139 lượt xem

Kỹ thật nuôi gà chọi chiến siêu chuẩn – không thể bại trận

Một con gà chọi đạt tiêu chuẩn là không những cơ bắp săn chắc, mà còn phải háu chiến nữa. Vậy để có được điều đó thì cần tuân thủ những yêu cầu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thức ăn cũng như chế độ sinh hoạt của gà.

Để tìm hiểu kỹ hơn kỹ thuật nuôi gà chọi thì hãy đón đọc bài viết ngay sau đây của #higlumcom nhé!

Gà chọi là gà gì? Đặc điểm nhận biết

Nhiều tài liệu ghi chép rằng gà chọi có nguồn gốc từ những địa phương có truyền thống chọi gà nổi tiếng như Bắc Ninh, Hà Nội, Huế,.. cùng với nhiều địa phương khác.

Đặc điểm của giống gà này là mình dài, chân dài, chân và mỏ đều có màu đen chì, mắt to có vòng đen màu chì, thịt và da đều có màu đỏ, cổ gà cao và mào là mào kép.

Gà chọi dũng mãnh
Gà chọi dũng mãnh (nguồn: higlumcom)

Do đặc tính của loại gà này chính là thích vận động nên loại này cho chất lượng thịt tốt. Một con gà trống trưởng thành có thể nặng từ 3 đến 4 cân trong khi con mái nặng từ 2 đến 2,5 cân. Loại này có sức đề kháng tuyệt vời nhưng nhược điểm lại là đẻ rất ít.

Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến đơn giản

Để có được những con gà chiến khỏe mạnh thì cần đòi hỏi những yêu cầu khắt khe từ những khâu đơn giản nhất. Với cách chăm sóc dưới đây các hộ nông dân có thể linh hoạt áp dụng để cho những con giống khỏe mạnh nhất cũng như đạt được chất lượng thịt tốt nhất.

1. Cách chọn con giống

Người ta dùng cách gọi gà nòi để chỉ chung gà đòn và gà cực. Tuy nhiên cách gọi này sẽ thay đổi theo từng địa phương. Ví dụ miền Trung gọi là gà đá, miền Nam gọi gà nòi trong khi miền Bắc gọi là gà chọi.

Gà đòn là loại có chân vàng nghệ và da non mềm, nách gà cũng vàng nhưng nhạt hơn. Thân hình to lớn, mắt sâu, vạm vỡ, tính thì rất lỳ. Loại này chân cao và cổ trần trụi.

Người ta chia gà đòn thành 2 loại là gà mã chỉ và gà mã lại.

Còn gà cựa thân hình nhỏ hơn, người cũng nhiều gân xương, thịt không săn chắc nhưng bù lại cựa dài, nhọn và rất sắc. Mắt cũng thuộc loại lanh lợi không ăn nhiều. Loại gà cựa ở miền Nam long nhiều và mượt, hai bên có giáp dài buông xuống trông vô cùng đẹp

Chọn gà giống là rất quan trọng
Chọn gà giống là rất quan trọng

Nếu mua gà chọi chiến thì việc chọn giống vô cùng quan trọng. Yêu cầu chọn giống cũng rất khắt khe. Khi chọn sẽ chọn giống ông bà dựa vào thân hình cũng như cân nặng. Con giống phải khỏe, không dị tật, thân hình đẹp, cân đối.

Chọn gà khi đã được 1 ngày tuổi

  • Đầu tiên sau khi gà nở sẽ tiến hành tách trống mái riêng biệt rồi lấy 10% cả đàn cân lên để tính số cân trung bình của đàn đó. Tiếp theo trọn những con có trọng lượng gần trọng lượng trung bình nhất cả trống và mái.
  • Những con được chọn cũng cần đảm bảo thân hình cân đối, lông xốp và khô, bụng thon, không lộ rốn, khỏe mạnh, không dị tật, khỏe mạnh, phao câu không có. Những con lưỡi hái vẹo, mắt kéo, chân csuwng, bị tật, cổ vẹo, mỏ vẹo, bụng to, thân hình mất cân đối thì loại.

Chọn gà bố mẹ để làm giống

  • Nếu là con trống thì chọn con có nhiều ngón đòn hay, sức khỏe tốt, dẻo dai và đẹp mã
  • Việc chọn con mái rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến đời sau cũng như chất lượng giống. Con nào thân hình nhỏ, trứng khi ấp không bị vỡ nhiều, đầu thon dài theo cổ. Mỏ cân bằng với đầu. Mũi to, cánh mũi nở nang là được. Ngực phải ưỡn không vẹo lười. Cánh úp vào thân, lông dày mượt, cánh to. Phao câu rõ to và sát thân. Những hộ gia đình nuôi gà lâu năm cho rằng nên chọn gà chọi mái từ thế hệ F2.
Xem thêm  Granny MOD APK (Menu, Bất Tử, Đông Lạnh Địch, Việt Hóa) v1.7.9

Chọn giống xong thì chia riêng trống mái. Bạn nhận biết con trống mái bằng một trong các cách sau.

  • Cách 1: Khi cầm chân gà con mà con nào đầu ngóc lên là con trống, con nào đầu ngửa ra sau là con mái.
  • Cách 2: Có thể rắc 1 lớp tro mỏng lên đất rồi đặt gà con lên đó. Con nào để lại 2 dấu chân vẹo chéo là con trống, con nào hai dấu chân song song thì là con mái.
  • Cách 3: Xòe cánh gà con ra và xem thủ có bao nhiêu lớp lông. 1 lớp là gà mái, 2 lớp là gà trống.
  • Cách 4: Khi quan sát hậu môn con nào lộ rõ gai giao cấu thì là con trống, ngược lại thì là con mái.

phuong phap cham ga choi

2. Cách làm chuồng đúng tiêu chuẩn để gà phát triển tốt

Gà chọi hay bất cứ loại gà nào thì chuồng nuôi cũng cần đảm bảo thoáng mát, không tù túng, như vậy nó sẽ rất háu chiến. Nhất là với những hộ nào nuôi gà chọi lấy thịt tập trung thì càng cần chú ý.

Dựng chuồng cho gà nên đặt cửa chuồng tốt nhất là ở hướng Đông Nam, Tránh hướng Bắc hay chính Đông hay Tây Nam.

Mái chuồng dùng tôn hay tấm lợp đều được miễn sao có độ nghiêng tốt đủ thoát nước. Đồng thời khi lợp để chồi ra chừng 30cm che mưa nắng cho gà.

Đảm bảo chuồng thoáng mát, không ẩm ướt khi trời mưa xuống. Sau đó dựng các dãy xây gạch, chia thành các ô diện tích 2 đến 4m2. Chiều dài mỗi ô chừng 1 đến 1,5m rộng tầm 1 đến 1,2m là được.

Nếu xây theo dãy thì dùng lưới thép ngăn giữa các ô, mặt trước dùng song sắt. Còn xây riêng thì 3 mặt cần là tường bê tông tránh gió.

Nền chuồng có thể dùng xi măng để láng hoặc là dùng đất nện đều được. Cũng cần chú ý lót thêm lớp cát dày để bảo vệ chân gà.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bội để nuôi gà. Bội làm từ tre nứa hay sắt đều được. Miễn sau kích thước đủ rộng để nuôi từng con. Bên trong thiết kế máng ăn uống cho gà là được. Cách này hợp với hộ gia đình không có diện tích hoặc nuôi ít.

lam chuong nuoi ga choi

Nếu là gà chọi con thì làm lồng úm để giữ ấm. Kích thước tầm 2×1.5x1m là được. Với diện tích này thì sẽ nuôi được 100 con gà con. Chú ý sàn chuồng cao hơn mặt đất nửa mét là được. Đáy nền lót mùn cưa, rơm, trấu,… và đặt bóng đèn sưởi công suất 60 đến 100w. Bên ngoài dùng rèm che chắn gió.

3. Thức ăn cho gà

Thức ăn là thứ quyết định đến hình dáng, sự sung mãn cũng như chất lượng thịt của gà. Khi nuôi gà chọi nên hạn chế thức ăn công nghiệp. Bạn có thể dùng thức ăn tự làm haowjc loại có sẵn trong tự nhiên cho gà.

  • Thóc lúa: Thức ăn này cần cho gà ăn nhiều để nâng cao sức khỏe, khả năng chịu đòn cũng như thể lực sung mãn hơn.
  • Rau: Vào những ngày nắng nóng thì không thể thiếu rau xanh. Đây là loại thức ăn không chỉ cung cấp chất xơ, các nguyên tố đa, vi lượng mà còn giúp thân nhiệt của gà giảm đi trông thấy. Ngoài ra nó cũng giúp sức đề kháng của gà tốt hơn. Bạn có thể cho gà ăn giá đỗ, xà lách, rau muống. Tuần cho ăn vài lần thân chuối băm.
  • Thảo dược thức ăn thêm: Bạn cũng có thể cho gà dùng tỏi, gừng, để tránh bệnh cảm cúm cho gà cũng như giúp thân nhiệt ấm khi mùa lạnh đến. Ngoài ra nó cũng tốt cho tiêu hóa và bổ sung nhiều chất cho cơ thể.
  • Các loại mồi: Mồi sẽ giúp gà có thêm nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung vitamin, protein, chất đạm cũng như sự sung mãn cho gà trước trận đấu. Một số loại mồi có thể dùng là tôm, tép, cá chép, giun dế, trùn quế…
Xem thêm  Bản Tin Mới Tổng Hợp 24H

Khi nuôi gà chọi nên hạn chế dùng ếch nhái làm thức ăn vì nó có nhiều đạm sẽ tăng lương thịt và mỡ và giảm khả năng chiến đấu.

Nước cho gà cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không chứa chất độc cũng như tạp chất. Nhiệt độ nước duy trì từ 7 đến 28 độ là được.

Chăm sóc gà chọi chiến đúng cách

Từ mới nở đến 2 tháng tuổi:

Gà con bạn sẽ cho nó dùng nước pha theo công thức 1l hòa với 5g đường glucoza và 1g vitamin C để giúp nó nâng cao sức khỏe.

1 tuần đầu thì sau khi uống nước bạn cho nó ăn hạt vừng nhỏ, tấm, cám ngô. Ngày ăn 5 đến 6 bữa.

Khoảng 2 đến 3 tuần sau dùng thóc nghiền đem nấu với thịt và rau rồi cho vào máng cho nó ăn. Ngày ăn 3 đến 4 bữa.

Khi gà được 1,5 tháng tuổi thì có thể cho dùng các loại mồi như giun, trùn quế, lương, lòng đỏ trứng,… Ngày ăn sáng và chiều là đủ.

Có thể dùng thêm men vi sinh cũng như B complex để gà mau lớn hạn chế bệnh tật.

Đánh giá <7 ngày 8 đến 28 ngày >28 ngày Mật độ gà dùng chuồng úm (con/㎡) 30 – 50 25 – 30 <10 Ánh sáng (W/㎡) 5 5 3 Nhiệt độ(℃) 28 – 32 25 – 28 22 – 25 Độ ẩm (%) 65 – 75 65 – 75 65 – 75 Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên

huong dan nuoi ga

Từ 2 đến 5 tháng

Lúc này gà đã phân giới tính rõ. Gà trống tập gáy, gà mái lộ rõ lông mềm mượt.

Khi gà mái được 5 tháng là chúng bước vào giai đoạn sinh sản. Lúc này cần chú ý thức ăn và chế độ chăm sóc cho gà.

Không dùng cám công nghiệp hay cám tăng trọng vì sẽ làm gà nhiều mỡ, không chịu đá, thịt không chắc.

Trong ngày bạn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nó. Bạn có thể dùng công thức sau để phối trộn.

  • Sáng: lươn xay nhỏ trộn với vỏ trứng, thóc và ngô
  • Trưa: Sâu xanh
  • Chiều: Cũng như sáng nhưng thêm rau xanh cho gà là được.

Cũng có thể dùng máy băm nghiền để nghiền thức ăn cho gà để nó dễ ăn hơn.

Trộn rau xanh, phụ phẩm cùng các nguyên liệu khác và cho vào máy ép viên đẻ làm thức ăn sẵn cho gà. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng trưởng cũng như hạn chế tăng mỡ.

Từ 6 tháng trở đi

So với các tháng trước không có gì thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Nhưng thời gian cho ăn cần thay đổi. Chỉ cần cho ăn 2 lần vào các khung giờ nhất định đó là 6 đến 7 giờ sáng và 17 đến 18 giờ chiều. GIữa trưa tầm 12 đến 13 giờ có thể cho ăn thêm rau củ hoặc chút mồi cũng được.

Bạn chỉ nên cho gà ăn vừa tới thôi. Nếu ăn no quá nó sẽ lười tìm thức ăn, lười vận động, giảm khả năng sinh tồn vốn có. Lượng thức ăn tầm ⅓ đến ⅔ thể tích diều là được.

Vào lúc mát trời thì cho gà ăn thêm tỏi và ớt. Mỗi tuần ăn 1 lần ớt 2 lần tỏi để tăng khả năng chịu bệnh.

  • Lọai bỏ tai tích
Xem thêm  Cách Chữa Mốc Cho Gà Chọi Bằng Thuốc Tây

Thường thì đến tháng thứ 7 người ta sẽ tiến hành cắt tai tích cho gà. Nên cắt khi trăng khuyết để gà bớt đau, đỡ chảy máu. Không nên cắt vào ngày nắng.

Trước khi cắt thì cho gà dùng 1 viên vitamin K. Sau đó thì cứ cho gà ăn uống bình thường vào buổi sáng. Sau 11h trưa thì không cho uống nước nữa. Đến 6 giờ thì cắt tai tích cho gà.

Bạn có thể dùng kéo hoặc dao lam cắt tai tích cho gà. Tuy nhiên khi cắt bằng dao lam thì sẽ gọt được những phần nhỏ li ti lồi ra.

  • Tỉa lông định kỳ

Việc cắt tỉa lông rất quan trọng và chăm sóc gà. Nhưng nếu không cắt tỉa thì bộ lông sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng nhưng khiến gà chiến đấu khó hơn.

Khi gà được 12 tháng tuổi sẽ cắt tỉa lông cho gà theo định kỳ. Những vị trí nên chú ý tỉa lông cho gà là:

  • Tỉa lông đầu và coor tính từ đốt xương cổ trở xuống. Cắt hết lông gáy, lông hai bên đến gần hết cổ. Giữ lại 1 chút che chỗ hầu. Phần lông nhỏ ở trên sọ cũng không cắt.
  • Việc cắt tỉa lông hông và lông nách thì sẽ giúp gà giải nhiệt trong những ngày nắng nóng đồng thời cũng giúp gà chiến đấu dễ hơn. Cắt lông từ nách non đến phao câu. Chỗ nào nhiều lông thì cắt. Sau đó tiến hành tỉa lông mao ở lưng nhưng không nên tỉa sâu quá sẽ làm gà bị xấu.
  • Lông mao ở đùi cũng tỉa bớt chỉ để cách gối chừng 1 ngón tay là được.
  • Lông ở bụng dưới lườn rất quan trọng. Vị trí này rất quan trọng nên bạn cần tiến hành tỉ mỉ. bạn cắt từ đùi đến phao câu. Lông từ ngực đến giáp đùi thì để lại. Phao câu cũng nên để lại 5 đến 6 lông.

ga choi ma dep

Phơi nắng cho gà

Phơi nắng là cách giúp gà có thân hình dẻo dai, sức bền tốt cũng như khỏe mạnh. Hơn nữa nhờ có ánh nắng mà gà sẽ hấp thụ được nhiều các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Nhờ đó mà xương khỏe, da đỏ, tinh thần tốt.

Tuần đem gà ra phơi nắng 2 lần từ 7 đến 8h30p để hấp thụ được ánh sáng tốt nhất. Lúc này ánh sáng cũng không gay gắt lắm. Chỉ cần tắm 1 tiếng là được để tránh gà bị say nắng. Nếu được nên tắm nắng cho gà mỗi ngày.

Luyện gà

Sau khi để gà đá thử 1 đến 5 trận thì xem còn nào không có khả năng thì đem đi nuôi lấy thịt.

Mỗi sáng sớm cho gà đi vận động.

Dùng hỗn hợp nghệ giã nhỏ, nước trà, nước tiểu trẻ em và rượu trắng hòa với nhau và bôi lên chỗ da bị tỉa lông. Sau khi làm 3 tháng liên tục da sẽ dày lên nhiều và có khả năng chịu đòn tốt.

Trước 1 tháng thì đấu thì bạn có thể dùng hỗn hợp nghệ giã nát trộn cùng muối và nước tiểu để ngâm chân gà.

Vần gà là cách giúp gà chuyển từ một con gà bình thường sang gà chiến.

Có 3 cách vần gà như sau:

  • Cho 2 con gà cuốn chân quần thảo với nhau. Có thể bịt hoặc thả mỏ.
  • Gà vần với người theo hình thức tập quay thóc.
  • Để 2 gà chạy lồng còn người thì đếm số vòng

Công thức khi vần gà là 1 vần hồ đòn chừng 20p rồi nghỉ 4 ngày. Vần hồ hơi 1 lần 40p rồi cũng cho nghỉ 4 ngày. (nguồn: higlumcom)

Lời kết

Vậy là mình đã giới thiệu xong kỹ thuật nuôi gà chọi khỏe mạnh và háu chiến rồi. Từ giờ bạn có thể áp dụng để cho ra những con gà không những khỏe mạnh, đẹp mã mà chiến đấu cũng rất hay nữa đấy.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.