Bạn đang xem bài viết Cách Om Gà Chọi Cho Hiệu Quả Ngay Tức Khắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách om bóp gà chọi đúng cách. Sẽ giúp cho gà chọi tránh được những loại bệnh nấm mốc. Hay những loại ký sinh trùng trên da và lông. Loại bỏ mùi hôi khó chịu, khi om gà chọi với cách om bóp gà chọi đúng xong. Gà chọi sẽ trở nên sạch sẽ, khí huyết lưu thông, lỗ chân lông thông thoáng. Nhờ đó mà da gà dày hơn giúp gà khi chiến đấu sẽ không bị rách da như những chú gà không được om. Đặc biệt là khi om gà chọi xong da gà sẽ có màu đỏ cực kỳ đẹp.
Một tác dụng nữa trong cách om gà chọi đó là, giúp chiến kê của bạn trở nên gần gũi bạn hơn. Tạo được thiện cảm giữa chủ kê và chiến kê với nhau. Đây là một công dụng cực kì tốt của việc om gà chọi và cách om bóp gà chọi. Khi đã có thiện cảm gà sẽ không bị nhát khi chủ kê cho ăn. Nhất là những con gà chọi mới mua về.
Có thể thấy tác dụng của việc om gà rất quan trọng khi chơi gà chọi. Nếu không om gà, gà rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da. Vậy nên khi chơi gà các bạn cần phải om gà để gà có một bộ da săn chắc và khỏe mạnh.
– Nồi cơm điện hoặc nồi khác để nấu
– Khăn mặt hoặc khăn sạch
– Một chiếc thảm cho gà để chân ( nếu có)
– Xả
– Vỏ bưởi
– Lá ổi
– Nghệ loại củ to và có màu vàng ( làm dày da )
– Chè tươi hoặc chè khô: nếu mọi người dùng chè khô lưu ý cho chè khô vào một miếng vải hoặc một chiếc tất. Sau đó bịt lại tránh những lá trà con bị vụn ra ngoài. Còn dùng chè tươi có thể bỏ luôn vào nồi nước om. ( làm gà trở nên dẻo dai )
– Ngải cứu nên chọn loại già, nếu không có già dùng non cũng được. ( nhanh tan vết bầm và mệt mỏi )
– Rượu trắng chuẩn, không nên thay thế rượu trắng bằng các loại rượu tây hoặc rượu màu. Loại rượu đế trắng là tốt nhất trong cách om bóp gà chọi.
Khi chuẩn bị các nguyên liệu xong. Công việc các bạn cho tất cả các nguyên liệu vào trong nồi và đổ nước. Sau đó ngồi đợi nước sôi lên tầm 10 -15 phút là có thể om được cho gà.
Thời gian nào gà thích hợp om bóp gà chọi
– Gà có độ tuổi từ 10 tháng trở nên mới được cho om. Khi om gà phải có một sức khỏe bình thường không bị bệnh, không nên om sớm quá dễ bị hỏng gà.
– Gà sau khi vần xong, 3 ngày sau mới được om gà. Gà có vết thương nhỏ vẫn có thể om gà. Giúp nhanh liền da và phục hồi vết thương tốt. Gà bị thương nặng không nên om gà sớm.
– Việc om gà choi theo cách om gà chọi đúng. Sư kê nên thực hiện định kỳ để đạt được hiểu quả cao nhất và nhanh nhất. Với gà chuẩn bị cáp độ đá gà thì các sư kê càng nên chú ý om gà kỹ. Để da gà dày hơn, có lợi trong khi đá và giảm lực tấn công của các đòn đá của đối thủ.
Cách om gà chọi rất đơn giản nhưng những ai không biết sẽ không hề dễ dàng chút nào. để mô ta chi tiết cách om gà chọi, các bạn hãy theo dõi video cách om bóp gà chọi của chúng tôi để hiểu hơn về quy trình om gà chọi hay nhất.
https://www.youtube.com/watch?v=F7VXfMGy_I8
Một số lưu ý khi om gà chọi
Một số lưu ý nhỏ mà các sư kê nên chú ý trong quá trình om gà chọi. Đó chính là các sư kê khi bôi nước om gà chọi không nên để nước quá nóng. Nấu nước nóng nhưng việc dùng tấm vải để nhúng vào nước. Để giảm độ nóng lại. Tránh việc gà chọi bị bỏng.
Khi gà có các vết thương thì sư kê nên chú ý. Nếu vết thương hở nặng thì không nên om gà ngay. Còn với vết thương nhỏ thì các sư kê vẫn có thể om gà. Việc om gà có thể giúp cho gà chọi nhanh bình phục, liền da hơn. Tuy nhiên lực tay khi mát xa cho gà chọi cần dùng lực phù hợp. Tránh việc lau mạnh tay khiến vết thương nặng hơn.
Khi om gà xong, các sư kê có thể để gà chọi hoạt động tự nhiên. Để cho nước om gà tự khô sẽ phát huy tác dụng của nước om hơn.
Các sư kê nhớ theo dõi các bài viết mới từ chúng tôi Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích cho việc chăm sóc gà chọi, huấn luyện gà đá. Và đừng quên tham gia vào cộng đồng sư kê Xem đá gà. Bằng cách Like fanpage Xem đá gà. Để có cơ hội giao lưu với các sư kê trên toàn quốc.
Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất
Tìm hiểu kỹ thuật om gà chọi 1. Om gà chọi để làm gì?
– Om gà chọi là việc làm giúp cho gà sạch sẽ, thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, góp phần giúp da gà dày, bóng, đỏ đẹp, vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà không đc om. Ngoài ra, việc om gà chọi còn giúp gà hạn chế rận bọ, muỗi và một số loại kí sinh, làm cho gà không bị hôi, ôm vào người thơm tho.
– Tác dụng nữa của việc om gà chọi là tạo sự gần gũi thân quen giữa gà với chủ, làm cho gà đỡ nhát người, không hoảng khi chủ cho ăn, ôm ấp vuốt ve
2. Các nguyên liệu chuẩn bị cho om gà chọi.
– Đồ chứa: tốt nhất là dùng nồi điện, vừa đỡ hơi than, vừa tiện điều chỉnh nhiệt, lại dễ trong việc bê đi bê lại.
– Khăn mặt: nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om, kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa.
– Một miếng thảm lót dưới chân gà, tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng.
– Nghệ: nên dùng nghệ vàng, củ cái tròn to.
– Chè: nếu ai om bằng lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi, còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại, tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài.
– Ngải cứu: nên dùng cây già thì tốt.
– Bên trên là 3 thứ chủ đạo: nghệ làm dày da nhanh liền sẹo, chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.
– Một chén rượu trắng (không nên dùng chivas, X.O, hennesy hay tương tự như thế ^^ )
Với các nguyên liệu trên anh em nào ở phố khó kiếm có thể ra chợ, tìm hàng bán lá xông, 1 bó buộc sẵn có đủ các loại này. Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi, đun sôi lên là dùng luôn.
– Ngồi ghế thấp, kẹp nhẹ gà vào giữa háng, nối om nên để hơi chếch về phía trước bên tay phải.
– Nhúng khăn, vắt khô, gập lại.
– Đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu, sau đến đỉnh tảng, lúc này vẫn túm khăn lại.
– Lúc khăn nguội dần, xoè khăn ra, ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ, ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà.
– Khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra, đặt vài lòng bàn tay, lau sạch khe mào, cánh mũi gà, lau dọc cổ từ trên xuống dưới.
– Lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai, lau sạch trong nách, lau xuống đùi, ngực và bụng dưới.
– Với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau, lau ngược lên phía trước chứ không nên lau từ phía sau.
– Làm đi làm lại như thế 3-4 lần.
– Sau khi om bằng khăn thì chuyển sang xoa bóp bằng tay, làm đúng như xoa bằng khăn, xoa tay cho gà khô da và lông.
– Khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30′ rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong, xoa tay khô không nên phơi nắng, vì lúc ấy phơi rất hại, gà dễ đi ỉa + sổ mũi, cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng, không tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm, thoáng mát để gà rỉa lông, có cát sạch để gà đầm cát.
4. Một số chú ý khi om gà chọi.
– Nếu là gà tơ thì cho ít nghệ, gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều.
– Kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau, mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt, tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế, nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên, còn thân gà thì om sau, hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi, lai nhanh người rồi xoa tay.
– Khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day, om gà mới đá thì chỉ hấp tang, nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn, không xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén.
– Cách ngày đá trước 3 ngày không nên om chặt tay, có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi, thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi, không đc lau với nước om cho đặc nghệ.
– Với gà tơ nước om không nên cho vỏ măng cụt và phèn chua.
Chúc anh em luôn thành công trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê hay!
13 Màu Lông Gà Chọi
Xem gà chọi qua màu lông là một trong những cách xem tướng gà phổ biến hiện nay. Qua màu lông, các chuyên gia đá gà đã có thể phán đoán được khả năng chiến đấu của con gà đó.
1. Gà lông ngũ sắc (5 màu khác nhau)
Gọi là ngũ sắc vì bộ lông gà có đúng 5 màu khác biệt. Những người nuôi gà chọi chuyên nghiệp đúc kết rằng, trong 5 màu này nếu có 3 màu là đen, xanh và vàng kim là cực kì tốt.
Sở dĩ ví như dòng “linh kê” trong giới gà chọi là bởi kỹ năng chiến đấu tuyệt hảo cùng với sự lì lợm, đĩnh đạc không ngại bất cứ một đối thủ nào của loại gà này.
Bộ lông gà tía có màu đỏ sẫm (tạo ra bởi màu đỏ pha lẫn đen) hoặc đỏ tươi kết hợp màu vàng.
Các sư kê chia giống gà tía thành hai loại đó là gà tía lau và gà ô tía.
– Gà ô tía hay còn gọi là điều ô: Đây là loại gà có màu lông tía kết hợp với các lông màu đen tạo thành bộ lông có màu sẫm (nhiều người vẫn hay gọi là tía mật).
Tía mật có thể lực dồi dào, đòn nhanh và mạnh, có khả năng chiến đấu với nhiều đối thủ.
– Gà tía lau: Đặc điểm của loại gà này là có những sợi lông màu trắng tuyệt đẹp nổi lên. Các sư kê cũng đặc biệt thích loại gà này vì kĩ năng của nó cũng rất tốt, dù không được đánh giá cao bằng gà ô tía.
Đứng thứ 3 trong số những dòng gà có lông đẹp được ưa thích là gà ô. Sở dĩ có tên như vậy vì gà có màu đen tuyền, ở một số ít chiến kê còn xuất hiện lông trắng.
Loại gà này được nhiều người lựa chọn để thi đấu bởi khả năng chịu đòn giỏi và sức bền tốt. Gà ô gồm các loại là ô ướt, ô kịt và ô mơ. Đặc điểm của từng loại gà này như sau:
Gà ô ướt: có màu đen tuyền rất mượt thêm vài điểm xanh tựa như cánh cam. Lông của nó đen và bóng mượt cảm giác như bị ướt nước. Gà ô ướt chiến đấu rất hăng, không ngán đối thủ và sức bền cao.
Gà ô kịt: Màu lông của loại gà này giống như ô ướt, chỉ có điều là nó không mượt và bóng bằng.
Gà ô mơ: Loại gà này có lông đen là chủ đạo nhưng kết hợp với một số đốm trắng hoặc tía.
Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng là gà xám, màu sắc của loại gà giống như màu tro. Đây là loại gà có sức khoẻ rất tốn, chiến đấu bền bỉ nên cũng được nhiều sư kê lựa chọn.
Đây là một loại gà rất thú vị vì bộ lông của nó có màu trắng lợt hoặc màu xanh nhạt tựa như ngọn cây chuối. Gà chuối rất nhanh nhẹn nhưng lại không có thể lực tốt nên ít khi được lựa chọn trong thi đấu.
Gọi là gà quạ là bởi gà có có bộ lông đen hoàn toàn, màu chân cũng đen, đôi mắt trắng nhìn rất tinh ranh giống như quạ. Gà này có lối đá hiểm, những đòn đá của gà thường nhằm trúng điểm yếu nhất của đối phương
Bộ lông gà khét tạo ra bởi hai màu chủ đạo là đỏ tươi và xám, kết hợp một số màu đen.
Gà khét có sự linh hoạt trong thi đấu, đặc biệt là những con gà có cựa nên cũng thường được nhiều sư kê sử dụng. Vậy gà khét chân gì tốt? Tùy lông mã và lông bờm của gà Khét hay gà Que mà có màu đỏ (có thể đỏ thâm, đỏ rực, đỏ tía) thì nó sẽ mang mệnh Hỏa. Ta sẽ hợp cách với các màu chân sau đây: màu chân chì, màu chân vàng, màu chân xanh hay màu chân vàng mây có ráng đỏ. Trong đó, gà Điều hợp cách với màu chân xanh nhất không hợp với gà chân vàng và chân trắng.
Gà hoe cũng được khá nhiều người lựa chọn thi đấu vì nó có sự nhanh nhẹn. Gà có màu lông vàng đậm kết hợp một số đốm đỏ.
Gà nhạn là giống gà có lông trắng như tuyết.
Nếu gà có thêm những đặc điểm như chân trắng chỉ hồng, mắt có màu bạc, mỏ trắng thì sẽ thi đấu rất tốt và nhanh nhẹn.
Tuy nhiên, nếu có chân màu xanh hoặc màu chì thì không nên chọn vì thi đấu kém.
10. Gà bịp (còn gọi là gà ó)
Bộ lông gà bịp gồm những nhánh lông tròn và diện tích rộng, màu đỏ là chủ đạo kết hợp một số điểm vàng nhạt,tựa như lông chim ó.
Giống gà này có tính cách hung dữ, trường hợp mà chân xanh, móng tím, thân hình ngủ đoản thì cực kì hiếm gặp và có khả năng chiến đấu tuyệt vời.
11. Gà bông trích
Đây là loại gà có mồng trích, bộ lông của nó có màu đốm cũng rất đẹp
Gà bồng tích nổi tiếng về khả năng đá, lực đá của chúng rất mạnh có thể hạ gục đối phương trong 2 hồ..
Bộ lông gà đốm có nhiều màu và đốm như màu cánh bướm. Tuy nhiên, số lượng màu ít hơn 5, nên không thuộc giống gà ngũ sắc.
Gà bướm có biệt tài về mổ đầu đối phương, những cú mổ của chúng cắm sâu vào phần thịt, khiến đối phương đau đớn, dẫn đến thua cuộc.
Gà cú có lông mọc lốm đốm giống như hình răng cưa, mọc lăn tăn và nhỏ tựa chim cú. Gà này ít được lựa chọn thi đấu vì đá không tốt bằng những giống gà trên.
Cách Đúc Gà Chọi Giữ Dòng
Cho nên, Cách đúc gà chọi giữ dòng là nỗi băn khoăn của nhiều sư kê, nhất là những người mới bước vào nghề nuôi gà chọi. Để sở hữu được những thế hệ hậu duệ dũng mãnh không phải là điều mà mọi đều sư kê dễ dàng đạt được. Đời bố có thể là “linh kê bất bại” , gà mẹ là “thần kê nức tiếng”, thế nhưng chưa chắc đời con của chúng lại có được những “gen trội” của bố mẹ. đúc gà chọi đúng cách để giữ dòng và đạt được kết quả như ý luôn là mong muốn của mọi người nuôi gà đá. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên bằng các kiến thức bổ ích như sau.
Những chú ý căn bản khi phối giống
Trước khi phối giống (đúc) gà thì cần chú ý những điều sau:
Chọn gà trống đúc có tuổi đời từ lông 2 trở lên và có tông tử đàng hoàng. Đặc biệt chúng cần khoẻ mạnh.
Nên chỉ đúc 1 trống với 1 mái. Trong thời gian đúc, cần tách gà trống mái ra định kì 3 ngày cho giao phối 1 lần để giúp gà trống có lượng tinh trùng đủ khoẻ.
Với gà mái nên chọn gà có hình thức đẹp, tông dòng rõ ràng, trạng gà vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ ( tốt nhất rơi vào trạng 24-25 là hợp lý)
Trên thực tế cho thấy tỷ lệ trống mái trong đàn gà thường cho gà mái cao hơn trống. Vì vậy, nếu muốn tỷ lệ trống mái không bị chênh lệch quá, giúp có nhiều gà trống hơn thì sư kê cũng cần lưu ý thực hiện:
Cho gà mái ăn ít, để chúng tự đi kiếm ăn và không được cho ăn thừa thãi bởi khi đó khả năng gà cho trứng mái là rất cao.
Trong thời gian đẻ trứng, nên cho gà mái tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Trứng gà trống thường sẽ tròn hơn
Làm mát nơi gà đẻ trứng để tỷ lệ trống cao hơn.
Kỹ thuật đúc gà chọi giữ dòng
Trong quá trình đúc gà chọi giữ dòng, sư kê cần phải hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật về các cách chọn nòi giống, kỹ thuật nuôi gà đời bố mẹ và cách đặt ổ gà đúng cách. Trong đó mỗi phương pháp cần những lưu ý quan trọng bao gồm:
Chọn lựa nòi giống khi đúc gà
Giống nòi là một trong những yếu tố cần thiết nhất của quá trình đúc gà. Gà đời bố mẹ có những ưu điểm tốt thì mới có khả năng lưu giữ được những đặc điểm ưu việt cho thế hệ sau.
Bởi vậy, sư kê khi đúc giống cần lựa chọn những con gà có thế hệ F1 theo những đặc điểm:
Không đúc giống những con gà có đời bố mẹ cùng huyết thống, sẽ gây nên tình trạng cận huyết ở đời con
Gà trống cần phải có sức khỏe tốt, ít bệnh, tướng tá rắn chắc. Nên chọn những con đã có thành tích tốt trên sàn đấu. Gà mái sẽ quyết định đến 80% bởi vậy bạn nên chọn những con mái rặc, dữ dằn, có những lứa gà con trước giành được thành tích cao.
Bạn nên chọn những con gà mái hai mang phối với gà trống chui để tạo ra những con gà lối tốt khỏe. Ngược lại, gà lối nên đúc dòng với gà trống dọng dựng để đời con có khả năng đá nhanh đá mạnh.
Cách đúc gà chọi – kỹ thuật nuôi gà bố mẹ
Khác với cách nuôi gà đẻ hay gà thịt, gà trống và gà mái khi nuôi để chọn giống đúc dòng. Bạn cần phải có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho chúng, tạo ra những chú con khỏe mạnh nhất.
Bạn có thể tham khảo thành phần chất dinh dưỡng cho gà bố mẹ được chọn để đúc gà chọi hay ở đời con Những thức ăn nên bổ sung cho gà giống bao gồm:
Lúa thóc
các loại thực phẩm giàu canxi như cua, lươn, cá, trạch…
Rau xanh như giá đỗ, cà chua bổ sung chất xơ cho gà trống
Sử dụng các thực phẩm bổ sung như vitamin để giúp gà bố mẹ nâng cao sức đề kháng.
Trước thời điểm gà đạp mái, sư kê cho gà trống nghỉ ngơi khoảng 1 ngày. Bạn nên cho gà đạp mái vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Sau đó cho ốp gà từ 3 -5 ngày trước lúc gà đẻ, khi đã có được 4 -6 quả trứng thì có thể tách trống.
Cách đặt ổ gà cũng đóng vai trò rất quan trọng, bạn thực hiện đúng những yêu cầu ở các bước trên nhưng cách đặt ổ sai thì trứng sinh ra không đảm bảo chất lượng và gà con dễ bị ngạt. Bởi vậy sư kê nên đặt ổ gà như sau:
– Ổ gà nên được làm từ chất liệu rơm, cuộn tròn lại và đặt rơm trũng ở giữ lòng. Điều này vừa có tác dụng giữ ấm vừa không gây ảnh hưởng đến trứng và gà con.
– Ổ gà nên đặt ở nơi cao ráo, thăng bằng tránh ẩm thấp hoặc nhiều chuột
– Phun thuốc, vệ sinh không gian xung quanh ổ theo định kỳ
– Nếu trứng bị vỡ trong quá trình ấp, thì bạn nên thay ổ mới ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của các trứng còn lại.
Hai phương pháp đúc gà phổ biến
Lai cận huyết và lai xa là hai phương pháp đúc gà phổ biến nhất hiện nay.
Sơ đồ lai cận huyết
Có 3 trường hợp khác nhau khi lai cận huyết là cận huyết sâu – vừa và nhẹ. Phương pháp này đảm bảo dòng thuần và đây là cách để đúc gà giữ dòng an toàn tuyệt đối.
Một số mô hình lai tạo đặc biệt Một số quan niệm sai lầm trong cách đúc gà chọi giữ dòng
Trên thực tế có rất nhiều sư kê dù cố gắng lai phối nhưng vẫn không thể đạt được những chiến kê theo ý muốn. Lý do là bởi những quan niệm sai lầm sau đây:
1, Gà bố đá giỏi, gà mẹ sức chiến bền lâu thì gà con chắc chắn hay: Thực tế đã chứng minh kết quả này không hoàn toàn đúng như khi đúc dòng Xám bất trị hay Ô taxi đều không có hậu duệ xuất sắc như đời bố mẹ.
Chính vì thế, khi đúc gà thì cần kiểm chứng qua vài lứa. Chú ý lớn nhất về tính trạng cách đúc gà chọi đòn lối. Nếu giống bố thì cần chọn con mẹ có tải đòn và khung bệ tốt là được. Ngược lại, nếu đòn lối trội về phía gà mẹ hơn thì cần chọn gà bố dẻo dai, bệ khung ổn định chứ không cần đá quá hay.
2, Cho rằng ở độ tuổi nào gà trống và gà mái đều có thể sinh sản tốt: Thực ra độ tuổi sinh sản tốt nhất của gà bố và gà mẹ chỉ 1.5 đến 3 năm tuổi.
Gà bố nếu gá trẻ thì tinh trùng sẽ yếu khiến con sức sống kém. Còn nếu gà mẹ quá non thì gà con sẽ gầy, còi cọc.
Nếu bố mẹ quá già thì cũng khi sinh cũng dễ tạo trứng lỗi, sinh con dị tật. Gà mái quá 3 năm tuổi thì không nên cho ấp nữa.
3, Cho ấp bằng máy thay vì cho gà mẹ ấp: Đa số những con gà con khi ấp máy đều có phản xạ tự nhiên, thụ động và kém nhạy bén hơn so với gà mái ấp.
Ngoài ra, nếu không cho gà mẹ dẫn con, chúng sẽ bị thiếu phản xạ tự nhiên từ người nuôi (gà mẹ)- điều mà các loài gia cầm dựa vào để phát triển và sinh trưởng bình thường. Gà con cũng sẽ yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn so với những con được mẹ ấp và dẫn.
4, Nuôi chung gà con và gà trưởng thành cùng chuồng. Người ta thường nghĩ khi nuôi chung các chạng gà, chúng sẽ cạnh tranh để được sinh tồn giữa bầy. Tuy nhiên đây lại là cuộc cạnh tranh không hề cân sức
Thực tế việc nuôi gà hỗn hợp này lại khiến những con gà con dễ bị đuối, bị chết và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật giữa các con gà với nhau. Gà con nuôi cùng gà lớn còn dễ mắc phải chứng bị rót, lỏn lẻn, nhát gáy, không dám đá gà lạ. Do đó, việc phân loại gà con- gà nhỡ và gà trưởng thành ngay từ đầu để nuôi nhốt là rất quan trọng.
5, Nuôi thả gà thay vì nhốt: Tất nhiên, gà được vận động chạy nhảy bên ngoài sẽ giúp cho chúng phản xạ nhanh hơn, cơ bắp cũng dẻo dai hơn phần nào. Nhưng lạm dụng nuôi thả gà cũng sẽ khiến chúng gặp một số vấn đề khi phát triển như nhút nhát, thụ động.
Về cơ bản, việc áp dụng duy nhất 1 mô hình nuôi nhốt hay thả đều không thực sự tốt cho gà. Thả vườn nhiều gà sẽ lười vận động mà nhốt lâu thì chúng cũng cuồng chân. Do đó, sư kê cần có sự kết hợp cả 2 hình thức này đi kèm với các bài huấn luyện bài bản thì gà mới tốt.
Khi huấn luyện gà, phải chú ý phù hợp với thể trạng, đòn lối của chiến kê từ đó giúp chúng phát huy khả năng tốt hơn chứ đùng chỉ bị động một vài phương pháp mà con nào cũng giống con nào.
6. Nuôi gà mật độ cao: Khá nhiều sư kê cho rằng nuôi gà càng đông thì càng tăng tính cạnh tranh, Thế nhưng đây là quan niệm sai lầm.
Khá nhiều người khi đúc gà chọi thường cho gà mái ấp trên 20 trứng để có thêm nhiều gà con. Nhưng thực tế, mỗi lứa, gà mẹ chỉ nên ấp từ 8-12 trứng để đảm bảo về tỷ lệ nở cũng như chất lượng của gà non.
Hãy đảm bảo đàn gà không quá đông và cũng không quá thưa bởi gà đông quá thì dễ bệnh tật, con phát triển nhanh, con phát triển chậm mà thưa quá thì thiếu đi sự cạnh tranh. Đều không tốt.
Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Gà Nòi (Gà Chọi) Thuần Chủng
Gà nòi (gà chọi) là tên một giống gà nội địa của Việt Nam. Ngoài được nuôi phục vụ cho việc chọi gà thì gà nòi cũng là một giống gà có chất lượng thịt rất tốt, là loại gà đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Bài viết này, Mạnh Hoạch sẽ giúp bạn nhận biết gà nòi thuần chủng.
1. Nguồn gốc Gà nòi (gà chọi)
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm.
2. Đặc điểm Gà nòi (gà chọi)
Gà chọi với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà chọi nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, cựa sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc, da đỏ rực. Gà trống có màu lông mận chính pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu, tích và dái tai màu đỏ. Con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chỉ, mắt đen có vòng đỏ. Mỏ gà có màu trắng ngà, màu đen, xanh lợt, mỏ của chúng ngắn nhưng mổ rất khỏe. Chân gà có màu vàng, đốm nâu, xanh lợt, trắng. Màu cựa giống với màu chân. Màu da ở phần đầu, cổ, đùi, ức, hông là màu đỏ, da dày. Ở lưng, nách, cánh là màu vàng hoặc trắng. Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, rất thiện chiến, ít bệnh tất. Gà mái đẻ ít nên tăng đàn chậm. Trọng lượng gà trống trưởng thành từ 3 – 4 kg. Gà mái từ 2 – 2.5 kg.
3. Cách chọn gà nòi để chọi “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi”
Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì, đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không được cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn). Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.
“Nhì chân”
“Tam đầu”
Tam đầu là đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay. Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không được úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Người ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập.
“Tứ Đuôi”
Tứ đuôi là đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn .
Cách Chọn Gà Chọi Hay Qua 13 Màu Lông
Chọn gà chọi qua màu lông là một trong những cách xem và chọn gà chọi phổ biến nhất. Chỉ cần qua màu lông những người sành gà cũng có thể phân loại được gà một cách chính xác.
Những người chơi gà lâu năm bằng kinh nghiệm của mình họ có thể xem tướng gà chọi để biết được những con đá hay đá giỏi. Một trong những yếu tố hàng đầu để chọn gà chính là thông qua màu lông.
Cách chọn gà chọi hay thông qua màu lông có thể phân loại được những con gà chọi phù hợp sở trường, sở thích của mỗi người nuôi. Có những người hợp với gà ngũ sắc, có người lại hợp với gà ô, gà nhạn, gà cú…
Cách chọn gà chọi hay qua 13 màu lông
Câu nói mà ai nuôi gà chọi cũng phải biết đến đó là: “Nhất điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”. Màu lông ngoài việc thể hiện dũng khí của gà thì cũng phải hợp với các đặc điểm khác của gà như màu mắt, màu chân, màu mỏ… Có thể một con gà với màu lông thực sự ấn tượng, phá cách nhưng lại chỉ hợp với gà cảnh chứ không tốt để trở thành một chiến kê.
Gà lông ngũ sắc (5 màu sắc khác nhau)
Gà có lông ngũ sắc từ xưa đã được xếp vào loại “linh kê” hiếm gặp. Trên bộ lông của gà có đủ 5 gam màu, trong đó nếu có màu đen xanh, vàng kim là rất tốt. Thường thì gà ngũ sắc đá giỏi, thiện chiến và chẳng kỵ gà có màu nào.
Gà ngũ sắc
Gà tía
Gà tía
Gà tía là loại gà có lông đỏ pha đen thành màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng. Gà tía lại được chia làm 2 loại là gà ô tía và gà tía lau:
– Gà ô tía (hay điều ô): là gà có màu lông tía pha nhiều sắc đen tạo ra màu đỏ thẫm (có nơi gọi là tía mật). Những con gà chọi có màu lông này thường có sức khỏe tốt, ra đòn lợi hại, khắc chế đối thủ.
– Gà tía lau : Bộ lông điểm thêm những đốm trắng rất nổi bật. Mặc dù không tốt bằng ô tía nhưng cũng là loại gà rất được chuộng.
Gà Ô
Gà ô
Gà ô được nhiều người chơi gà lựa chọn nhờ tính bền bỉ và chịu đựng. Đây là loại gà có màu lông đen tuyền, có thể thêm đốm trắng. Gà ô lại được chia thành các loại:
– Ô ướt: Một trong 3 cách chọn gà chọi hay từ xa xưa được lưu truyền chính là chọn gà lông ô ướt. Đây là loại lông đen tuyền, bóng, thêm chút xanh cánh cam, gọi là ô ướt vì lông lúc nào cũng như bị ướt nước. Gà lông ô ướt rất hung dữ, bền bỉ. Nếu có thêm mỏ ngà, chân trắng thì lại càng tăng thêm sức mạnh.
– Ô kịt: Màu lông cũng gần giống như ô ướt nhưng cảm giác sắc lông khô hơn. Gà ô kịt cũng tốt nếu có chân trắng và cả chân vàng.
– Ô mơ (còn gọi là gà ô bông): là loại gà lông đen nhưng có thêm đốm trắng, có thể có tía. Gà ô mơ hợp với chân trắng và chân vàng ngà.
– Gà ô miến tía: Loại gà này cũng gần giống ô tía nhưng ít sắc tía hơn (chỉ có 2 viền tía ở 2 bên lông mã). Gà ô miến tía hợp với chân vàng.
Gà xám
Lông của loại gà này có màu giống như màu tro. Loại gà xám được ưa chuộng nhất là xám khô.
– Xám khô: Chọn lông là xám khô là cách chọn gà chọi hay của rất nhiều người. Loại gà này lông màu xám, to bản nhưng không bóng mượt mà nhìn khô khan, chúng thường có sức khỏe tốt.
– Xám sắt: Màu lông xám pha màu đen tuyền.
– Xám son: Màu lông vừa xám lại có thêm màu tía đỏ tươi phía chóp cánh hoặc mã phót tía đỏ.
Gà chuối
Gà chuối có lông toàn thân hoặc lông cổ, lông mã nổi bật, có pha nhiều màu trắng lợt hoặc xanh nhạt giống như ngọn chuối. Ưu điểm của gà chuối là lanh lẹ nhưng đa số không có nước bền bỉ nên gà đòn thường không được ưa chuộng. Tuy nhiên gà cựa thì lại chơi được với màu này. Nếu gà chuối có sắc lông ô tuyền và mã cổ lông chuối thì khá tốt.
Gà chuối
Gà quạ
Là loại gà ô, chân cũng đen, mắt trắng và láo liêng như quạ.
Gà khét
Gà khét là loại gà có màu lông kết hợp giữa đỏ tươi và xám cộng thêm một chút đen tạo thành màu đẹp và rất dịu. Ưu điểm của gà khét là rất nhanh nhẹn, nếu là gà cựa thì lại càng tốt.
Gà hoe
Gà hoe là loại gà có màu lông vàng đậm và thêm đốm đỏ.
Gà nhạn
Gà nhạn có lông trắng giống như bông, sẽ tuyệt vời hơn nếu có thêm chân trắng chỉ hồng, mỏ trắng, mắt bạc, gà sẽ đánh giỏi và nhanh nhạy. Nếu gà nhạn có chân xanh, chân chì thì lại thường bị thua trận.
Gà bịp (hay còn gọi là gà ó)
Gà bịp là loại gà có lông tròn to bản, có màu đỏ pha vàng nhạt, nhìn gần giống lông chim ó. Loại gà này rất hung dữ, nếu có thêm chân xanh, móng tím, thân hình ngủ đoản thì rất bá đạo.
Gà bông trích
Đây là loại gà đốm có mồng trích.
Gà bướm
Gà bướm có màu lông lốm đốm các sắc giống như con bướm, nhưng lại không đủ 5 màu để thành ngũ sắc.
Gà bướm
Gà cú
Màu lông của gà cú lốm đốm răng cưa, nhỏ lăn tăn giống như chim cú. Người chơi gà chọi thường không chuộng loại gà này vì đá dở.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Om Gà Chọi Cho Hiệu Quả Ngay Tức Khắc trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.