122 lượt xem

Cách tra cứu mã hồ sơ thai sản nhanh chóng

1. Tra cứu mã hồ sơ thai sản để làm gì?

Mã hồ sơ thai sản là mã số ký hiệu của hồ sơ được cơ quan BHXH cấp cho người lao động và đơn vị SDLĐ khi nộp hồ sơ hưởng thai sản.

Thông qua việc tra cứu mã số hồ sơ thai sản sẽ giúp chúng ta biết được quá trình giải quyết của hồ sơ đã được chấp nhận hay chưa. Trường hợp, cần bổ sung các giấy tờ còn thiếu, người lao động và đơn vị SDLĐ sẽ chủ động bổ sung đầy đủ, tiết kiệm được thời gian và công sức.

Chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ

2. Cách tra cứu mã hồ sơ thai sản nhanh chóng

Người lao động sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản, có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản tại các đơn vị, doanh nghiệp đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Tra cứu mã bảo hiểm thai sản nhanh nhất

Sau khi tiếp nhận được hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ cấp cho người sử dụng lao động hoặc cá nhân (trường hợp tự nộp hồ sơ) mã số bảo hiểm thai sản để có thể nắm bắt được tình trạng giải quyết hồ sơ.

Trường hợp vợ chồng anh chị không biết cách tra cứu mã hồ sơ thai sản có thể thực hiện bằng những cách sau:

– Liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động, yêu cầu cấp mã hồ sơ thai sản để tiến hành tra cứu

– Người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH nơi đơn vị, doanh nghiệp nộp hồ sơ để kiểm tra lại thông tin mã số hồ sơ thai sản, tình trạng xét duyệt hồ sơ thai sản của bạn.

Ngoài ra, người lao động có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam số 1900 9068 để tra cứu mã bảo hiểm thai sản.

Xem thêm  Lên ý tưởng khi up Story Instagram đẹp HOT NHẤT HIỆN NAY

Cũng theo Quyết định 166/QĐ-BHXH của BHXH, sau 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị SDLĐ và sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động, thân nhân của NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành giải quyết và chi trả. Khi đó, vợ chồng anh chị sẽ nhận được tiền.

Như vậy, trên đây là các cách phổ biến để vợ chồng anh chị có thể tra cứu mã bảo hiểm thai sản. Sau khi biết được mã số bảo hiểm thai sản, mọi người có thể truy cập vào cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VssID hoặc qua số điện thoại 1900 9068 để tra cứu các thông tin liên quan đến quyền lợi của mình.

3. Lao động nữ cần chuẩn bị gì để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản?

Để có thể hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, căn cứ thủ tục tham gia bảo hiểm thai sản được quy định tại Điều 101 Luật BHXH năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể trong Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021 thì người lao động nữ cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:

  • Trường hợp lao động nữ đang tham gia BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh con đủ sức khỏe để chăm sóc con thì hồ sơ để người lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản bao gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Xem thêm  Cách làm đồ chơi học tập cho trẻ mầm non

– Danh sách hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập theo mẫu.

  • Hồ sơ để người lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản trong các trường hợp khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai bao gồm:

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở y tế có thẩm quyền nơi người lao động nữ thăm khám, điều trị cấp. Người lao động nữ có trách nhiệm cung cấp loại giấy tờ nêu trên để hưởng chế độ thai sản;

– Danh sách hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập theo mẫu.

  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ mang thai hộ sinh con bao gồm:

– Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại và văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Danh sách hưởng chế độ thai sản do NSDLĐ lập theo mẫu;

– Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;

– Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện viện của người mẹ;

– Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;

– Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi có đủ các giấy tờ sau đây:

Xem thêm  AppFinance

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Danh sách hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập theo mẫu;

– Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;

– Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.

4. Người lao động nộp hồ sơ thai sản qua các phương thức nào?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, người lao động có thể nộp hồ sơ thông qua các phương thức sau đây:

Thứ nhất, đối với NLĐ đang đóng BHXH thì nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ.

Thứ hai, trường hợp người hưởng là người sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bên cạnh đó có thể thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử nộp cho cơ quan BHXH.

Người lao động nộp hồ sơ thai sản ở đâu?

Còn đối với đơn vị SDLĐ ngoài việc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH thì có thể nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử để nộp hồ sơ.

Như vậy, hồ sơ sau khi được cơ quan BHXH tiếp nhận, sẽ được cấp mã hồ sơ thai sản. Người lao động và đơn vị sử dụng lao động có thể biết được tình trạng của hồ sơ bằng cách tra cứu mã hồ sơ thai sản.

Tóm lại, qua bài viết dưới đây đã cung cấp các cách tra cứu mã hồ sơ thai sản cho quý khách hàng. Việc tìm hiểu các cách tra cứu trên sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức.

Nếu có thắc mắc về các quy định về chế độ thai sản, hồ sơ thai sản, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.