125 lượt xem

Cách từ chối nhận việc lịch sự, thông minh và khéo léo

Job ngon – Lương 16Tr + Hoa hồng không giới hạn – Mời bạn ứng tuyển

Bạn có biết rằng: Nói lời từ chối bao giờ cũng khó hơn câu cảm ơn rất nhiều. Đặc biệt đây lại là từ chối một công việc mà bạn đã từng đặt rất nhiều tâm tư và thời gian mới có được. Vậy làm thế nào để có thể từ chối nhận việc một cách thông minh và khéo léo mà vẫn giữ được thiện cảm với nhà tuyển dụng?

1. Cách ứng xử khi muốn từ chối nhận việc

Có rất nhiều nguyên nhân để bạn mất công nộp một bản CV đẹp mắt, trải qua vòng phỏng vấn nhưng rồi vẫn quyết định từ chối nhận việc. Chẳng hạn trong quá trình phỏng vấn bạn phát hiện công ty có chính sách đãi ngộ không tốt, không giống như trong tưởng tượng của bạn hay đây công phải là công việc mà bạn mong muốn. Hoặc có thể bạn nhận được một lời mời làm việc với chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn.

Và bạn đang cảm thấy rất bối rối vì không biết nên từ chối lời mời nhận việc này như thế nào để vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Hãy để JobsGO cung cấp cho bạn một vài lời khuyên hữu ích nhé!

từ chối nhận việc
Cách ứng xử khi muốn từ chối nhận việc

1.1 Thời gian từ chối

Chúng ta ai cũng muốn mình được phép cân đo đong đếm để có một sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Nhưng bạn có suy nghĩ đến doanh nghiệp vừa gửi lời mời làm việc cho bạn hay những người cùng ứng tuyển vào vị trí giống như bạn không? Điều này là bất công đối với họ khi bạn cứ cố kéo dài thời gian trả lời.

Xem thêm  Cách chơi OMG 3Q – Hướng dẫn build đội hình 7 ngày đầu

Thời gian hợp lý nhất để trả lời lời mời làm việc này là trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thư của nhà tuyển dụng.

Có hai hình thức để trả lời cho nhà tuyển dụng đó là thông qua điện thoại hoặc gửi email. Dù dùng cách nào thì bạn cũng phải thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt. Hãy giúp họ tiết kiệm thời gian để có biện pháp thay thế, tránh làm chậm tiến độ hoạt động của công ty. Đừng biến mình thành một người kém chuyên nghiệp trong mắt họ. Biết đâu sau này bạn sẽ còn ứng tuyển lần thứ 2 tại công ty này nữa.

Xem thêm: 7 mẹo viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

1.2 Tỏ thái độ biết ơn

Nhà tuyển dụng đã phải mất rất nhiều thời gian để sàng lọc hồ sơ, tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm làm việc cũng như chuyên môn của bạn trong số rất nhiều hồ sơ khác. Đồng thời họ còn tốn thời gian để sắp xếp một cuộc phỏng vấn với bạn. Chính vì vậy bạn cần phải tỏ thái độ biết ơn với họ vì đã dành thời gian và công sức cho mình, đặc biệt là bạn còn đang muốn từ chối lời mời làm việc này.

Thay vì chỉ đáp lại rằng “Tôi không chấp nhận lời mời cho công việc này”, hãy tỏ ra thật khéo léo với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn bạn có thể thông báo với nhà tuyển dụng: “Tôi rất biết ơn quý công ty vì đã dành thời gian xem xét, đánh giá hồ sơ cũng như trả lời mọi thắc mắc của tôi về vị trí ứng tuyển và công ty”; “Cảm ơn anh/chị rất nhiều về buổi phỏng vấn vào cuối tuần vừa rồi. Tôi rất vui vì đã có cơ hội được tham quan công ty và gặp gỡ những vị đồng nghiệp tương lai hòa đồng, tiềm năng”.

1.3 Trình bày lý do ngắn gọn

Có thể sau buổi phỏng vấn bạn không cảm thấy công ty này giống với tưởng tượng ban đầu của mình nữa hay bạn thấy môi trường làm việc kém, thiếu chuyên nghiệp, không có cơ hội cho bạn phát triển bản thân. Nhưng bạn không nên đưa ra những lý do như thiếu chuyên nghiệp như vậy.

Xem thêm  Top 9+ cách làm đồ chơi từ nắp chai nhựa độc đáo, dễ dàng

Bạn không cần phải thông báo cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã trải qua thời kỳ khủng khiếp như thế nào để đến được với quyết định từ chối này. Chỉ cần một lời giản thích ngắn gọn và rõ ràng là đủ.

Ví dụ bạn có thể nói: “Sau khi xem xét cẩn thận lời mời làm việc của quý công ty, tôi cảm thấy vị trí này chưa thật sự phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình” hay bạn có thể tiến cử một người khác thay cho vị trí mà bạn trúng tuyển này.

Xem thêm: 8 quy tắc ứng xử nơi công sở

1.4 Thể hiện mong muốn hợp tác nếu có cơ hội

Bạn hãy tỏ rõ sự nuối tiếc khi không có cơ hội được hợp tác với nhà tuyển dụng. Ngoài ra bạn có thể giới thiệu cho nhà tuyển dụng ứng viên khác có tiềm năng thông qua các mối quan hệ của mình. Không có lý do gì để nhà tuyển dụng không mỉm cười hài lòng nếu bạn giới thiệu cho họ được một ứng cử viên sáng giá phù hợp với vị trí mà họ đang cần hết.

Hoặc bạn có thể đưa ra một lời chúc tốt đẹp cho họ “Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được trao đổi cùng với anh/chị. Hy vọng chúng ta sẽ có dịp để hợp tác với nhau trong tương lai” hay “Hẹn gặp lại anh/chị vào buổi hội thảo sắp tới của công ty”.

2. Các cách từ chối nhận việc lịch sự, khéo léo

Cách từ chối offer lịch sự
Các cách từ chối nhận việc lịch sự, khéo léo

Có 2 cách từ chối nhận việc phổ biến các bạn có thể áp dụng đó là qua điện thoại hoặc qua email. Tùy vào từng cách mà các bạn hãy ứng xử khác nhau, đảm bảo sự chuyên nghiệp và không làm mất lòng nhà tuyển dụng nhé.

2.1 Từ chối qua điện thoại

Khi nhà tuyển dụng gọi điện để tìm hiểu sơ lược về bạn trước buổi phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy môi trường không phù hợp, hãy trả lời một cách nhẹ nhàng và tôn trọng. Lưu ý bạn không tắt máy ngang hoặc đưa ra lý do thẳng thừng, hãy lắng nghe và biểu đạt lý do của bạn, đồng thời cảm ơn vì họ đã gọi cho bạn. Nếu sau buổi phỏng vấn, bạn quyết định từ chối, hãy gọi lại người liên lạc trực tiếp khi phỏng vấn và áp dụng cách từ chối nhận việc một cách lịch sự như đã trình bày trước đó.

Xem thêm  Hướng dẫn 5 cách sửa lỗi Bug Splat trong LoL đơn giản nhất

Vì cuộc trò chuyện diễn ra qua điện thoại nên bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, kiềm chế cảm xúc và sử dụng giọng nói dễ nghe. Lưu ý bạn không được cười giỡn hoặc tỏ thái độ thiếu tôn trọng với người gọi. Dù bạn từ chối công việc hiện tại, nhưng trong tương lai, có thể bạn sẽ gặp lại công ty đó.

2.2 Từ chối qua email

Việc từ chối một cơ hội việc làm thông qua email mang lại sự thoải mái và tự nhiên hơn nhiều so với việc từ chối qua điện thoại. Bằng cách sử dụng email, bạn có thể kiểm soát thái độ và chọn lựa câu từ một cách chính xác, chuyên nghiệp.

Khi soạn thư từ chối nhận việc, có một số điểm cần lưu ý để giúp bạn tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Phần nội dung chính của email từ chối thường bao gồm các mục sau:

  • Tiêu đề
  • Mở đầu
  • Lời cảm ơn
  • Lời từ chối
  • Lời hứa hẹn và chào kết

3. Tham khảo một số mẫu từ chối nhận việc qua email

Dưới đây là một số mẫu từ chối nhận việc lịch sự, khéo léo mà các bạn có thể tham khảo:

Mẫu 1:

mẫu từ chối nhận việc 1

Mẫu 2:

mẫu từ chối nhận việc 2

Mẫu 3:

mẫu từ chối nhận việc 3

Mẫu 4:

mẫu từ chối nhận việc 4

Mẫu 5:

mẫu từ chối nhận việc 5

Từ chối nhận việc với công việc mà bạn không ưng ý chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhưng nếu bạn cư xử một cách thông minh và khéo léo thì sẽ luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy tỏ ra mình là một người chuyên nghiệp để nếu không làm việc cùng với nhau ở hiện tại thì vẫn có thể hợp tác trong tương lai.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.