118 lượt xem

Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?

Bản thân mỗi người là một mảnh ghép của xã hội, cùng nhau hợp tác và gây dựng nên một môi trường sống tươi đẹp. Giữa mọi người với nhau cần có sự gặp gỡ và tương tác để cùng hoà hợp trong cùng một môi trường. Đối với trẻ em thì kỹ năng này càng cần thiết hơn nữa! Dưới đây là các phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hòa nhập mà bạn có thể tham khảo.

Thế nào là hoà nhập?

Hoà nhập chính là lối sống vui vẻ, hoà đồng, không chủ ý gây xích mích với những người xung quanh. Ngoài ra hòa nhập còn được thể hiện qua hành động tham gia các hoạt động chung nhằm gắn kết mối quan hệ của một tập thể.

Môi trường sống ảnh hưởng tới sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non.
Hoà nhập chính là lối sống vui vẻ, hoà đồng, không chủ ý gây xích mích với những người xung quanh

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hoà nhập và đánh mất bản thân. Hai quan niệm này chỉ lệch một chút là đã mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Hoà nhập ở đây là mang những thứ bản thân mình có cùng tham gia, chia sẻ để mang lại nhiều điều tích cực cho cộng đồng, không phải là bắt chước hoàn toàn theo những người khác, thay đổi tính cách, suy nghĩ của mình theo họ. Hãy hiểu đúng để “hòa nhập chứ không hoà tan”.

Tại sao cần thiết phải có kỹ năng sống hoà nhập trong cuộc sống?

Kỹ năng sống hòa nhập rất cần thiết bởi trong xã hội vì đây là một trong những kỹ năng để một người có thể làm việc và học tập chung với những người xung quanh, là nền tảng để một cộng đồng cùng nhau phát triển. Từ đó có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống, giúp bản thân có thể tạo ra các cơ hội, những mối quan hệ, tình cảm bền vững.

Ngoài ra, khi sống hòa nhập với mọi người sẽ giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, tự ti và hướng đến nhiều điều tích cực hơn. Từ đó là tạo được niềm vui, tinh thần lạc quan, kích thích sự hiệu quả trong các công việc và học tập.

Khi có kỹ năng hòa nhập, bạn sẽ có thể dễ dàng bắt chuyện và nói chuyện với mọi người. Từ đó giúp bản thân nhanh chóng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Đồng thời khi bạn là người dễ hòa nhập, bạn sẽ có những cơ hội để học tập, học hỏi các kiến thức thú vị từ những người xung quanh. Đây cũng chính là bàn đạp để bạn có thể phát triển nhiều kỹ năng khác và đem lại nhiều cơ hội thành công trong tương lai.

Xem thêm: 5 khóa học kỹ năng sống cho học sinh cấp 3 THỰC TẾ và BỔ ÍCH NHẤT

Tại sao một số người lại khó hòa nhập hơn người khác?

Nhiều người có tính tình cởi mở, vui vẻ nên rất dễ hòa nhập với các môi trường khác nhau. Nhưng bên cạnh đó lại có những người khó hòa nhập hơn bởi nhiều lý do:

  • Cảm giác tự ti về bản thân: Nhiều người có xuất thân trong gia đình khó khăn hoặc cảm thấy bản thân không bằng người khác về học vấn, ngoại hình, khả năng của bản thân,… nên bản thân họ sợ bị bị người chê bai, không tôn trọng nên tự thu về một góc riêng của mình. Đôi khi họ ao ước có những thứ như của người khác nhưng không được, sẽ buồn và tìm cách trốn tránh đi cảm giác ấy.
  • Bị ảnh hưởng bởi một số bệnh tâm lý: Có những trường hợp nhiều người mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ, họ chịu những đả kích hoặc trải qua những nỗi sợ hãi cho nên họ không giao tiếp và tự mình tách biệt với người khác.
  • Cũng có những trường hợp người bình thường nhưng họ vẫn ngại khi ở môi trường mới lạ. Nguyên do bởi họ thiếu kỹ năng sống hoà nhập và các kỹ năng mềm. Họ ngại nói chuyện với người lạ hoặc sợ khi đứng Trước đám đông, khả năng truyền tải và giọng nói cũng trở thành điều ngăn cản mọi người cởi mở hơn.
  • Một lý do cũng xảy ra ở một số ít người chính là bởi sự ích kỷ của riêng họ. Đôi lúc họ cho rằng bản thân mình xuất sắc hơn và không muốn chia sẻ điều gì với người khác.
  • Đa phần nhiều người khó hòa nhập với xã hội do ở bản thân họ mang nhiều suy nghĩ tiêu cực. Họ sợ nhiều thứ lạ lẫm ngoài xã hội, đôi khi họ sợ chính bản thân họ không làm, sợ bị lừa dối, sợ nguy hiểm,…Những điều này làm họ càng ngày càng bị tách biệt nhiều hơn.
Xem thêm  3 cách hack trò chơi khủng long Chrome một cách đơn giản
Đa phần nhiều người khó hòa nhập với xã hội do ở bản thân họ mang nhiều suy nghĩ tiêu cực
Đa phần nhiều người khó hòa nhập với xã hội do ở bản thân họ mang nhiều suy nghĩ tiêu cực

Trẻ em có cần thiết được giáo dục để hòa nhập không?

Không phải chỉ riêng người lớn mà trẻ em cũng rất cần có kỹ năng sống hoà nhập. Đối với trẻ em, hòa nhập có phạm vi trong các nhà trẻ, lớp học, các câu lạc bộ,… Với trẻ nhỏ, tất cả các cộng đồng khác ngoài gia đình đều xa lạ và đều là những trải nghiệm mới, sự rụt rè là điều không thể tránh khỏi. Những đứa trẻ lanh lợi ở tuổi này sẽ thường được chú ý, được nhiều bạn bè yêu mến và các mối quan hệ cũng rộng hơn so với những trẻ trầm tính. Không chỉ vậy, sự hoà nhập còn khuyến khích trẻ tương tác, hoạt động nhóm,… giúp các kỹ năng xã hội như giao tiếp sẽ có cơ hội được rèn luyện, từ đó thúc đẩy nhận thức và tư duy của trẻ – đây chính là bản lề để con trẻ phát triển toàn diện.

Do vậy kỹ năng sống hòa nhập ở trẻ là cần thiết được giáo dục!

Các bạn nhỏ rất vui vẻ, tập trung tham gia buổi đào tạo
Không phải chỉ riêng người lớn mà trẻ em cũng rất cần có kỹ năng sống hoà nhập

Xem thêm: 20+ kỹ năng sống dành cho học sinh để phát triển TỐI ƯU NHẤT

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng sống hoà nhập?

Đồng cảm và biết giúp đỡ, chia sẻ

Đặt bản thân vào trường hợp của người khác, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người xung quanh là cách để bản thân sống hòa nhập hơn. Khi ấy bạn có thể hiểu được cảm nhận của người xung quanh và tìm được những điểm tương đồng, giúp mối quan hệ phát triển tốt hơn.

Những trẻ tự ti về bản thân luôn mang trong mình nỗi lo sợ không được người khác đánh giá cao, sợ không được chấp nhận. Tuy nhiên chỉ cần bản thân trẻ mở lòng, cùng chia sẻ và giúp đỡ người khác thì những người xung quanh chắc chắn sẽ dễ dàng hỗ trợ và hòa nhập với mọi người tốt hơn.

Đối với những trẻ khó hòa nhập, ba mẹ hãy tạo cơ hồi cho bé gặp gỡ, giúp đỡ mọi người nhiều hơn để trẻ biết đồng cảm và chia sẻ
Đối với những trẻ khó hòa nhập, ba mẹ hãy tạo cơ hồi cho bé gặp gỡ, giúp đỡ mọi người nhiều hơn để trẻ biết đồng cảm và chia sẻ

Đối với những trẻ khó hòa nhập, ba mẹ hãy tạo cơ hồi cho bé gặp gỡ, tìm hiểu về những trường hợp khó khăn, để khơi dậy tình cảm và mong muốn giúp đỡ người khác, cũng như giúp đỡ chính bản thân mình.

Tự tin hơn

Trong cuộc sống có rất nhiều người thiếu tự tin, có thể trước đây học gặp những tình huống xấu hổ, bị bạn bè đồng nghiệp cười chê nên đã tạo thành những nỗi sợ. Hãy đối mặt với nỗi sợ đó, tìm cách giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Bên cạnh đó hãy mở lòng với người xung quanh và tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.

Người ta hay nói khi bạn đẹp nhất chính là khi bạn tự tin về bản thân mình. Đối với các bé cũng vậy, khi bé tự tin hoặc tự hào về điểm gì đó ở bản thân thì sẽ vui vẻ, mong muốn chia sẻ những thứ đó với bạn bè, góp phần làm gắn kết các mối quan hệ hơn.

Để tập cho bé tự tin hơn, ba mẹ nên cho bé tham gia nhiều chương trình, gặp gỡ nhiều người hơn để bé dần dần quen với việc đứng trước đám đông. Bên cạnh đó cũng đừng quên khen ngợi, động viên để bé tin vào bản thân mình hơn.

Xem thêm: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm có phải là một không? – Giải đáp

Hoà nhập nhưng vẫn tôn trọng cái riêng của bản thân

Khi tiếp xúc với một môi trường mới, nhiều người thường có suy nghĩ nên thay đổi để giống với số đông. Tuy nhiên, hãy biết phân biệt những điểm tốt, tích cực để học hỏi, biến nó thành kiến thức của bản thân, không nên thay đổi tất cả, làm mất cái riêng của bản thân.

Nhiều người có kỹ năng sống hòa nhập tốt nhưng cũng nên nhớ “hoà nhập chứ không hoà tan”. Trẻ em cũng có nét riêng của bản thân, cùng điều chỉnh cho phù hợp với môi trường chung nhưng có nhiều vấn đề nên giữ riêng cho mình, ba mẹ nên nhắc nhở con không nên đua đòi hoặc bắt con phải giống một ai đó.

Chú ý kết hợp cả rèn luyện giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trẻ em là một lứa tuổi thường thích học theo, muốn có những thứ giống bạn bè, vì vậy ba mẹ nên nói cho bé biết những việc bé có thể làm và không nên làm

Biết lắng nghe

Một kỹ năng rất cần thiết ngoài xã hội chính là biết lắng nghe. Bạn mạnh dạn chia sẻ với người khác, học sẽ trân trọng nhưng nếu bạn biết lắng nghe họ sẽ còn trân trọng bạn hơn nữa. Lắng nghe để nhìn nhận, đánh giá người xung quanh cũng như các vấn đề và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Lắng nghe cũng chính là rút ra những kinh nghiệm và bài học cho riêng bản thân mình.

Trong cuộc sống, người nào càng biết lắng nghe càng học hỏi được nhiều và tránh khỏi những rắc rối không đáng có. Lắng nghe là quy tắc cơ bản trong một cuộc đối thoại, những người xung quanh sẽ cảm thấy có ấn tượng và dành cho bạn sự tôn trọng như cách bạn làm với họ. Nếu muốn góp ý hay phản bác, hãy chờ người khác nói xong sau đó sẽ góp ý nhẹ nhàng, tránh gây khó chịu cho người khác.Các bé nên học cách biết lắng nghe ngày từ nhỏ, hãy tập cho bé thói quen khi người lớn chỉ dạy thì bé cần nghiêm túc lắng nghe. Điều này vừa thể hiện sự lịch sự, lễ phép, lắng nghe để tiếp thu kiến thức được người khác chỉ dẫn cho mình. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên lắng nghe những câu chuyện vui của con ở trên lớp, cũng như vấn đề khó khăn bé đang gặp phải để hỗ trợ bé tốt hơn.

Xem thêm  Gợi ý 20 cách buộc tóc đẹp để đi học, đi làm đơn giản cực xinh

Mở lòng và chia sẻ

Trong một đám đông, người có tính cách cởi mở, biết chia sẻ và biết cách nói chuyện sẽ rất được chú ý và được nhiều người yêu mến. Hãy tự tin chia sẻ câu chuyện với người xung quanh, cùng hòa mình vào một tập thể để cùng hỗ trợ nhau cùng đạt được mục tiêu và mở rộng vòng tròn quan hệ cho riêng mình.

Nếu trẻ chỉ mãi giữ thái độ ngại ngùng và im lặng thì khả năng hòa nhập với người khác là rất khó. Để nâng cao kỹ năng sống hoà nhập, hãy giúp bé mạnh dạn mở lòng, chia sẻ câu chuyện của bản thân hay đơn giản là đưa ra ý kiến. Trong một nhóm người, hãy để họ nhận ra và chú ý đến trẻ, không nên làm một “nốt trầm” mờ nhạt trong môi trường đó.

Hãy để trẻ mở lòng bằng cách biết chia sẻ cùng với mọi người xung quanh
Hãy để trẻ mở lòng bằng cách biết chia sẻ cùng với mọi người xung quanh

Việc đơn giản nhất bé có thể làm đó chính là kết bạn. Khi đến trường hay tham gia những hoạt động tập thể, ba mẹ hãy khuyến khích con em nói chuyện với các bạn khác, làm quen và chia sẻ nhiều hơn để có những mối quan hệ tốt hơn.

Xem thêm: Kỹ năng sống từ chối là gì? Nghệ thuật khi nói “KHÔNG”

Học cách làm việc nhóm

Làm việc nhóm chính là cơ hội để phát huy kỹ năng sống hoà nhập của mỗi người. Đây là dịp cho mỗi cá nhân tìm hiểu, đồng và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy mỗi người cần phải trau dồi và học phương pháp làm việc nhóm trong học tập hiệu quả. Dù là ở gia đình, trường học hay tại công ty, việc đoàn kết cùng làm việc có thể mang lại kết quả công việc tốt hơn, ít tốn thời gian và làm mọi người xích lại gần nhau hơn.

Đối với bé cùng cần có kỹ năng làm việc nhóm để có thể hòa nhập với các bạn bè và mọi người xung quanh. Sau khi làm việc nhóm, trẻ sẽ trở nên thân thiết với những thành viên trong team hơn, thậm chí còn có thể gắn bó lâu dài.

Bố mẹ hãy hướng dẫn bé cách làm việc nhóm hiệu quả, phân chia và chia sẻ công việc cho các thành viên, đồng thời tuân thủ những quy tắc của nhóm. Ngoài ra việc tranh thủ khoảng thời gian này để làm quen với các bạn, mạnh dạn tạo mối quan hệ thân thiết với người khác cũng rất quan trọng.

Học cách quan sát

Một người tinh tế sẽ biết quan sát cẩn thận, phân tích và đánh giá tình huống, từ đó có thể góp phần thấu hiểu người xung quanh. Cụ thể hơn, khi quan sát sẽ dễ dàng hiểu được một số đặc điểm, tính cách của những người xung quanh, từ đó bạn sẽ dễ dàng làm quen và hòa nhập với họ hơn. Ngoài ra việc quan sát giúp bạn có thể đánh giá đúng về sự vật, sự việc từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt.

Để tạo ra ấn tượng ban đầu và dễ hòa nhập với mọi người thì hãy tập thói quen quan sát. Cách nhanh nhất chính là nhận ra những điểm chung hoặc những sở thích giống nhau. Ví dụ những đứa trẻ khác thích xem truyện tranh và con của bạn cũng có đam mê này, đây là một điểm tương đồng để bắt chuyện thông qua việc quan sát và hỏi thăm.

Ba mẹ tìm hiểu trẻ muốn nói về điều gì bằng cách lắng nghe chân thành
Hãy để bé quan sát và hỏi lại về cảm nhận của bé để có thể chia sẻ và giúp bé có cách nhìn nhận đúng đắn nhất

Vì vậy bố mẹ nên cùng bé học cách quan sát về mọi người và mọi tình huống xảy ra quanh mình. Hãy để bé quan sát và hỏi lại về cảm nhận của bé để có thể chia sẻ và giúp bé có cách nhìn nhận đúng đắn nhất.

Cha mẹ nên làm như thế nào với trẻ khó hòa nhập hơn bạn cùng trang lứa?

Đối với trẻ em khó hòa nhập với mọi người, phụ huynh cần quan tâm hơn để tìm cách hỗ trợ bé tốt nhất. Có nhiều lý do khiến các bé trở nên ngại hoà nhập với tập thể, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu và các biện pháp để khắc phục.

Xem thêm  Cách chơi Coin master hiệu quả

Do bệnh lý tâm lý

Một số trẻ không may bị bệnh tâm lý từ nhỏ dẫn đến khó khăn trong giao tiếp. Những bệnh này do các rối loạn về não bộ, gây ra rối loạn về suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng không ổn định. Từ đó dẫn đến việc bé khó có thể hòa nhập với các bạn.

Bé bị bệnh tâm lý có tâm trạng không ổn định, từ đó dẫn đến việc bé khó có thể hòa nhập với các bạn
Bé bị bệnh tâm lý có tâm trạng không ổn định, từ đó dẫn đến việc bé khó có thể hòa nhập với các bạn

Vì vậy, ba mẹ hãy là người ở bên cạnh động viên, thường xuyên trò chuyện và nên đến gặp các bác sĩ có kinh nghiệm về chuyên khoa tâm lý để được tư vấn cách chữa trị tốt nhất.

Do tính cách hướng nội

Những bé có tính cách hướng nội thường thích làm việc đơn lẻ, thích tự mày mò, giải quyết vấn đề theo khuynh hướng cá nhân. Những điều này khiến các bé khó hòa nhập được với mọi người xung quanh. Tuy nhiên bố mẹ đừng nhầm lẫn hướng nội và sự nhút nhát.

Với những trẻ có tính cách như vậy, phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng những cách sau đây:

  • Giới thiệu cho trẻ về những tình huống mới: để bé làm quen với một số tình huống và cách giải quyết, giúp bé đỡ bỡ ngỡ
  • Cùng trẻ chơi trò nhập vai: vừa giúp bé vui vẻ hơn và vừa tạo cho bé cách nhìn nhận nhân vật cũng như hiểu thêm về cuộc sống
  • Khuyến khích trẻ vui chơi: dẫn bé đi chơi, tạo nhiều cơ hội cho bé vui vẻ và quen với không khí bên ngoài
  • Tham gia vào nhiều hoạt động tập thể: hãy cho bé thấy rằng sự hợp tác có thể đem lại kết quả tốt như thế nào và việc có thêm một vài người bạn thân sẽ thật thú vị
  • Khuyến khích bé có thêm bạn thân: việc có một người bạn cùng chơi đùa, cùng chia sẻ có thể giúp các bé nói ra được tâm sự, khiến bản thân thoải mái và nhận được lời khuyên đúng đắn
  • Giúp trẻ thoát ra khỏi vòng an toàn: hãy cho bé làm quen với những điều mới, thử những việc trước đây chưa làm để bé vượt ra giới hạn của mình
  • Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết: nếu không may bé không có xuất phát điểm như các bạn bè khác thì phụ huynh nên là người đồng hành, chỉ cho bé những kỹ năng cần thiết để bé tránh khỏi việc bỡ ngỡ và lo lắng
  • Cho bé cảm nhận được tình yêu thương của người thân: khi bé gặp phải những điều khó khăn, ba mẹ hãy dành nhiều thời gian chia sẻ và đồng hành để bé cả nhận được tình yêu và không thấy bị bỏ rơi
  • Đừng luôn mặc định bé là người nhút nhát: ba mẹ hãy luôn cho bé niềm tin, sự tin tưởng rằng ai cũng có khả năng, đôi khi bé đang gặp vấn đề gì đó cần hỗ trợ chứ hong hẳn là bé quá nhút nhát.

Do bị bắt nạt, dọa dẫm

Trong một vài trường hợp bé bị thiếu khả năng hòa nhập là do các tác động bên ngoài ví dụ như bị hăm dọa, bắt nạt từ những người khác. Một vài biểu hiện cho thấy bé đang gặp tình trạng này chính là hay có cảm giác giật mình, buồn bã, sợ hãi khi gặp ai đó hoặc cảm giác chán nản khi đi học, kết quả học tập đi xuống,…

Trong một vài trường hợp bé bị thiếu khả năng hòa nhập là do các tác động bên ngoài ví dụ như bị hăm dọa, bắt nạt từ những người khác
Trong một vài trường hợp bé bị thiếu khả năng hòa nhập là do các tác động bên ngoài ví dụ như bị hăm dọa, bắt nạt từ những người khác

Khi thấy con có tình trạng này, phụ huynh nên nhẹ nhàng tâm sự với bé, không nên trực tiếp hỏi thẳng mà có thể kể chuyện, hỏi thăm từ các bạn bè thân thiết để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết triệt để. Ba mẹ nên cho con những lời khuyên để bé cố gắng vui vẻ hơn, dãy bé những kỹ năng tự vệ, cách chia sẻ và bảo vệ bản thân mình khỏi nguy hiểm, đồng thời phối hợp với nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ bé.

Như chúng ta có thể thấy, kỹ năng sống hòa nhập là cực kỳ quan trọng. Đây là thứ vũ khí để chúng ta tồn tại trong các môi trường mới, là tiền đề để phát triển cuộc sống sau này ổn định và phát triển. Dù là người lớn hay trẻ em cũng nên cởi mở, hoà đồng và học cách để hòa nhập với mọi người xung quanh.

Riêng đối với trẻ em, bố mẹ có thể nâng cao kỹ năng sống hoà nhập bằng cách tham gia những khóa học xã hội. DreamUP sẽ là cơ hội để các bé học tập, phát huy khả năng khai phóng và tư duy tự thức. Khả năng này giúp bé tự mình tìm hiểu được những bài học mới lạ, không theo khuôn khổ và bị giới hạn bởi quy chuẩn nào cả. Bên cạnh đó, các bé còn có cơ hội làm quen với nhiều bạn bè và được sự hướng dẫn tận tâm của các giáo viên hướng dẫn.

Bố mẹ hãy đăng ký khoá học DreamUP cho con ngay TẠI ĐÂY!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.