Trong các buổi biểu diễn của ca sĩ, nghệ sĩ lớn bạn sẽ luôn thấy có một nhóm hỗ trợ hát kết hợp cùng với ca sĩ, đó là những người thực hiện bè. Vậy hát bè là gì? Kỹ thuật hát bè có khó không? Hướng dẫn cách hát bè đơn giản cho người mới. Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Hát bè là gì?
Hầu hết chúng ta đều đã tìm hiểu qua về hát bè trong chương trình âm nhạc bậc trung học cơ sở nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Vậy hát bè là gì?
Bè trong âm nhạc là gì?
Hát bè là kỹ thuật hát xuất hiện khi có từ hai giọng ca trở lên như song ca, tốp ca, đồng ca hay dàn hợp xướng. Bè cũng có bè chính và bè phụ họa kết hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ cho giọng ca chính.
Vai trò của hát bè
Hát bè cũng giống như việc chúng ta tô điểm thêm cho một bức tranh thêm sinh động. Giọng hát bè sẽ làm nổi bật giọng hát của người chính tạo ra âm thanh đầy đặn và nhiều màu sắc hơn.
Thêm nữa hát bè sẽ giúp cả bài hát được hay và hài hòa hơn. Nhiều khán giả nghĩ rằng hát bè không có nhiều tác dụng trong một ca khúc, nhưng đối với buổi trình diễn live mà không có bè kết hợp thì dù ca sĩ có giọng hát hay đến mấy cũng sẽ có cảm giác đơn điệu, thiếu màu thiếu vẻ.
Có mấy loại hát bè
Trong kỹ thuật hát bè thì có 2 loại chính đó là bè phức điệu và bè hòa âm.
- Bè phức điệu: Còn được biết tới với cái tên dân giã là hát bè đuổi, tức giọng hát bè sẽ đảm nhận hát đuổi theo sau giọng ca chính.
- Bè hòa âm: Bè hòa âm gồm 2 hoặc nhiều người thực hiện hát cùng lúc sẽ có giọng trầm và giọng bổng, mặc dù hát cùng lúc với giọng ca chính nhưng không hề gây cảm giác rối cho người nghe mà lại rất hòa quyện.
Đặc điểm của hát bè là gì?
Hát bè có tầm quan trọng không thua kém gì với giọng ca chính, bè có một số điểm đặc trưng như:
- Tiếng bè thường nhỏ hơn giọng ca chính khá nhiều.
- Bè vẫn cần có tone và giọng hợp lý để hát, thông thường nếu là bè đuổi sẽ sử dụng tone cùng hoặc cao hơn chút còn nếu là bè hòa âm sẽ sử dụng 1 tone thấp và 1 tone cao hơn giọng chính.
- Hát bè thường không hát lại giống với giọng ca chính mà chỉ hát từ, câu giống hoặc thậm chí là khác hoàn toàn với lời của người hát chính.
- Mỗi giọng ca hoặc ca sĩ trong hát bè đều có giai điệu hoặc phần riêng biệt để hát, kết hợp với các phần khác để tạo ra một âm thanh hài hòa.
- Kỹ thuật hát bè có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều thế loại như pop, rock, jazz, nhạc cổ điển,….
Các loại giọng trong hát bè
Quy định trong kỹ thuật hát bè có những loại giọng như sau:
- Giọng nam trầm (Bass)
- Giọng nam trung (Baritone)
- Giọng nam cao (Tenor)
- Giọng nữ trầm (Contralto)
- Giọng nữ trung (Mezzo-soprano)
- Giọng nữ cao (Soprano)
Đối với hình thức hát bè theo nhóm nhiều người, nhiều phần bè thì có thể chia thành các loại giọng như:
- Hợp xướng giọng nữ
- Hợp xướng giọng nam
- Hợp xướng giọng nam và nữ
- Hợp xướng thiếu nhi
Cách hát bè cho người mới
Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn đến các bạn cách học hát bè đơn giản và dễ hiểu nhất cho người mới.
Quy tắc phối khi hát bè
Trước khi học cách hát bè chúng ta cần nắm được quy tắc phối bè trước, có rất nhiều nguyên tắc cần biết trong bè, nhưng 3 quy tắc đầu mà chắc chắn bạn phải biết đó là bè quãng tám, quãng năm và quãng ba.
- Bè quãng tám: Kỹ thuật bè đơn giản nhất, người hát sẽ thực hiện bè theo giai điệu của bài hát và cách với cao độ người hát chính một quãng tám.
- Bè quãng ba: Kỹ thuật hát bè quãng ba khó hơn, yêu cầu người hát phải luyện tập để nâng cao trình độ. Người bè phụ sẽ hát cùng lúc theo giai điệu cùng người hát chính và cách nhau cao độ một quãng ba.
- Bè quãng năm: Cũng giống như hai kỹ thuật hát bè trên thì kỹ thuật bè quãng năm người hát phụ sẽ hát chung giai điệu với người hát chính nhưng phải đảm bảo cao độ cách nhau một quãng 5.
Ngoài ra còn có một kỹ thuật hát bè khá khó đòi hỏi người hát phải có thâm niên và kỹ thuật cao đó là bè 1 giai điệu biệt lập. Chính những người thực hiện bè phải xác định được quãng và nắm bắt hợp âm trong bài hát tốt.
Cách hát bè
- Để học được cách hát bè đầu tiên bạn cần nắm rõ được nhạc lý cơ bản, nắm rõ được nốt trong bài hát. Như vậy thì khi bắt đầu tập bè bạn sẽ không bị bỡ ngỡ. Quan trọng nhất đó là phải hiểu về quãng, cao độ để bè không bị lệch tone, lệch nhịp, quãng với người hát chính.
- Ban đầu tập hát bè có thể khiến bạn không quen, nên hãy nghe lại những ca khúc có phần bè đã được nghiên cứu và dựng, phối bởi những nhạc sĩ hòa âm chuyên nghiệp và tập hát theo.
- Dần dần khi bạn đã có khả năng cảm âm tốt hơn thì khi một bài hát bạn sẽ biết khi nào cần bè và nhịp điệu, quãng, cao độ như thế nào cho phù hợp.
- Cần đảm bảo được giai điệu của phần bè bám theo giai điệu chính và bổ trợ cho giọng chính tốt nhất. Với những bạn mới tập thì miễn sao giọng hát không ngang với hợp âm bài hát là được, không cần quá cầu toàn. Sau một thời gian luyện tập thường xuyên bạn sẽ cảm nhận được cách bè hợp lý nhất.
Những điều cần chú ý khi hát bè
- Khi thực hiện bè nhất định cần phải tuân theo quy tắc quãng, hợp âm, nếu tự ý thay đổi có thể khiến bài hát nghe rất khó vào tai.
- Không giống với các loại ngôn ngữ khác, tiếng việt chúng ta có các thanh dấu trong từ ngữ nên khi hát bè thay đổi quãng, cao độ có thể khiến ý nghĩa câu bị thay đổi hoặc không rõ, vì thế chúng ta cần chọn những đoạn phối bè hợp lý nhất tránh trường hợp bè mà nghe rất bị ép từ.
- Tuyệt đối không được hát bè với âm lượng lớn hơn giọng chính vì nghe ca khúc sẽ không hài hòa.
Bí quyết để luyện được kỹ thuật hát bè
Một số bí quyết để bạn có thể học cách hát bè hiệu quả đó là:
- Luyện tập giọng, cách lấy hơi sao cho tốt nhất.
- Nên tập bè với các nhạc cụ như piano, organ, guitar,… đàn mẫu giai điệu bè phụ cho đúng độ cao khi bè thực tế để luyện theo.
- Luôn tập trung để nắm được nhịp điệu của bài hát sẽ giúp bạn bè chuẩn nhịp nhất.
- Tất nhiên muốn hát bè như một người chuyên nghiệp thì bạn cần phải luyện tập rất nhiều, không ngừng cải thiện bản thân và hỏi ý kiến đóng góp của những người có chuyên môn. Như vậy sẽ giúp bạn nâng cao được trình độ của mình hơn đó.
Một số bài hát có phần hát bè bạn có thể thưởng thức
Hát bè cần có một hệ thống âm thanh chất lượng
Để những người hát bè mới vẫn hay và đạt được hiệu quả tốt nhất cho ca sĩ chính thì không chỉ cần có kỹ thuật tốt, biết cách hát mà còn phải trang bị một hệ thống âm thanh chất lượng. Cụ thể ở đây thì phải sử dụng dòng micro không dây, có dây chất lượng cùng bộ xử lý âm thanh tốt như bàn mixer.
Về micro thì mic phải có độ nhạy và hút âm tốt, chất âm chân thực, rõ ràng không gặp tình trạng hú rít nhiễu rè. Bàn mixer tốt sẽ giúp điều chỉnh được âm lượng khi hát bè, giúp tiếng hát hòa quyện với nhạc hơn, ngoài ra có thể thêm các hiệu ứng cần thiết theo ý muốn của người căn chỉnh.
Những sai lầm thường gặp trong cách hát bè là gì?
- Độ chính xác của nốt nhạc: Một trong những lỗi phổ biến nhất trong bè là hát sai nốt nhạc. Điều này có thể xảy ra khi ca sĩ không lắng nghe cẩn thận các giọng khác hoặc không tự tin về độ chính xác của nốt nhạc của mình.
- Hát quá lớn: Lỗi phổ biến khác là hát quá to hoặc mạnh mẽ, khiến giọng của ca sĩ chìm khuất các giọng khác và làm mất cân bằng của trong hát bè.
- Thiếu tính tương hợp giữa các giọng: Kỹ thuật hát bè yêu cầu mỗi giọng hát phối hợp một cách mượt mà với các giọng khác, hát quá nổi bật hoặc không phối hợp tốt có thể làm mất cân bằng của bài hát.
- Âm vần không đồng nhất: Các âm vần đồng nhất là rất quan trọng để tạo ra đoạn bè mượt mà và đồng bộ. Nếu một ca sĩ không phù hợp với âm vần của các ca sĩ khác, nó có thể tạo ra hiệu ứng gây khó chịu.
- Kiểm soát hơi thở kém: Kiểm soát hơi thở là rất quan trọng trong ca hát, một nghệ sĩ hát bè không giữ được hơi thở hoặc lấy hơi thở không đúng chỗ có thể làm mất luồng khi hát bè biểu diễn.
Trên đây là bài viết giải đáp hát bè là gì cũng như hướng dẫn cách hát bè cho người mới. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật hát bè. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.