Bạn có muốn học Toán Tiểu học một cách dễ dàng và nhớ lâu? Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học dưới đây chính là chìa khóa giúp bạn nắm vững toàn bộ kiến thức Toán học từ lớp 3 đến lớp 5. Đừng bỏ lỡ cơ hội cùng PRAIM khám phá bảng kiến thức này nhé!
1. BIỂU THỨC CHỨA CHỮ
- a + b + c là biểu thức có chữa ba chữ.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
2. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN
PHÉP CỘNG
PHÉP TRỪ
PHÉP NHÂN
PHÉP CHIA
- a + b = c, trong đó a, b là số hạng và c là tổng.
- a – b = c, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ và c là hiệu.
- a x b = c, trong đó a, b là thừa số và c là tích.
- a : b = c, trong đó a là số bị chia, b là số chia và c là thương.
3. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
PHÉP TÍNH
TÍNH CHẤT
CỘNG
NHÂN
GIAO HOÁN
- a + b = b + a
- a x b = b x a
KẾT HỢP - (a + b) + c = a + (b + c)
- (a x b) x c = a x (b x c)
- Nhân một số với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c
- Nhân một số với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c
- Chia một số cho một tích: a : (b x c) = (a : b) : c
- Chia một tích cho một số: (a x b) : c = (a : c) x b
4. DẤU HIỆU CHIA HẾT
DẤU HIỆU
CHIA HẾT CHO
2
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8
5 - Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
9 - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9
3 - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3
5. TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ
- Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi cộng, trừ sau.
- Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính có trong dấu ngoặc đơn trước (theo thứ tự như quy tắc 1, 2).
6. TÌM SỐ CHƯA BIẾT (tìm x)
- Tìm số hạng của tổng: x + a = b hoặc a + x = b, ta có x = b – a.
- Tìm thừa số của tích: x x a = b hoặc a x x = b, ta có x = b : a.
- Tìm số bị trừ: x – a = b, ta có x = b + a.
- Tìm số bị chia: x : a = b, ta có x = b x a.
- Tìm số trừ: a – x = b, ta có x = a – b.
- Tìm số chia: a : x = b, ta có x = a : b.
7. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO
ĐỘ DÀI
- 1 km = 10 hm
- 1 hm = 10 dam = 1/10 km
- 1 dam = 10 m = 1/10 hm
- 1 m = 10 dm = 1/10 dam
- 1 dm = 10 cm = 1/10 m
- 1 cm = 10 mm = 1/10 dm
KHỐI LƯỢNG - 1 tấn = 10 tạ
- 1 tạ = 10 yến = 1/10 tấn
- 1 yến = 10 kg = 1/10 tạ
- 1 kg = 10 hg = 1/10 yến
- 1 hg = 10 dag = 1/10 kg
- 1 dag = 10 g = 1/10 hg
DIỆN TÍCH - 1 km2 = 100 hm2
- 1 hm2 = 100 dam2 = 1/10 km2
- 1 dam2 = 100 m2 = 1/10 hm2
- 1 m2 = 100 dm2 = 1/10 dam2
- 1 dm2 = 100 cm2 = 1/10 m2
- 1 cm2 = 100 mm2 = 1/10 dm2
THỂ TÍCH - 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3
- 1 dm3 = 1000 cm3 = 1 m3
- 1 cm3 = 1/10 dm3
8. MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP
DẠNG
GHI NHỚ
- TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG: Số trung bình cộng = Tổng các số : Số các số hạng
- TÌM HAI SỐ BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ:
- Cách 1: Tìm số bé trước: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2, Số lớn = Tổng – Số bé hoặc số lớn = Số bé + Hiệu
- Cách 2: Tìm số lớn trước: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2, Số bé = Tổng – Số lớn hoặc số bé = Số lớn – Hiệu
- TÌM HAI SỐ BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ:
- Bước 1: Vẽ sơ đồ
- Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau
- Bước 3: Tìm giá trị một phần (Tổng hai số chia cho tổng số phần)
- Bước 4: Tìm số bé, số lớn
- TÌM HAI SỐ BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ:
- Bước 1: Vẽ sơ đồ
- Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau
- Bước 3: Tìm giá trị một phần (Hiệu hai số chia cho hiệu số phần)
- Bước 4: Tìm số bé, số lớn
- TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ:
- Cách 1: Rút về đơn vị
- Cách 2: Tìm tỉ số
- TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số: Tìm thương hai số đó, nhân thương số đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
- Tìm a% của b: Lấy b chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy a nhân b rồi chia cho 100.
- Tìm một số biết m% của nó là n: Lấy n chia m rồi nhân 100 hoặc lấy n nhân 100 rồi chia cho m.
- TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU:
- Tìm vận tốc: v = s : t
- Tìm quãng đường: s = v x t
- Tìm thời gian: t = s : v
- TOÁN: CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU:
- S: Khoảng cách ban đầu
- Bước 1: Tìm HIỆU vận tốc = vận tốc xe lớn – vận tốc xe bé
- Bước 2: Thời gian 2 xe gặp nhau (hay thời gian xe 1 đuổi kịp xe 2) = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc
- TOÁN: CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU:
- S: Khoảng cách ban đầu
- Bước 1: Tìm TỔNG vận tốc của 2 xe
- Bước 2: Thời gian 2 xe gặp nhau = khoảng cách ban đầu của 2 xe : tổng vận tốc
Đó là những tóm tắt Công thức Toán Tiểu học mà bạn không thể bỏ qua. Hãy nắm vững kiến thức này để giúp bạn tự tin trong môn Toán. Đừng quên truy cập PRAIM để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Đề Hóa 11 cuối kì 2: Ôn tập kiến thức hóa học lớp 11
- Spotify Vanced Apk Download – Nghe nhạc mà thoải mái không quảng cáo
- Thời gian ân hạn và thời gian trả nợ là gì? Đặc trưng của hai loại thời gian
- PRAIM – Pocket Fm Pro Mod Apk: Ứng dụng di động tuyệt vời để thưởng thức âm thanh trực tuyến miễn phí