83 lượt xem

SNKRVN

Ở bài trước, SNKR Việt Nam đã chia sẻ với bạn những mẹo bảo quản và sử dụng giày vào mùa mưa. Nhưng việc giày bị ướt trong những ngày này quả thật là không tránh khỏi. Khi giày bị ướt do mưa mà bạn không có cách xử lý kịp thời có thể khiến giày nhanh bị hỏng và gây ra các vấn đề về da do nấm mốc. Để tránh những tình trạng trên, hãy trang bị cho mình những cách xử lý cực kì hữu ích cho những ngày mưa này nhé.

1. Sử dụng máy sấy quần áo

Trước hết hãy nhìn vào chất liệu đôi giày của bạn. Nếu giày bạn có chất liệu là sợi cotton hoặc tổng hợp và không có đế cứng hay đế gel thì bạn có thể dùng máy sấy. Đối với các loại giày thể thao, giày da hoặc giày chống thấm Gore-Tex, không nên dùng máy giặt hay máy sấy vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng chất liệu da.

Bước 1: Giặt sạch nếu giày bị lấm bẩn. Dùng nước ấm và chất tẩy nhẹ để làm sạch hiệu quả hơn.

Bước 2: Làm đầy máy sấy với khăn rửa chén và khăn lau nhưng không nhất thiết phải nhét quá đầy.

Bước 3: Đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày hướng ra ngoài.

Treo giày vào cửa máy sấy để tránh va chạm với lòng máy sấy
Treo giày vào cửa máy sấy để tránh va chạm với lòng máy sấy

Bước 4: Móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy rồi cẩn thận đóng chắc cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. Treo giày vào cửa sẽ giúp giày không bị va chạm với lòng máy sấy, tránh làm hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày.

Xem thêm  Cách tạo đề thi trên Azota nhanh chóng, dễ dàng nhất hiện nay

Bước 5: Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hoặc trung bình không quá 60 phút.

2. Sử dụng quạt máy

Cách này phù hợp với giày chất liệu da bền hoặc giày thể thao. Giày da lộn có thể cần được sấy khô chậm hơn.

Bước 1: Dùng vòi nước làm sạch các vết bẩn bám trên giày nếu có.

Bước 2: Dùng một chiếc quạt bàn hoặc quạt đứng có độ cao lớn hơn chiều dài của giày và đủ chắc chắn để có thể treo giày lên. Đặt một chiếc khăn lau bên dưới mặt trước của quạt để thấm nước từ giày trong quá trình sấy khô.

Bước 3: Lấy lót giày ra và sấy khô riêng với máy sấy hoặc bộ tản nhiệt trong vòng vài phút nếu chúng không phải làm bằng da.

Bước 4: Lấy một cái mắc áo cũ và dùng kìm cắt một đoạn tầm 15 cm rồi uốn thành hình chữ “S”. Một đầu uốn nhỏ hơn để móc vào quạt và đầu kia để móc vào giày.

Bước 5: Tháo dây giày, mở rộng giày để luồng gió từ quạt thổi vào được nhiều nhất.

Bật quạt ở mức trung bình đến cao trong 1 đến 2 giờ để giày khô hoàn toàn.
Bật quạt ở mức trung bình đến cao trong 1 đến 2 giờ để giày khô hoàn toàn.

3. Sử dụng túi hút ẩm, giấy báo hoặc gạo

Đây là phương pháp sấy nhẹ nhàng và nhanh chóng đối với giày da thuộc hoặc da lộn và guốc đế cứng.

Bước 1: Tìm một tờ báo hoặc túi hút ẩm, bỏ qua các trang có mực đen hoặc hình ảnh vì đôi khi mực in có thể thấm ra giày. Bạn cũng có thể đặt giày trong một chiếc hộp bên trong đổ gạo ngập khoảng 2.5 cm. Đóng kín hộp lại và để trong 2 giờ, gạo sẽ hút hết ẩm trong giày).

Xem thêm  Vệ sinh giày quận 8 - Dịch vụ tận nơi miễn phí từ PRAIM

Bước 2: Vo tròn những mẩu báo thành viên nhỏ rồi nhét vào giày sao cho thật căng.

20140814161042-g5

Bước 3: Dùng một tờ báo to bọc giày lại để có thể hút ẩm từ mặt ngoài của giày, đặt ở nơi khô thoáng.

Bước 4: Thay một lớp giấy mới sau mỗi 20 phút, giấy báo sẽ thấm hút nước và hơi ẩm từ bên trong giúp giày khô một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy, hay giấy vệ sinh thấm nước một cách hiệu quả, sau đó để nơi thoáng mát, giày sẽ khô nhanh hơn.

4.Ngoài ra còn có những lưu ý sau:

-Không nên phơi giày da ra ngoài trời nắng. Việc này sẽ làm cho da sẽ bị co cứng, gây hiện tượng giầy chật, da bị gẫy hoặc rách.

-Không nên đánh giầy khi bề mặt vẫn còn dấu hiệu của ẩm ướt mà phải lau khô hoặc sấy khô trước khi đánh giầy.

-Không sử dụng lại các đôi giày bị ẩm ướt trong ít nhất là 2 ngày.

Bình luận

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.