Đất có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của sinh vật trên trái đất. Vậy đất là gì, thành phần cơ giới của đất là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đất là gì?
Đất là hỗn hợp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước để có khả năng duy trì sự sống cho các loài thực vật trên bề mặt trái đất. Chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, nó chiếm gần 100 % khối lượng đất. Có hai loại chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.
2. Đất hình thành như thế nào?
Sự hình thành đất là một quá trình rất lâu dài và phức tạp, có thể chia thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích lũy/biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và những vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất sẽ có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, địa hình, chế độ khí hậu, thời gian. Các yếu tố trên tương tác với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển.
3. Thành phần cơ giới của đất
3.1. Thành phần cơ giới của đất
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo % trọng lượng, còn được gọi là thành phần cấp hạt.Các phần tử cơ giới trong đất thường liên kết với nhau thành những hạt lớn hơn. Vì vậy khi xác định thành phần cơ giới của đất, khâu đầu tiên là phải dùng các biện pháp cơ, lý, hoá học để làm tơi rời các hạt kết đó thành các hạt đơn.
Thành phần cơ giới của đất gồm có các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia đất làm các loại:- Đất cát: có 85% hạt cát, 10% limon và 5% sét.- Đất thịt: có 45% hạt cát, 40% limon và 15% sét.- Đất sét: có 25% hạt cát, 30% limon, 45% sét.Một số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này: đất cát pha, đất thịt nhẹCó nhiều khái niệm khác nhau về hạt cơ giới đất và các cách gọi chúng. Dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, khoáng và đá bị phong hoá tạo ra các hạt có đường kính to nhỏ khác nhau. Trong quá trình hình thành đất xuất hiện thêm các hạt hữu cơ, hạt hữu cơ – vô cơ. Những hạt vụn đó là phần tử cơ giới đất hay còn được gọi là các hạt cơ giới đất.
3.2. Yếu tố quyết định thành phần cơ giới của đất
Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất là tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất, căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
– Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
– Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
– Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ. Phần vô cơ bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau: Hạt cát (từ 0,05 đến 2mm), limon (bột, bụi) (từ 0,002 đến 0,05mm) và sét (nhỏ hơn 0,002mm). Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: Đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …
– Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
– Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
+ Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
+ Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: Giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
– Độ chua, độ kiềm của đất
+ Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
+ Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
+ Căn cứ vào trị số ph người ta chia đất thành: Đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,5- 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5).
+ Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất.
4. Những điều cần biết
4.1. Độ chua, độ kiềm và khả năng giữ nước của đất
Độ chua và độ kiềm của đất sẽ được đo bằng độ pH:
– Đất có pH nhỏ hơn 6,5 gọi là đất chua.
– Đất có pH từ 6,6 – 7,5 gọi là đất trung tính.
– Đất có pH > 7,5 gọi là đất kiềm.
Khả năng giữ nước cùng các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát, cụ thể như sau:
Đất chua (đất acid)
Đất chua là đất có giá trị pH từ 3.0 đến 6.5. Đất acid cao còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất như Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molibden,… giảm hoặc khó hòa tan và bị đất giữ chặt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị chua, một phần là do kết cấu đất. Kết cấu đất nhẹ, đất dốc hay đất pha cát thường dễ bị rửa trôi các ion kiềm thổ khiến đất dần bị chua. Nguồn nước tưới và lượng nước mưa dư thừa cũng làm cho các chất có tính kiềm như Ca, Mg, K bị rửa trôi xuống tầng đất sâu hoặc đi ra sông suối ao hồ làm đất trở nên chua.
Ngoài ra quá trình canh tác cây trồng lâu năm trên đất cũng làm cho đất trở nên chua. Vì trong quá trình sinh trưởng cây phải hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như Ca, Mg… Lâu dần đất bị mất các chất kiềm trở nên chua.
Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích cũng làm đất trở nên chua, chai cứng. Phân hữu cơ trong quá trình phân hủy sẽ thải ra các acid hữu cơ hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm đất chua.
Đất chua hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
ất chua có nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không thể phát triển được. Cây trồng khó hấp thụ các vi chất như K, Ca, Mg… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
Hầu hết các loại vi sinh vật sẽ không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bí chặt, nghèo dinh dưỡng…
Để khắc phục tình trạng đất chua, chúng ta nên sử dụng lân nung chảy kết hợp với vôi dolomite để gia tăng độ pH. Kết hợp bón phân chuồng, phân hữu cơ, để cỏ tạo sinh khối hữu cơ gia tăng chất đệm trong đất để giữ cho pH của đất luôn được cân bằng.
Đất trung tính
Đất trung tính hay còn được gọi là đất acid trung bình là đất có giá trị pH từ 6.5 đến 7.5. Đây là loại đất khá phù hợp với phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ một số loại cây ưa sống trên đất chua.
Đối với đất trung tính, lượng dinh dưỡng có trong đất sẽ luôn được duy trì ở trạng thái thích hợp giúp cây trồng dễ hấp thu. Quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ và đất được thực hiện dễ hơn giúp cây trồng phát triển rất mạnh.
Ngoài ra trong môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động rất tốt. Chúng làm việc để tổng hợp thêm các chất đạm, phân giải lân và hữu cơ giúp cho đất ngày càng màu mỡ, hạn chế phát sinh các loài gây hại…
Đối với loại đất trung tính này thì người canh tác gần như không cần phải tác động thêm. Chúng ta chỉ việc duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất là cây trồng có thể phát triển một cách ổn định, cho năng suất cao.
Đất kiềm
Đất kiềm là đất có giá trị pH trong khoảng từ 7.5 đến 9. Loại đất này rất thích hợp để trồng các loài cây họ đậu. Đất kiềm làm cho các nguyên tố Mangan, Sắt… bị giảm khả năng hòa tan gây nên sự mất cân bằng với Canxi dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
Nếu muốn giảm độ kiềm của đất thì chúng ta có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: lưu huỳnh, sắt sunphat…
4.2. Độ phì nhiêu của đất
Tìm hiểu về thành phần cơ giới của đất: đất thịt
Độ phì nhiêu của đất hay còn được gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện và các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Những điều kiện đó có thể là:
– Đất có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ hấp thụ đối với cây trồng.
– Đất có độ ẩm cùng với nhiệt độ thích hợp.
– Chế độ không khí của đất thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của các vi sinh vật.
– Đất không có độc chất, không có cỏ dại, loại đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.
Do đó, nếu muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, chúng ta cần phải tác động đồng thời các yếu tố với đời sống cây trồng. Có thể dùng đến các biện pháp như thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, thực hiện chế độ canh tác… để cải tạo đất.
Trên đây là toàn bộ bài viết về thành phần cơ giới của đất. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.