Tìm hiểu inspection là gì?
Inspection là một thuật ngữ khá khó hiểu, do đó trong phần này chúng tôi vừa giải thích nghĩa của từ ngữ này, vừa đưa ra ví dụ cụ thể giúp người đọc hiểu rõ hơn.
Nghĩa của từ inspection là gì?
Với sự đa dạng của tiếng Anh thì inspection là một thuật ngữ có nhiều nghĩa. Tuy nhiên ta có thể dựa vào bối cảnh hoặc những từ tiếng Anh khác kèm theo để xác định nghĩa của thuật ngữ này. Vậy inspection là gì? Inspection được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là cuộc kiểm tra, sự kiểm duyệt, sự thanh tra, sự xem xét,…
Nhưng nếu inspection được dùng trong công việc thì nó mang nghĩa là một cuộc kiểm tra, đánh giá hoặc tổ chức về những hoạt động hay những công đoạn nào đó. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào đặc tính của từng bộ phận trong công ty, doanh nghiệp.
Vậy inspector là gì? Inspector được dịch sang tiếng việt là ngài thanh tra, người giám định, người kiểm tra, nhân viên kiểm tra. Do đó bạn có thể hiểu inspector chính là người thực hiện inspection.
Thông qua inspection, ban lãnh đạo hay các nhà sản xuất có thể kiểm tra và xác định các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động có đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của người dùng hay không. Đồng thời inspection còn giúp ban lãnh đạo giám sát và cập nhật thường xuyên hiệu suất, năng suất hoạt động mà không cần quan sát trực tiếp. Do đó inspection còn được xem là cuộc kiểm tra bất ngờ.
Ví dụ cụ thể về inspection
Một ví dụ điển hình đối với việc kiểm tra hoạt động kỹ thuật sẽ gồm có các phép đo và được áp dụng cho từng đặc điểm nhất định của sản phẩm hay hoạt động nào đó. Khi có kết quả người ta sẽ so sánh nó với yêu cầu và tiêu chuẩn có sẵn để xác định sản phẩm hay hoạt động đó có đạt mục tiêu không, có đảm bảo chất lượng không.
Bên cạnh đó để chắc chắn cuộc kiểm tra diễn ra thuận lợi thì các doanh nghiệp hay công ty cần xác định rõ các quy trình kiểm tra trước khi tiến hành. Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ nên inspection không bắt buộc phải diễn ra trực tiếp mà có thể thông qua các công nghệ cảm biến như kiểm tra siêu âm, kiểm tra trực quan, kiểm tra quang học tự động.
Inspection thường được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Ta có thể thấy rằng việc kiểm tra hay thẩm định chất lượng luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, công việc. Vậy inspection trong những lĩnh vực khác sẽ như thế nào?
Inspection trong kinh doanh
Sau khi nắm được nghĩa của inspection là gì thì bạn sẽ thấy rằng inspection là yếu tố không thể thiếu trong cơ chế kinh doanh. Nguyên nhân bởi vì thị trường kinh doanh diễn ra rất căng thẳng và gay gắt, chất lượng hàng hóa cũng như giá thành luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà trong kinh doanh quốc tế, các quốc gia muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì cần trải qua các công đoạn kiểm tra chặt chẽ.
Inspection trong kinh doanh sẽ có một số điểm khác biệt so với inspection thông thường. Trong kinh doanh, đây là thuật ngữ được dùng giữa người mua và người bán. Thuật ngữ này vẫn mang nghĩa là kiểm tra hàng hóa, tuy nhiên quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào người mua.
Chính vì vậy trước khi nhận hàng, người mua sẽ thuê các cơ quan kiểm tra về hình ảnh, số lượng, đóng gói và đánh dấu. Đối với những người mua kỹ tính hơn, họ sẽ tổ chức inspection trực tiếp tại nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất.
Inspection trong phương tiện giao thông đường bộ
Việc bảo trì, kiểm tra các phương tiện giao thông đường bộ theo định kỳ rất quan trọng bởi nó sẽ giúp hạn chế khí thải, đảm bảo người dân đều tuân theo luật an toàn giao thông. Đặc biệt trong tình trạng giao thông nước ta còn nhiều hạn chế thì việc inspection thường xuyên là rất cần thiết.
Nhất là các phương tiện giao thông đường bộ có trọng tải lớn thì càng phải lên kế hoạch inspection thường xuyên.
Inspection trong giáo dục – đào tạo
Trong giáo dục đào tạo thì inspection đã không còn quá xa lạ nữa. Bởi cho dù là các lớp nhỏ như tiểu học đến các lớp lớn hơn như phổ thông hay đại học thì đều có các kỳ thi kiểm tra. Các kỳ thi này được diễn ra theo định kỳ nhằm đảm bảo học sinh tiếp thu hiệu quả các kiến thức, đồng thời còn đánh giá năng lực của từng người.
Inspection trong giáo dục đào tạo không chỉ diễn ra với đối tượng là học sinh mà còn có giáo viên hay thậm chí là các cơ sở vật chất. Thông qua inspection, sở giáo dục sẽ xác định được chất lượng đội ngũ giáo viên, kiểm tra cơ sở vật chất có đạt tiêu chuẩn để sử dụng hay không. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng học cho học sinh.
Một số thuật ngữ khác có liên quan đến inspection
Bên cạnh việc tìm hiểu inspection là gì thì bạn cũng nên trang bị cho bản thân một số thuật ngữ liên quan đến inspection. Bởi nghĩa của inspection sẽ bị ảnh hưởng bởi các thuật ngữ kèm theo.
Customs inspection là gì?
Customs inspection được hiểu là kiểm tra hải quan, là các biện pháp được tạo ra nhằm đáp ứng những quy định của luật Hải quan và được Hải quan sử dụng để đảm bảo sự tuân thủ đó. Tuy nhiên đây là cách hiểu customs inspection đối với công ước Kyoto.
Đối với luật hải quan nước ta thì customs inspection có nghĩa là nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ hải quan (tờ khai và chứng từ liên quan), tư cách pháp lý, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện và quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng.
Thông qua customs inspection, cơ quan hải quan đã củng cố và nâng cao chức năng quản lý nhà nước của mình, đồng thời còn đề cao tính trung thực, tính chuyên nghiệp và chính xác trong quá trình hoạt động. Customs inspection còn hạn chế tối đa những hành vi gian lận thương mại của bọn tội phạm quốc tế như lậu thuế, lậu hàng hóa. Từ đó cải thiện và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quality inspection là gì?
Bạn có thể hiểu đây là một thuật ngữ để chỉ về một phương thức quản lý chất lượng, thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Quality inspection sẽ gồm có những công việc liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành như thử nghiệm, so sánh kết quả,… Thông qua quality inspection, người ta sẽ xác định được sự phù hợp và mức độ đạt chuẩn của mỗi đặc tính.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng tại các công ty có quy mô lớn. Nguyên nhân là vì bản chất của phương pháp này là kiểm tra khâu cuối cùng – khi mà sản phẩm hay dịch vụ đó đã hoàn thành. Chính vì vậy nếu sản phẩm hay dịch vụ không đạt chất lượng thì các doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền lớn để kiểm tra. Do đó các doanh nghiệp nhỏ đều cho rằng quality inspection là một hoạt động lãng phí.
Trái ngược với điều này, các công ty hay doanh nghiệp lớn đều áp dụng quality inspection bởi họ cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Đó cũng là lý do mà quality inspection thường được sử dụng chủ yếu tại các công ty lớn. Ngoài ra đây cũng là một ngành nghề phù hợp cho những ai có kỹ năng giám sát, quan sát và quản lý tốt.
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi: “inspection là gì?”. Mong rằng qua bài viết này bạn không chỉ nắm rõ nghĩa của từ ngữ này mà còn biết thêm nhiều thuật ngữ có liên quan. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.