độ đau hơn nữa trong chu kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau này được gọi là đau bụng kinh nguyên phát và thường phát triển trong vòng 6 đến 12 tháng kể từ khi bạn gái có kinh lần đầu.
Đau bụng kinh nguyên phát thường trong vòng 6 đến 12 tháng kể từ khi bạn gái có kinh lần đầu
Đau bụng kinh do các tình trạng bệnh lý (thứ phát).
Tình trạng này ít phổ biến hơn, đau bụng kinh có thể do một tình trạng bệnh lý có từ trước.
Đau bụng kinh liên quan đến một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ, đặc biệt từ 30 đến 45 tuổi.
Các bệnh lý có thể gây ra đau bụng kinh bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Bệnh viêm vùng chậu.
- U tuyến.
Đau bụng kinh do các dụng cụ tránh thai
Một số trường hợp khác, sau khi bạn đặt dụng cụ tử cung (IUD) để ngừa thai có thể gây ra đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên sau khi đặt.
Nếu bạn cảm thấy sự thay đổi trong kiểu đau bụng kinh so với những chu kỳ trước, bạn có thể nghĩ đến tình trạng bệnh lý hoặc vòng tránh thai. Ví dụ, cơn đau có thể nghiêm trọng hơn hoặc có thể kéo dài hơn nhiều so với bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng bất thường khác như:
- Kinh nguyệt không đều.
- Chảy máu giữa các kỳ kinh.
- Dịch tiết âm đạo đặc, có màu khác lạ hoặc có mùi hôi.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Nếu bạn có một trong bất kỳ triệu chứng nào của đau bụng kinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được nhận lời khuyên đúng nhất cho sức khỏe của bạn.
2Cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Chườm nóng
Chườm nóng vùng bụng và lưng dưới có thể giảm đau. Một nghiên cứu gộp của Junyoung Jo và cộng sự năm 2018 cho kết quả rằng liệu pháp chườm nóng có hiệu quả hơn so với giả dược hoặc acetaminophen (paracetamol) và có hiệu quả điều trị đau bụng kinh tương đương với NSAIDS. Nó cũng có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu khác để có số liệu rõ ràng hơn. [1]
Bạn có thể sử dụng bình nước nóng hoặc túi chườm, hãy tắm nước ấm và dùng khăn nóng. Hoặc, bạn có thể làm đệm sưởi của riêng mình:
- Cắt và khâu hai mảnh vải lại với nhau, kích thước tùy bạn, chừa một lỗ ở trên cùng.
- Đổ đầy gạo chưa nấu chín và khâu cái lỗ lúc nãy bạn chừa lại.
- Cho vào lò vi sóng (hoặc bếp than) trong vài phút đến nhiệt độ mong muốn. Lưu ý bạn không nên để túi quá nóng.
- Để nguội nếu cần hoặc quấn miếng đệm lót tự chế của bạn trong một chiếc khăn để giảm sức nóng. Sử dụng lại khi cần thiết.
Mát xa với tinh dầu
Liệu pháp xoa bóp trong khoảng 20 phút có thể góp phần giúp bạn giảm đau.
Liệu pháp mát xa cho kỳ kinh nguyệt bao gồm việc đưa tay di chuyển quanh bụng, bên hông và lưng, đồng thời ấn vào các điểm cụ thể.
Thêm tinh dầu có thể tăng hiệu quả của liệu pháp này. Năm 2018, Myeong Soo Lee cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về giả thuyết này. Kết quả cho thấy liệu pháp xoa bóp và sử dụng tinh dầu có thể giảm đau bụng kinh. [2]
Một số loại tinh dầu có thể giúp ích bao gồm:
- Hoa oải hương.
- Bạc hà.
- Hoa hồng.
- Thì là.
Bạn có thể mua một dầu xoa bóp thơm với các thành phần tương tự hoặc tự làm.
Cách làm: pha loãng tinh dầu với dầu thực vật theo tỷ lệ (1 giọt tinh dầu : 1 muỗng cà phê dầu thực vật)
Ngoài ra, tinh dầu còn giúp bạn giảm triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.
Uống trà thảo mộc
Các biện pháp thảo dược này có chứa các hợp chất chống viêm và chống co thắt có thể làm giảm các cơn co thắt và sưng cơ do đau bụng kinh.
- Trà hoa cúc: Năm 2012, Janmejai và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng của trà hoa cúc và cho kết quả: hoa cúc khô có chứa nhiều terpenoit và flavonoit có tác dụng giảm đau bụng kinh, trị chứng rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, v.v… Bạn có thể uống hai tách trà mỗi ngày và uống 7 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng hằng tháng để có sức khỏe tốt hơn. [3]
- Rau thì là: Năm 2020, Hye Won Lee và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu gộp cho kết luận thì là một loại thảo dược chữa đau bụng kinh nguyên phát hiệu quả. Bạn có thể uống 1000mg trong 5 ngày và bắt đầu uống trước khi có kinh 2 ngày. [4]
- Hạt cây thì là: Một nghiên cứu năm 2012 do Shabnam đã cho thấy hạt cây thì là có chứa tinh chất Foeniculum vulgare – có tác dụng chữa đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt là đối với các bạn nữ từ 15-24 tuổi. Bạn có thể uống 30mg chiết suấ thì là vào ngày đầu tiên của chu kỳ. Uống 4 lần/ngày và trong 3 ngày liên tiếp. [5]
- Quế: Năm 2015 một nghiên cứu được thực hiện trên 76 nữ sinh, cho kết quả: quế là một phương pháp chữa đau bụng kinh, cường kinh, buồn nôn và nôn ở phụ nữ trẻ rất an toàn và hiệu quả. Cách dùng: Viên chứa 840 mg quế, uống 3 lần/ngày trong 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh. [6]
- Gừng: Năm 2009, Ozgoli làm một nghiên cứu so sánh tác dụng của gừng, axit mefenamic và ibuprofen. Kết quả cho thấy gừng có hiệu quả tương tự như axit mefenamic và ibuprofen trong việc giảm đau ở phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát. Bên cạnh đó, gừng còn giúp giảm triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh. Cách dùng: Nghiền một miếng gừng nhỏ cho vào nước nóng để uống.[7]
- Chiết suất vỏ cây thông biển Pháp (Pycnogenol): Nghiên cứu của tác giả Nobutaka năm 2008 trên 116 phụ nữ từ 18-48 tuổi cho kết quả Pycnogenol có hiệu quả đối với đau bụng kinh. Tác dụng này kéo dài ngay cả sau khi ngừng sử dụng. Cách dùng: Uống 1 viên nén chứa 60mg chiết suất từ vỏ cây thông biển mỗi ngày trong chu kỳ của bạn. [8]
Nước gừng ấm có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả
Kiêng ăn thực phẩm gây đầy hơi và giữ nước
Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên tránh các thực phẩm như: đồ ăn nhiều chất béo, rượu bia, đồ uống có ga, cafein, thức ăn mặn. Thay vào đó, bạn nên uống trà gừng mật ong, chanh nóng, trà bạc hà, nước đậu đỏ, ăn các trái cây như dâu tây hoặc quả mâm xôi.
Dùng thuốc không kê đơn
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc giảm đau không kê đơn được khuyến nghị cho những trường hợp đau bụng kinh và chảy máu kinh nhiều (Aceclofenac và Naproxen).
Những loại thuốc này giúp giảm sản xuất prostaglandin của cơ thể, có tác dụng giúp giảm đau cầm máu.
Cách dùng: Aceclofenac 100mg, uống 1 viên/lần, 1-2 lần/ngày. Naproxen 250 – 500mg, uống 1 viên/lần, 2 lần mỗi ngày (tổng liều tối đa 1.000 – 1.250mg/ngày). [9]; [10]
Bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc để giúp giảm cơn đau
3Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu bạn nên đi gặp bác sĩ
Bạn có thể bị đau thắt hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Nếu triệu chứng chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh thì nhiều khả năng là bình thường và bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể:
- Cơn đau kéo dài hơn 2 ngày.
- Đau không giảm khi bạn đã uống thuốc.
- Cơn đau làm ảnh hưởng đến các chất lượng sống của bạn.
- Đau khi đi vệ sinh.
- Bạn bị đau ở vùng xương chậu ngay khi bạn không có kinh.
- Đau mỗi lần bạn quan hệ tình dục.
- Bạn có đặt dụng cụ tử cung (IUD).
Nếu tình trạng đau của bạn kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ
Quá trình chẩn đoán bệnh
- Gặp bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ sẽ thăm khám vùng chậu cho bạn.
- Bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, nội soi tử cung,…
- Kê đơn thuốc tránh thai: Thuốc có thể làm dịu cơn đau trong kỳ kinh nguyệt vì có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung và giảm lượng prostaglandin mà cơ thể bạn tiết ra. Nếu bạn không uống được thuốc tránh thai, bạn có thể thay thế bằng que cấy tránh thai hoặc thuốc tiêm.
Các bệnh viện có dịch vụ khám phụ khoa uy tín tại TPHCM
- Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Hùng Vương
- Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM
4Cách phòng ngừa đau bụng kinh
Chế độ ăn lành mạnh
- Thực phẩm ít chế biến, nhiều chất xơ như đu đủ, gạo lứt, quả óc chó, hạnh nhân và hạt bí ngô, dầu ô liu và bông cải xanh, thịt gà, cá và các loại rau xanh, hạt lanh,…
- Bổ sung chất boron như bơ, bơ đậu phộng, mận khô, đậu xanh, chuối,v.v…
- Uống nhiều nước, đặc biệt các loại nước rau củ như rau diếp, rau cần tây, dưa leo, dưa hấu, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi.
- Bổ sung canxi từ các sản phẩm như sữa, hạt mè, quả hạnh, lá rau xanh.
Tập thể dục
Có thể bạn sẽ không cảm thấy hứng thú với việc tập thể dục, nhưng tập thể dục sẽ giúp giải phóng endorphin. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 cho thấy việc thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu có thể cải thiện chứng đau bụng kinh nguyên phát, giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau. [11]
Hoạt động vừa phải như đi bộ có thể có lợi trong kỳ kinh nguyệt thay vì hoạt động gắng sức hơn. Các bài tập yoga cũng giúp giảm đau bụng kinh.
Trên đây là một số cách có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả. Bạn hãy thử trải nghiệm và chia sẻ cho gia đình, bạn bè nếu thấy bổ ích. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì hãy comment bên dưới nhé!
Nguồn: Oxford, Medicines, Drugs, Webmd, Modernfertility, Healthline, Pubmed, Liebertpub
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.