Mụn đầu đen ở mũi là gì?
Mụn đầu đen ở mũi là những nốt mụn nhỏ, màu đen, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ chế gây ra loại mụn này là sự tắc nghẽn của lỗ chân lông do vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết. Đặc biệt, khu vực mũi thường gặp vấn đề với quá trình tiết bã nhờn. Do tiếp xúc trực tiếp với không khí, các tắc nghẽn này dần chuyển sang màu đen, tạo thành mụn đầu đen ở mũi.
Mụn đầu đen ở mũi có kích thước tương đối nhỏ, chỉ khoảng 1mm. Nhân mụn màu đen có thể sẽ trồi lên bề mặt. Thông thường, mụn đầu đen không gây đau nhức nhưng nếu mụn bị viêm nhiễm sẽ dễ phát triển thành mụn viêm, mụn bọc (mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở trán). Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn đầu đen, nhưng những ai có làn da dầu, thường xuyên trang điểm thì nguy cơ bị mụn cao hơn.
>>> Xem thêm: Phân biệt các loại mụn trên mặt
Mụn đầu đen ở mũi (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi
Xác định được nguyên nhân gây mụn đầu đen sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm ra cách trị mụn đầu đen ở mũi phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi thường gặp:
- – Rối loạn nội tiết tố gây mụn đầu đen ở mũi: Hormone thay đổi bất thường, mất cân bằng sẽ tăng sinh mụn nội tiết trên da, trong đó có mụn đầu đen ở mũi. Rối loạn nội tiết tố do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là lối sống không khoa học, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai hay thuốc nội tiết,…
- – Tự ý dùng thuốc gây mụn đầu đen ở mũi:Trong thành phần của một số loại dược phẩm, thuốc tránh thai có thể kích thích quá trình sản xuất bã nhờn, tăng nguy cơ xuất hiện mụn đầu đen. Vì vậy, nếu bạn có ý định sử dụng các loại sản phẩm này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- – Thói quen ăn uống thiếu khoa học, không uống đủ nước: Thường xuyên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn đầu đen ở mũi. Tương tự, nước đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của làn da. Nước không chỉ loại bỏ các chất độc hại, mà còn mang lại làn da mềm mại và tươi tắn. Vì vậy, khi cơ thể thiếu nước, da không thể loại bỏ độc tố một cách dễ dàng, dẫn đến hình thành mụn đầu đen ở mũi.
- – Sự thâm nhập của vi khuẩn P.Acnes:Môi trường sống bị ô nhiễm, chăn ga, gối nệm và khăn lau mặt không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt, sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn P.Acnes là nguyên nhân chính gây mụn đầu đen ở mũi.
- – Kích ứng mỹ phẩm cũng là nguyên nhân gây mụn:Sử dụng sản phẩm tẩy trang, làm đẹp kém chất lượng, chứa những thành phần độc hại trong mỹ phẩm sẽ khiến da bị kích ứng, hình thành mụn đầu đen ở mũi.
- – Mụn đầu đen ở mũi do chăm sóc da sai cách: Áp dụng sai phương pháp làm sạch sâu da mặt cũng như chăm sóc không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn, chất bẩn bám sâu bên trong lỗ chân lông. Lúc này, vi khuẩn gây mụn sẽ hình thành và làm xuất hiện mụn đầu đen ở mũi.
>>> Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến làn da
Mụn đầu đen hình thành do nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)
6 Cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi tại nhà đơn giản
Dưới đây là tổng hợp 6 cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi tại nhà đơn giản mà hiệu quả bạn có thể tham khảo:
1. Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày
Việc rửa mặt thường xuyên mỗi ngày là một cách đơn giản và cần thiết để có được một làn da khỏe mạnh và không bị mụn đầu đen. Để thực hiện, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp tình trạng da và thực hiện động tác rửa nhẹ nhàng, massage da mặt theo hướng xoay tròn từ dưới lên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc rửa mặt nhiều không có nghĩa là da sẽ trở nên sạch hơn và mụn đầu đen sẽ được ngăn ngừa tốt hơn. Lạm dụng việc rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày có thể làm da khô và gây tăng tiết dầu, gây tác dụng ngược dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu đen ở vùng mũi nhiều hơn.
2. Tẩy tế bào chết cho da loại bỏ mụn đầu đen ở mũi
Các sản phẩm tẩy da chết hóa học chứa thành phần như Axit Acetylsalicylic, Axit Glycolic, Axit Lactic có tác dụng loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ mụn đầu đen ở mũi hiệu quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lạm dụng tẩy da chết vì có thể gây da khô, bong tróc và kích ứng. Việc loại bỏ mụn đầu đen ở mũi tại nhà bằng cách sử dụng tẩy tế bào chết chỉ nên thực hiện từ 1-2 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Đối với da khô và da nhạy cảm, chỉ nên thực hiện phương pháp này một lần trong tuần.
3. Cách loại bỏ đầu đen ở mũi với miếng dán lột mụn
Lột mụn đầu đen là cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện dụng, được nhiều người áp dụng nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho da, bạn lưu ý lựa chọn sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính, xuất xứ thương hiệu uy tín.
Khi sử dụng miếng dán mụn đầu đen ở mũi, bạn cần đảm bảo vùng da được làm sạch hoàn toàn, không còn mỹ phẩm hay bụi bẩn tích tụ. Đặt miếng dán lột mụn lên vùng da mũi khi da vẫn ẩm, nhẹ nhàng ấn vào da và để trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó, lột miếng dán và rửa sạch vùng da mũi bằng nước sạch.
>>> Xem thêm: Chăm sóc da sau nặn mụn
Sử dụng miếng dán lột mụn đầu đen ở mũi (Nguồn: Internet)
4. Sử dụng than hoạt tính loại bỏ mụn đầu đen ở mũi
Than hoạt tính có tác dụng làm sạch và loại bỏ dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn và bụi bẩn, từ đó ngăn ngừa mụn đầu đen ở mũi hình thành. Hiện nay, than hoạt tính được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ.
Thông thường, mặt nạ than hoạt tính được dùng trên da trong khoảng 10-15 phút trước khi rửa sạch. Đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng mặt nạ để tránh tình trạng khô da.
5. Loại bỏ mụn đầu đen ở mũi tại nhà với mặt nạ đất sét
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Hướng dẫn cách xem hàng độ gà chọi – Phương pháp đánh giá gà tài
- PRAIM: Game kinh dị trong thế giới trường học
- Giải Hóa 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
- Hành Trang Vào Lớp 1: Sự Chuẩn Bị Đầy Đủ Cho Con Để Bước Vào Môi Trường Học Tập Mới
- Bài 1,2,3,4,5 trang 31 SGK Hóa 11: Nitơ – Những bí mật về nguyên tố Nitơ