67 lượt xem

Kỹ Thuật Hóa Học

Học công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì? Với nhiều bạn học sinh, sinh viên, ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có lẽ vẫn còn là một ngành nghề khá mới mẻ và lạ lẫm. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là ngành học trọng điểm ở những trường đại học hàng đầu và thị trường nhân lực ở nhóm ngành này luôn thiếu hụt. Vậy học ngành này có dễ xin việc không và phải học những gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Công nghệ kỹ thuật hoá học là gì?

Công nghệ kỹ thuật hóa học tập trung vào công nghệ, thiết bị và quy trình được sử dụng để chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm tiêu dùng. Chi tiết hơn, đó chính là quá trình nghiên cứu và ứng dụng hóa học và những kiến thức liên quan vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Một vài ví dụ cho công nghệ kỹ thuật hóa học là quá trình lọc – hóa dầu, sản xuất thực phẩm, sản phẩm hữu cơ hoặc các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, v.v.

Chính vì có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất phục vụ đời sống nên Công nghệ kỹ thuật hóa học luôn là một ngành học trọng điểm ở nhiều trường đại học lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể dễ dàng xin việc làm ở các công ty sản xuất của Việt Nam và nước ngoài.

Xem thêm  Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Đọc thêm: Học Ngành Vật Lý Học Ra Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Ra Sao?

Học gì trong ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học?

Giống như cái tên của mình, ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học chủ yếu liên quan đến bộ môn hóa học, và các bộ môn tự nhiên nói chung. Vì vậy, khi lựa chọn chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, chẳng hạn như:

  • Hóa phân tích
  • Hóa học vật liệu
  • Công nghệ điện hóa
  • Động học xúc tác
  • Công nghệ hóa dầu
  • Các phương pháp phân tích công cụ
  • Tin học trong hóa học
  • Và một số bộ môn thí nghiệm, thực nghiệm trong thực tế

Với tính chất công việc thiên về nghiên cứu và phát triển, sinh viên của ngành công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ thường xuyên phải tiến hành các thí nghiệm tại lab. Trong quá trình học tập, các bạn sẽ được làm quen với các công cụ, thiết bị chuyên môn và chúng sẽ là những người đồng hành cùng các bạn sau này. Không chỉ cần nắm rõ kiến thức về công cụ, bạn cũng cần phải thành thạo các thí nghiệm hóa học để phục vụ công việc về sau.

Là sinh viên công nghệ kỹ thuật hóa học, bạn sẽ có nhiều cơ hội được cử đi học tập, thực tập ở nước ngoài vì nhiều trường đại học ở Việt Nam đã có các chương trình liên kết quốc tế.

Đọc thêm: Ngành Cơ Điện Tử Có Dễ Xin Việc? Tiềm Năng Của Ngành Nghề Hot Trong Tương Lai

Học Công nghệ kỹ thuật hoá học ra làm gì?

Nhân viên, chuyên viên kiểm soát chất lượng (QC)

Nhiệm vụ chính của các nhân viên kiểm soát chất lượng là thử nghiệm, phân tích và đánh giá các sản phẩm mẫu. Cụ thể như: kiểm tra thành phần sản phẩm, chất lượng sản phẩm theo đúng quy định và đảm bảo các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, các nhân viên kiểm soát chất lượng còn phải đề xuất, lên kế hoạch, quy trình phát triển sản phẩm để tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất.

Xem thêm  Học Kỳ Quân đội Nhà Văn Hóa Thanh Niên

Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Với đặc thù liên quan trực tiếp đến con người, những kỹ sư công nghệ thực phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu các hoạt động liên quan đến sản phẩm như chế biến, bảo quản, đánh giá chất lượng, đề xuất phát triển sản phẩm mới, v.v. Không chỉ vậy, họ còn có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết các vấn đề dinh dưỡng của thực phẩm đối với cơ thể và quy trình bảo quản, chế biến hợp vệ sinh.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D)

R&D là từ viết tắt của Research & Development – hay còn được biết đến là bộ phận nghiên cứu và phát triển. Các chuyên viên R&D thường làm việc khá độc lập trong một doanh nghiệp và có nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm, thị trường trước khi công bố sản phẩm. Ngoài ra, họ cũng cần phải phối hợp với các phòng ban khác để có thể lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam có chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học chẳng hạn như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, v.v.

Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện và muốn tiếp xúc với những hệ thống, thiết bị hiện đại nhất thế giới, bạn cũng có thể lựa chọn du học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ở các quốc gia lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Anh, v.v.

Xem thêm  Dãy Hoạt Dộng Hóa Học Của Kim Loại

Đọc thêm: Ngành Khí Tượng Học Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Khi Học Khí Tượng

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học

Công nghệ kỹ thuật hóa học là một chuyên ngành thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước, vì vậy có thể chắc chắn rằng các kỹ sư, cử nhân Công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ luôn được chào đón nồng nhiệt trên thị trường lao động.

Hơn thế, nếu bạn là một sinh viên xuất sắc khi còn đang đi học, bạn sẽ không cần lo lắng tìm việc làm vì các doanh nghiệp lớn sẽ tìm đến bạn để mời bạn về làm việc cho công ty ngay sau khi tốt nghiệp.

Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tùy vào trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn yêu thích bộ môn hóa học và muốn góp sức trong việc sáng chế ra những phát minh mới phục vụ đời sống của con người, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học là một nghề nghiệp cực kỳ phù hợp với bạn đó.

Đọc thêm: 10 Ngành Nghề Hot Nhất Hiện Nay

Kết luận

Glints hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thể trả lời những câu hỏi như ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ra làm gì, Công nghệ kỹ thuật hóa học có dễ xin việc không, hay rất nhiều những băn khoăn khác của mình. Đừng quên theo dõi Glints để đọc thêm những thông tin thú vị về các ngành học khác nhé!

Tác Giả

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.