Nếu ngoại hình làm điểm nhấn đầu tiên thu hút ánh nhìn của đối phương thì sự hấp dẫn từ phong thái nói chuyện mới là điểm mấu chốt hấp dẫn và ghi điểm. Do đó, việc trau dồi khả năng giao tiếp nói chung và khắc phục cách nói chuyện bớt nhạt nói riêng là điều ai cũng cần nên có khi muốn bắt đầu các mối quan hệ mới. Vậy phải bắt đầu từ đâu và luyện tập như thế nào?
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang là một người “nhạt nhẽo”
Trước khi đi tìm giải pháp cho vấn đề “nhạt nhòa” trong giao tiếp, thì bạn cần xác định rõ rằng bạn có đang gặp phải tình trạng này hay không. Muốn biết bản thân đang rơi vào hoàn cảnh “thiếu muối” trong lời nói thì sau đây là một vài dấu hiệu tiêu biểu để bạn tham khảo.
Thói quen lặp lại sự việc đến mức nhàm chán
Thông thường, những người buồn chán có xu hướng đi theo guồng máy đã cho sẵn và tự động lập trình bản thân với những công việc làm đi làm lại giống nhau hằng ngày. Điều này khiến họ trở nên thụ động và khó mở rộng vốn tư duy hiểu biết trong mọi lĩnh vực. Dẫn đến việc họ thường khó nắm bắt các sự kiện mới lạ và bắt kịp sự đổi mới của xã hội.
Về lâu dài, đây trở thành rào cản cho sự sáng tạo và phát triển bản thân của chính con người ấy. Chẳng hạn, khi đi uống cà phê, bạn chỉ gọi những thức uống quen thuộc, đi đâu đó theo lối cũ, không dám thử thách những điều mới.
Đem đến bầu không khí yên lặng và chán chường
Thay vì tìm kiếm sự đồng điệu giữa người nói và khán giả để đóng góp vào câu chuyện, những người buồn chán thường đưa cuộc họp đến thái cực một chiều. Điều này có nghĩa là một người im lặng, lắng nghe mà không nói gì, hoặc làm việc riêng của họ, hành động chậm chạp và không chú ý đến những gì người kia nói.
Những người buồn chán thường không biết cách cân bằng giữa người nói và người nghe trong một cuộc trò chuyện, khiến đối tác của họ rất bực bội và mệt mỏi. Vì thế việc họ cách nói chuyện bớt nhạt là điều hết sức cần thiết.
Luôn né tránh và miễn bình luận cho bất kỳ sự việc
Người nhàm chán đại đa số là những người thường xuyên bỏ lỡ các nguồn tin tức hoặc các sự kiện mang tính chất tương đối quan trọng. Do đó, dẫn đến việc họ đa phần sẽ tránh bàn luận hoặc bày tỏ quan điểm của mình một cách tự tin trong các cuộc trò chuyện hoặc tranh luận. Việc bày tỏ ý kiến về các chủ đề khác nhau trong các cuộc trò chuyện sẽ luôn khiến họ bất an.
Nhìn chung, những người nhàm chán có xu hướng không đưa ra ý kiến của riêng mình, mà dễ dàng đồng thuận với số đông. Không những vậy, trong một số trường hợp, họ còn không “buồn” phản bác ý kiến của người khác dù biết điều đó hoàn toàn sai lầm. Dường như đối với họ, ngại thử thách và bày tỏ ý kiến đã trở thành một thói quen khó bỏ.
Sợ những điều mới
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của chúng ta luôn hào hứng với những điều mới và chính sự phấn khích về khám phá này đã cho phép chúng ta tiến hóa đến vị trí hiện tại trong 800.000 năm qua. Nếu không có gì mới để nói giữa những người tham gia, cuộc trò chuyện sẽ dừng lại ngay lập tức.
11+ Cách nói chuyện bớt nhạt để trở thành một người thú vị hơn
Nếu bạn thuộc tuýp người nhàm chán và cần cải thiện cách nói chuyện bớt nhạt nhẽo của chính mình thì sau đây là vài gợi ý thú vị nho nhỏ dành cho bạn. Hy vọng rằng những tips bổ ích này sẽ giúp bạn từng ngày cải thiện khả năng giao tiếp của chính mình.
Học nhiều kỹ năng mới
Giúp đỡ những người xung quanh chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng để làm được điều này tất nhiên cần phải có kiến thức nhất định, dù là công nghệ hay đời sống… Khi bạn có những kỹ năng nhất định trong các lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người xung quanh.
Luôn tò mò về mọi thứ
Những người nhạt nhẽo thường không quan tâm đến việc khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống vì họ không nghĩ rằng những điều đó là thú vị. Chính vì vậy họ sẽ mãi là một người nhạt nhẽo với những câu chuyện không thể nhàm chán hơn nữa. Liệu rằng bạn có muốn là một trong số đó?
Một nhà văn từng nói: “Hãy giữ một tâm hồn cởi mở, hãy giữ cho sự tò mò của bạn. Hãy cho phép bản thân có một thế giới phức tạp với nhiều tầng lớp. Học hỏi nhiều hơn và mở rộng tầm nhìn của bạn“.
Học cách kể những câu chuyện hay
Việc truyền tải thông tin hấp dẫn và lôi cuốn không chỉ nằm ở bạn biết bao nhiêu nguồn tin tức thú vị mà còn là bạn đã biết cách diễn đạt ý tưởng hay chưa. Để tìm được cách nói chuyện bớt nhạt, thì tạo ra được vòng tròn kết nối gắn kết với đối tượng người nghe là điều quan trọng không kém. Và một trong những cách thu hút sự chú ý từ đối phương và chiếm lấy hào quang trong mỗi cuộc đối thoại chính là một lối hành văn mượt mà và một cốt truyện đầy tính thuyết phục.
Có hai cách để trở thành một người kể chuyện giỏi và khắc phục cách nói chuyện bớt nhạt. Một là hãy tập lắng nghe nhiều hơn và hãy thực sự để tâm vào trong câu chuyện người khác bày tỏ. Và hai là trau dồi cách biểu cảm và truyền đạt ý tưởng cá nhân. Có như vậy bạn mới thực sự mới thay đổi vòng tròn an toàn bản thân và bức phá trong hành trình trở thành kẻ thú vị.
Bày tỏ ý kiến của bạn
Những người thú vị có quan điểm riêng của họ, vì vậy họ không ngại bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề họ quan tâm. Đặc biệt, người thú vị luôn là người có chính kiến nhưng vẫn vốn hiểu biết cụ thể về vấn đề họ bày tỏ. Do đó, trước khi làm người thú vị thì hãy nên nhớ bạn cũng cần trau dồi cho bản thân một vốn kiến thức nhất định.
Đồng thời, khi tranh luận hoặc bày tỏ ý kiến, hãy nói nhẹ nhàng và lịch sự để người nghe hiểu và cảm thấy được tôn trọng, điều này tạo nên mối quan hệ và khiến bạn trở thành một người thú vị hơn.
Đọc, đọc thêm, đọc mãi
Nếu bạn có tiền và thời gian, hãy đi du lịch để khám phá thế giới và học hỏi những điều mới là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu thời gian và tiền bạc khan hiếm, bạn cũng có thể trải nghiệm trực tiếp trên sách vở.
Cách dùng từ để nói chuyện hài hước
Bạn có nhận thấy bao nhiêu câu chuyện nhàm chán trở nên thú vị đơn giản chỉ vì ngôn từ được thay đổi bằng những từ độc đáo, thú vị hơn, hài hước hơn không? Hay đơn giản hơn, nhiều người học cách nói hài hước, sử dụng những từ tượng hình, gợi hình, gợi liên tưởng,… để làm sinh động câu chuyện. Đây là một trong những cách giúp cách nói chuyện bớt nhạt hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng từ ngữ để làm cho câu chuyện trở nên hài hước, bạn nên đọc nhiều sách, tập và truyện ngắn để nâng cao vốn từ vựng của mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nói chuyện hài hước, giúp bạn bớt “thiếu muối”
- Hướng dẫn cách nói chuyện khôn khéo và tinh tế trong giao tiếp hằng ngày
Một số lỗi sai trong giao tiếp khiến bạn trở nên “vô duyên”
Trong quá trình luyện tập để khắc phục cách nói chuyện bớt nhạt, đôi lần bạn sẽ quên mất vài điều cơ bản và vấp phải vài lỗi sai. Tuy nhiên, đừng sợ sai mà hãy đối diện với lỗi sai ấy và tìm cách khắc phục vấn đề trên.
Không giới thiệu những người bạn không quen biết với nhau
Khi bạn đang đứng nói chuyện với ai đó, người quen của bạn tiến lại gần. Trong cuộc trò chuyện lộn xộn, bạn quên giới thiệu hai người với nhau, và người mới trở thành một nhân vật không cần thiết không thể tham gia vào tương tác. Đừng để tình trạng này xảy ra, hãy luôn giới thiệu những người mới. Bằng cách thể hiện sự lịch sự, bạn cũng làm cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.
Đặt những câu hỏi quá riêng tư
Trước khi bạn hỏi ai đó điều gì đó cá nhân, hãy tự hỏi bản thân: nếu tôi là anh ấy/ cô ấy, tôi có sẵn sàng trả lời câu hỏi này không? Bạn có sẵn sàng tiết lộ mức lương và tiền thưởng của mình hay không hoặc là bạn có vui không khi mọi người cứ hỏi tại sao bạn không kết hôn hoặc không thể có con? Nếu bạn không muốn mọi người tránh mặt mình, đừng khiến họ khó chịu khi nói chuyện với bạn.
Không nói chuyện với thức ăn trong miệng
Một số người không để ý rằng bạn đang ăn và họ vô tình đặt câu hỏi ngay tại thời điểm ấy. Thay vì trả lời liền, thì bạn nên dành chút thời gian để tiêu hóa thức ăn và từ tốn trả lời câu hỏi. Chỉ mất một phút để có thể tiếp tục câu chuyện, vì vậy người hỏi có thể chờ đợi và họ hoàn toàn có thể thông cảm cho khoảnh khắc bất đắc dĩ lúc ấy. Việc bạn trả lời ngay trong khi miệng vẫn còn quá nhiều đồ ăn sẽ tạo ra sự thiếu chỉn chu trong lúc giao tiếp.
Không nói lời cảm ơn, xin lỗi
Với những người bạn quen biết, bạn có thể nghĩ rằng nói lời cảm ơn, xin lỗi là quá lịch sự. Tuy nhiên, một mối quan hệ bền vững nếu đôi bên luôn đối xử lịch sự, như thể mới quen. Ngay lập tức nói lời cảm ơn và bày tỏ sự cảm kích đối với món quà bạn đã nhận được, vì những việc làm tốt mà người khác đã làm cho bạn. Và nếu bạn mắc phải sai lầm, dù nhỏ nhặt, đừng quên thành thật xin lỗi và tìm kiếm những cách có thể để chuộc lỗi.
Hy vọng rằng với thông tin chi tiết về cách nói chuyện bớt nhạt nhẽo và tạo điểm nhấn, bạn đọc đã có thể nhận ra những sai lầm của bản thân trong mỗi cuộc đối thoại và tìm ra cách khắc phục cũng như làm mới bản thân trong từng cuộc hội thoại sắp tới. Đừng ngại nói, hãy nói và tự tin thể hiện cái tôi của mình bạn nhé!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- VIVO V5: Đỉnh cao của nghệ thuật selfie trong một thiết kế tinh tế
- Làm sao để người ấy chú ý đến mình và thích mình hơn?
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Toán có đáp án mới nhất 2022-2023
- Nhà thơ Xuân Quỳnh: Cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu
- Bí quyết đảm bảo trẻ em an toàn trước nội dung phản cảm trên các thiết bị không dây