Áo dài là bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt, chiếc áo dài tô thêm nét duyên dáng của người phụ nữ. Với những ai thường xuyên mặc áo dài thì biết cách giặt và bảo quản nó là việc rất quan trọng. Bài viết hôm nay, Gianphoi.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách giặt áo dài đúng cách.
1. Những lưu ý khi xử lý các vết bẩn trên áo dài
Có rất nhiều chị em phụ nữ rất thích mặc áo dài, nhưng khi áo dài xuất hiện các vết bẩn hay vết ố vàng thường không biết xử lý như thế nào, đặc biệt là đối với áo dài trắng. Sau đây là một số lưu ý khi xử lý các vết bẩn trên áo dài.
+ Xử lý vết bẩn càng sớm càng tốt – vết bẩn càng để lâu càng khó tẩy sạch nhất.
+ Khi áo dài trắng bị ố vàng hay bị dính màu, để có thể tẩy sạch các vết cứng đầu này, bạn không nên dùng bàn chà, chà sát, hay vò mạnh tay vết ố sẽ ảnh hưởng đến bề mặt áo dài mà thay vào đó có thể áp dụng một số mẹo tẩy rửa quần áo sau đây.
Cách tẩy trắng áo dài bị ố vàng, bị dính màu đơn giản nhất là sử dụng chanh kết hợp với baking soda. Bạn hãy rắc một muỗng baking soda trực tiếp lên vết dính, sau đó dùng một nửa trái chanh chà nhẹ lên vị trí đó. Để hỗn hợp trên áo khoảng 15 phút, sau đó giặt xả lại bình thường với nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng baking soda, nước và oxy già để tẩy áo dài trắng bị dính màu.
+ Để áo dài được sạch, ban nên giặt qua nước sạch nhiều lần cho đến khi xà phòng được xả sạch hoàn toàn. Dùng nước xả vải để ngâm khoảng 10 đến 15 phút, tạo hương thơm cũng như giúp vải áo dài được mềm và bền màu.
Sau khi giặt áo dài đúng cách cần có Cách Bảo Quản Áo Dài Đúng Cách, để áo luôn bền đẹp
2. Cách giặt áo dài với các loại chất liệu
Khi nhắc đến áo dài, mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam. Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, áo dài được thay đổi về kiểu dáng cũng như chất liệu ngày càng hiện đại và đa dạng hơn. Tuy nhiên, để giữ cho áo dài luôn phẳng phiu đẹp mắt, chị em phụ nữ cần biết cách giặt áo dài phù hợp với từng chất liệu vải. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giặt áo dài với các loại chất liệu, chị em có thể tham khảo.
2.1 Cách giặt áo dài nhung
Bước 1: Với loại chất liệu “khó tính” này, nếu bị vết bẩn bám lên vải, trước khi đem giặt bạn hãy ngâm vải vào nước lạnh.
Bước 2: Dùng bàn chải mềm cho một ít bột giặt lên vết bẩn và chà nhẹ nhiều lần cho đến khi sạch vết bẩn.
Bước 3: Giặt lại bằng nước lạnh nhiều lần. Nếu không muốn áo dài bị dính mùi bột giặt thì bạn có thể cho vào chậu nước giặt 2 -3 giọt dấm để nó trung hoà với bột giặt còn lưu trên áo.
Bước 4: Sau khi đã giặt sạch, nên vắt nhẹ tay để không làm vải áo dài bị nhăn nhúm. Sau đó phơi vào chỗ râm mát và thoáng gió.
Xem thêm [Hướng dẫn] Giặt áo Vest chuẩn, đơn giản tại nhà
2.2 Cách giặt áo dài lụa
Bước 1: Phân loại vải áo lụa và giặt riêng để tránh phai màu.
Bước 2: Nhúng áo lụa vào trong nước ấm, có hòa xà phòng. Lấy xà phòng chà nhẹ vào vết bẩn trên áo.
Bước 3: Tráng lại đồ lụa với nước pha 40ml giấm trắng. Dấm pha nước giúp loại bỏ xà phòng và khôi phục độ bóng cho lụa.
Bước 4: Giặt lại nhiều lần với nước lạnh. Sau đó, phơi áo dài lụa ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.
2.3 Cách giặt áo dài thổ cẩm
Bước 1: Đầu tiên là giặt qua áo dài thổ cẩm vào nước lạnh. Đối với loại vải này cần giặt bằng tay.
Bước 2: Sau đó, ngâm áo dài vào sữa tắm hoặc dầu gội đầu, tuyệt đối không dùng xà phòng có tính tẩy mạnh.
Bước 3: Khi giặt chỉ cần bóp nhẹ tay cho ra mồ hôi và bụi bẩn, không nên vặn xoắn.
Bước 4: Xã lại nhiều lần với nước lạnh. Nếu thích có thể sử dụng thêm nước xả vải cho áo dài có mùi hương.
Bước 5: Phơi áo dài thổ cẩm dưới ánh nắng nhẹ, phơi bề trái thổ cẩm sẽ giúp sản phẩm bền màu hơn.
Nách là vùng da tiết nhiều mồ hôi khi hoạt động mạnh vì vậy dể sinh ra mùi hôi, Xem ngay 9+ Cách Khử Mùi Hôi Nách Trên Áo , với những cách này áo sẽ không còn mùi hôi khó chịu.
2.4 Cách giặt áo dài gấm
Đối với áo dài gấm, không được sử dụng máy giặt mà nên giặt bằng tay. Để tránh áo phai màu và bền đẹp, bạn không nền dùng xà phòng mà thay bằng dầu gội đầu.
Nếu giặt tay, nhiệt độ nước nên vừa phải, khoảng 30 độ. Không nên giặt quá nóng, sẽ bị mất độ bóng, còn quá lạnh sẽ làm vải bị co lại. Khi phơi cần lộn quần áo phía trong ra ngoài.
Xem thêm Cách Giặt Áo Lông Cừu Và Bảo Quản Đúng Cách Tại Nhà
3. Có nên sử dụng máy giặt để giặt áo dài hay không
Để áo dài luôn thướt tha, mềm mại thì tốt nhất bạn nên giặt bằng tay nhưng nếu bạn là người thường xuyên phải mặc áo dài và quá bận rộn thì bạn có thể giặt bằng máy. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy giặt có chế độ giặt áo. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý một vài điều sau để việc giặt áo dài bằng máy hiệu quả hơn.
+ Đầu tiên là phải xem chất liệu của áo dài có giặt máy được hay không, bởi trên thị trường hiện nay áo dài được làm từ nhiều khác nhau và không phải chất liệu nào cũng giặt bằng máy được.
+ Nên giặt riêng áo dài với chế độ giặt áo dài của máy giặt, để đảm bảo quần áo được giặt sạch nhất.
+ Nếu máy giặt không có chế độ giặt riêng áo dài thì bạn cũng có thể chọn chế độ giặt nhẹ nhất để đảm bảo cho độ bền cho áo dài.
+ Chọn loại bột giặt chuyên dụng cho áo dài hoặc loại có độ axit yếu.
Giàn Phơi Quần Áo Thông Minh Chính Hãng đang được ưu đãi lên đến 51% tại gianphoi.com.vn. Liên hệ đặt hàng ngay!
4. Lưu ý khi phơi, ủi và bảo quản áo dài
Để áo dài của bạn luôn phẳng phiu đẹp mắt khi mặc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
4.1 Lưu ý khi phơi áo dài
+ Nên phơi áo dài ở nơi thoáng gió và nắng vừa phải để tránh vải bị khô cứng và phai màu, dễ rách.
+ Không nên phơi áo dài lụa nơi có nhiệt độ cao, bởi vì áo sẽ nhanh chóng bị phai màu, mất đi độ bóng vốn có có khiến cho sợi vải nhanh cũ.
+ Tránh dùng thuốc tẩy, bởi các chất tẩy rửa có hóa chất mạnh sẽ dễ làm hỏng các loại vải sợi tự nhiên như vải lụa tơ tằm của áo dài.
Vào mùa mưa quần áo lâu khô gây bất tiện khi cần sử dụng, tham khảo ngay 8+ Cách làm quần áo nhanh khô trong 5 phút, Quần áo sẽ nhanh khô sẵn sàng khi cần sử dụng
4.2 Lưu ý khi ủi áo dài
Cách tốt nhất để ủi áo dài là nên ủi áo khi áo còn ẩm. Còn nếu bạn đã phơi áo khô mà tính ủi thì nên dùng bình xịt. Xịt nước cho ẩm áo dài rồi mới tiến hành ủi. Sau đây là các bước ủi áo dài đúng cách bạn tham khảo nhé.
Bước 1: Chuẩn bị bàn là hơi nước hoặc những loại bàn là có chế độ này và bật sẵn chúng 5 phút trước khi ủi.
Bước 2: Trải áo dài lên mặt phẳng và nhớ là lót một tấm vải mỏng phía dưới.
Bước 3: Bạn tiến hành là từ phần cổ áo – cánh tay áo – cổ tay áo – hai tà áo dài. Theo thứ tự này sẽ giúp cách ủi áo dài được nhanh chóng và tránh bị cháy vải. Trong suốt quá trình ủi đòi hỏi bạn cần có thao tác đều tay, dứt khoát và nhẹ nhàng.
Xem thêm [Hướng Dẫn] Cách Sử Dụng Máy Sấy Quần Áo Đơn Giản
4.3 Lưu ý khi bảo quản áo dài
Để áo dài phẳng phiu đẹp mắt khi mặc, bạn nên ủi thẳng áo dài sau đó treo lên móc đặt vào tủ. Nếu không thường xuyên mặc áo dài, bạn nên gấp gọn áo dài sau đó cho vào túi ni lông sạch và bỏ vào tủ. Bởi không cho vào túi thì áo dài sẽ nhanh bị ố vàng, xỉn màu.
Hy vọng với những thông tin mà Gianphoi.com.vn cung cấp ở trên sẽ giúp bạn biết cách giặt áo dài đúng cách và biết cách bảo quản chúng. Các bạn hãy nhớ đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có cho mình thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích nhé.
Thông tin liên hệ:
Website: Gianphoi.com.vn
Địa chỉ: 284 Đường Mỹ Đình, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0966615399
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/gianphoidothongminhhoaphatchinhhang
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYVxTqHnwSjs1eVgN2H_cig
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.