Hiện nay, xu hướng làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đang rất được các bậc phụ huynh ưa chuộng. Vì chúng vừa an toàn, vừa hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Những món đồ chơi độc đáo, sáng tạo làm từ chai nhựa sẽ vô cùng ấn tượng và thu hút các bé. Ba mẹ cùng Smart Baby tham khảo ý tưởng và cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa cho bé dưới đây nhé!
15 cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đơn giản, sáng tạo
Với thân hình tròn trịa, chất nhựa mềm, mịn và màu sắc đa dạng, chai nhựa là một trong những nguyên liệu thích hợp để làm đồ chơi tái chế cho trẻ em. Sử dụng và làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu tái chế không chỉ giúp các bé có được những món đồ chơi độc đáo mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Để có thể tự làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa mời các bạn tham khảo các biện pháp sau.
Cách làm chậu cây hình thú cưng từ chai nhựa
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Kéo
- Bút lông
- Màu nước
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ phác họa hình chú thỏ lên thân chai bằng bút lông.
- Bước 2: Mẹ cắt chai nhựa theo mép đã đánh dấu và sơn màu nước theo ý thích.
- Bước 3: Mẹ chỉ cần thêm một chút má hồng, mắt, mũi để chậu cây trông dễ thương hơn nhé!
Video cách làm chậu cây hình thú cưng từ chai nhựa
Cách làm ống đựng bút dễ thương từ chai nhựa
Hướng dẫn cách làm ống đựng bút xinh xắn từ chai nhựa – ý tưởng làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa siêu tiện lợi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đồ chơi từ lá cây
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Giấy trắng
- Kéo
- Keo dán
- Giấy màu
- Bút sáp màu
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cắt đôi chai nhựa, lấy nửa dưới và bôi keo lên tất cả các bề mặt.
- Bước 2: Mẹ cuộn tấm giấy trắng bên ngoài, cắt các đường như hình rồi gắn vào bên trong chai nhựa.
- Bước 3: Mẹ vẽ nơ, tai mèo trên giấy màu để trang trí ống cắm bút.
Video làm ống đựng bút dễ thương từ chai nhựa
Cách làm búp bê dễ thương từ chai nhựa
Làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa, mẹ có thể tự tay làm những chú búp bê xinh xắn cho bé gái nhà mình.
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Kéo
- Keo dán
- Báo
- Đất sét
- Tăm
- Màu nước
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ cắt bỏ một phần đáy chai, sau đó quét hết keo lên thân chai để dán giấy báo vào.
- Bước 2: Mẹ đục một lỗ ngay trên nắp chai, đủ để chọc một chiếc tăm qua. Chiếc tăm mẹ để hở một chút để gắn cổ và đầu búp bê bằng đất sét.
- Bước 3: Mẹ dùng màu nước để trang trí váy, áo cho búp bê.
- Bước 4: Đất sét mẹ sẽ làm thêm tóc, sau đó tô màu và trang trí khuôn mặt để có một em búp bê đáng yêu và sinh động.
Video làm búp bê dễ thương từ chai nhựa
Làm chú lợn tiết kiệm ngộ nghĩnh từ chai nhựa cũ
Chuẩn bị:
- Chai nước ngọt lớn
- Kéo, dao rọc giấy
- Keo nhựa
- Bút màu, giấy, sơn
Các bước thực hiện:
- Dùng giấy và kéo cắt 2 chiếc lá làm tai heo
- Dùng bút màu vẽ hai đường lên thân chai nước ngọt, đường thứ nhất chia chiều ngang chai nước, đường thứ hai chia đáy chai với thân chai.
- Dùng kéo hoặc dao rọc giấy cắt theo đường đã vẽ, bỏ phần nhựa ở giữa
- Dùng keo nhựa cố định đáy chai lên trên
- Đợi keo khô, dùng dao rọc giấy tạo hình chữ nhật nhỏ trên thân chai thành lỗ khoét tiền
- Dùng bút màu và sơn vẽ bên ngoài chiếc lọ
- Dán tai heo lên chai nhựa, dùng cọ vẽ mắt mũi heo
Tạo máy bay trực thăng cho trẻ em bằng chai nhựa cũ
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đồ chơi từ lốp xe cũ
Chuẩn bị:
- Chai nhựa nhỏ
- Quả bóng bàn
- Ống hút nhựa
- Ghim, dao rọc giấy, kéo
- Keo nhựa
Các bước thực hiện:
- Dùng dao rọc giấy khoét một lỗ tròn trên nắp chai cho vừa ống hút
- Cắt 1 đoạn ống hút dài 3cm – 4cm nhét vào lỗ đã khoan
- Dùng kéo cắt đôi thân chai, nửa còn lại cắt thành hình tròn khoảng 0,5cm rồi dán lên 2 ống hút có sẵn làm chân trực thăng
- Dùng kim ghim hai ống hút bằng nhau và ghim vào mặt sau của chai nhựa để làm cánh quạt máy bay
- Sử dụng quả bóng bàn gắn lên đầu trực thăng
- Gắn chân máy vào thân chai bằng keo nhựa
Video làm máy bay trực thăng cho trẻ em bằng chai nhựa cũ
Làm con rắn đồ chơi từ nắp chai nhựa
Chuẩn bị:
- Nắp chai nhựa nhiều màu sắc
- Cái vặn vít
- Dây dù
- Một tờ giấy màu, một cây bút
- Keo dán
Các bước thực hiện:
- Dùng tuốc nơ vít đục lỗ chính giữa nắp chai nhựa
- Luồn dây qua nắp chai tròn thứ nhất, thắt nút lớn hơn kích thước lỗ để cố định làm đầu rắn
- Luồn các nắp chai còn lại vào dây, xen kẽ màu sắc để tăng tính thẩm mỹ
- Luồn phần dây còn lại qua chiếc nắp tròn cuối cùng rồi buộc chặt dây
- Cắt giấy màu thành hình lưỡi rắn dán vào nắp tròn làm đầu rắn
- Dùng bút trang điểm mắt theo ý muốn
Tái chế chai nhựa làm lồng đèn cho bé
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Dao rọc giấy, kéo
- Nến
- Dây vải, thanh gỗ
- Bút lông
- Đinh hoặc tuốc nơ vít
Các bước thực hiện:
- Dùng đinh hoặc tuốc nơ vít đục lỗ trên nắp chai
- Luồn dây vải qua lỗ vừa đục, thắt nút để cố định dây không bị tuột, một đầu buộc vào thanh gỗ để làm quai lồng đèn.
- Kẻ các đường thẳng song song trên thân chai với độ dài khoảng 8-10cm tùy theo độ dài của chai, khoảng cách là 1cm
- Dùng dao rọc giấy cắt theo đường đã vẽ
- Dùng tay ấn xuống để các thanh nhựa đã cắt uốn cong lại, tạo thành vòm lồng đèn
- Đặt nến vào giữa bình, có thể hơ nóng đế nến để nến cố định và không bị lung lay khi sử dụng
Video làm lồng đèn cho bé bằng chai nhựa
Tạo con rùa đồ chơi dễ thương cho bé
Chuẩn bị:
- Chai nhựa lớn
- Súng bắn keo
- Kéo, dao rọc giấy
- Bút bi, bút đánh dấu
- Giấy màu cứng
Các bước thực hiện:
- Đặt chai nhựa lên giấy, dùng bút vẽ một vòng quanh đáy chai rồi vẽ đầu, đuôi và 4 chân của chú rùa lên giấy.
- Cắt đáy chai nhựa cao khoảng 7cm để làm mai rùa
- Dùng súng bắn keo dán mai rùa lên giấy
- Khi keo khô, dùng cọ đen vẽ mắt và trang trí chú rùa theo sở thích của bạn
Tái chế chai nhựa thành tên lửa đồ chơi
Chuẩn bị:
- Hai chai nhựa lớn 1.5l
- Sơn màu
- Tấm bìa cứng
- Vải đỏ
- Keo dán
Các bước thực hiện:
- Dùng cọ sơn hoặc xịt sơn lên toàn bộ thân chai nhựa
- Cắt vải đỏ thành hình ngọn lửa, lồng vào 2 đầu chai tạo hình tia lửa, dùng keo dán cố định vải ở miệng chai
- Cắt bìa cứng thành hình tứ giác có kích thước bằng hai chai nhựa
- Dùng keo dán chai nhựa vào tấm bìa, úp ngược mặt trên của chai
- Cắt 2 mảnh vải dài có chiều rộng khoảng 3cm – 5cm, dán 2 đầu ở đầu và cuối chai, làm dây đeo vai cho bé.
Xem thêm: Tự làm đồ chơi tự tạo góc học tập cho bé
Làm nồi cơm điện đồ chơi từ chai nhựa không sử dụng
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Tấm xốp nhiều màu sắc
- Keo 502
- Kéo, bút chì
Các bước thực hiện:
- Dùng kéo cắt xốp trắng xanh thành đoạn dây dài và cố định bằng keo dán 502
- Cắt xốp màu vàng thành hình vuông nhỏ để dán lên 2 sợi dây màu đã cắt trước đó
- Đợi đến khi keo khô, cắt thêm một miếng xốp màu xanh thành hình vuông nhỏ hơn để chồng lên trên hình vuông màu vàng.
- Cắt hai hình tròn nhỏ từ miếng xốp màu tím và dán lên hình vuông màu xanh để làm công tắc
- Cắt chai nhựa thành hai phần, nửa thân dưới úp lên tấm bìa xốp màu đỏ, sau đó dùng bút đánh dấu và cắt dọc theo mép thân chai.
- Dùng keo dán miếng xốp màu đỏ lên miệng chai
- Dùng miếng xốp nhỏ khoảng 5cm dán 2 mép trên để tạo thành tay cầm
Làm đồ chơi bowling từ chai nhựa
“Chế” chai nhựa cũ thành đồ chơi bowling cho bé rèn luyện thể chất cũng là một trong những phương án làm đồ chơi bằng chai nhựa cực đơn giản mà mẹ không nên bỏ qua.
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Bút sáp màu
- Dao
- Keo dán
Các bước thực hiện:
- Dùng dao cắt đôi chai nhựa đã chuẩn bị sẵn sao cho mỗi đầu dài khoảng 15-20 cm.
- Cố định hai đầu chai lại với nhau bằng keo dán, sau đó tô màu theo ý thích là mẹ đã hoàn thành quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé rồi.
Tạo đồng hồ từ nắp chai nhựa
Đồng hồ là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nếu con bạn yêu thích và đam mê sưu tập đồng hồ, hãy thử làm đồ chơi từ chai nhựa cho bé theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Nắp chai nhựa: 12 cái
- 3 thanh nhựa/kim loại có độ dài khác nhau để làm kim đồng hồ
- Kéo
- Tuốc nơ vít
- Băng dính
- Cái bút
- Bìa cứng
Các bước thực hiện:
- Dùng bìa cứng để tạo hình bất kỳ chiếc đồng hồ nào theo sở thích của trẻ.
- Đánh dấu các khung 12 giờ tương ứng trên mặt đồng hồ vừa tạo và gắn các nắp chai để tượng trưng.
- Dùng tuốc nơ vít khoét một lỗ nhỏ ở giữa mặt đồng hồ, gắn các kim giờ, phút, giây vào là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.
Video làm đồng hồ từ nắp chai nhựa
Chú chim cánh cụt đáng yêu từ chai nhựa
Chim cánh cụt là loài động vật chỉ sống ở Nam bán cầu, không phân bố ở vùng nhiệt đới như Việt Nam. Vì vậy, để giúp bé có cơ hội làm quen và tìm hiểu về những con vật dễ thương, mẹ cũng có thể làm đồ chơi chim cánh cụt từ chai nhựa cho bé nhé!
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Ruy băng
- Bút sáp màu
- Màu nước
- Kéo
- Keo nhựa
Các bước thực hiện:
- Cắt bỏ phần đầu của 2 chai nhựa rồi dán cố định 2 đầu chai lại với nhau để tạo thành thân chú chim cánh cụt.
- Dùng bút màu, màu nước để vẽ mắt, mũi cũng như trang trí cho chú chim cánh cụt thêm đáng yêu.
- Tạo hình chiếc khăn nơ từ dây ruy băng và gắn vào giữa miệng chai để làm khăn quàng cổ cho chú chim cánh cụt là mẹ đã hoàn thành cách làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé rồi đấy.
Biến chai nhựa thành thuyền buồm
Một cách tái chế khác mà mẹ và bé có thể thử là biến đồ chơi từ chai nhựa thành những chiếc thuyền buồm ngộ nghĩnh
Chuẩn bị:
- Chai nhựa (chai hơi dẹt)
- 1 tấm xốp
- Dây cao su
- 1 gậy
- Giấy màu
Các bước thực hiện:
- Cắt giấy màu thành các hình tam giác để tạo cánh buồm cho thuyền rồi dùng keo dán vào que đã chuẩn bị sẵn.
- Cắm cánh buồm vào miếng xốp và dùng dây chun cố định vào thân chai là bạn đã có ngay một chiếc thuyền cho bé vui chơi khi tắm.
Xem thêm: Chia sẻ 10 cách làm đồ chơi cho bé cực sáng tạo
Làm chậu hoa treo tường bằng chai nhựa
Với cách làm đồ chơi bằng chai nhựa này, mẹ có thể cùng bé trồng cây, từ đó giúp bé làm quen với những công việc đơn giản ngay từ nhỏ:
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Hình dán động vật dễ thương
- Dây dù
- Dao rọc giấy
- Màu vẽ
Các bước thực hiện:
- Cắt bỏ phần miệng chai nhựa, dán sticker hình con vật lên miệng đáy chai.
- Khoét 2 lỗ bên thành chai để nối dây treo.
- Sử dụng màu sắc để trang trí chậu cây theo sở thích của trẻ.
- Cho cây và đất vào chậu là hoàn thành quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé.
Lưu ý khi làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa
Khi làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa, có một số lưu ý sau đây cần được quan tâm:
- Lựa chọn chai nhựa an toàn: Chai nhựa cần được lựa chọn từ các nguồn uy tín và được sản xuất từ nhựa an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi sử dụng đồ chơi.
- Làm sạch chai nhựa trước khi sử dụng: Chai nhựa cần được rửa sạch trước khi sử dụng để đảm bảo rằng không còn bất kỳ chất bẩn nào trên bề mặt chai.
- Sử dụng dụng cụ an toàn: Khi cắt và xử lý chai nhựa, cần sử dụng dụng cụ an toàn để tránh bị thương tật.
- Đảm bảo độ an toàn cho trẻ em: Đồ chơi được làm từ chai nhựa cần phải đảm bảo độ an toàn cho trẻ em khi sử dụng, bao gồm tránh sử dụng các chi tiết nhỏ có thể bị nuốt, tránh sử dụng chai nhựa bị nứt hoặc vỡ.
- Chọn các sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ em: Cần lựa chọn các sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ: Đồ chơi được làm từ chai nhựa cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng chúng không bị hỏng hoặc xuống cấp, đặc biệt là khi chúng được sử dụng thường xuyên.
- Tạo sự đa dạng trong thiết kế: Để đồ chơi từ chai nhựa hấp dẫn hơn với trẻ em, cần tạo sự đa dạng trong thiết kế để thu hút sự tò mò và sự quan tâm của trẻ em. Nên sử dụng màu sắc tươi sáng, hình dạng đa dạng và kết hợp với các vật liệu khác như nút, dây, bông, gai… để trẻ em có thể khám phá và phát triển tư duy sáng tạo.
- Không sử dụng chai nhựa tái sử dụng quá nhiều lần: Một số chai nhựa tái sử dụng đã qua sử dụng nhiều lần có thể không an toàn để sử dụng để làm đồ chơi cho trẻ em, vì chúng có thể bị nứt hoặc vỡ do sử dụng quá lâu. Do đó, nên sử dụng chai nhựa mới để làm đồ chơi mầm non.
- Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường: Khi lựa chọn chai nhựa để làm đồ chơi mầm non, nên sử dụng những chai nhựa được làm từ các chất liệu thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Ghi rõ thông tin về sản phẩm: Khi bán hoặc tặng đồ chơi từ chai nhựa, cần ghi rõ thông tin về sản phẩm để người dùng có thể biết được độ tuổi phù hợp, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về an toàn. Điều này sẽ giúp tránh những tai nạn không đáng có khi trẻ em sử dụng đồ chơi.
Chai nhựa và những điều cần biết
Chai nhựa là loại vật chứa thường được làm từ nhựa có mật độ nhựa cao như chai nước khoáng, chai nước trái cây, chai trà sữa,… Quy trình sản xuất mặt hàng này bao gồm nấu chảy nhựa với phụ gia và thổi tạo hình bằng máy móc hiện đại. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chai nhựa khác nhau như PET, HDPE, PP,..
Để có thể phân biệt được loại nhựa cấu tạo nên chai, bạn có thể dựa vào các ký hiệu số dưới đáy hoặc thân chai. Từ đó có thể lựa chọn cho gia đình những sản phẩm nhựa phù hợp và có thể lựa chọn làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa an toàn. Một số biểu tượng nhựa thường thấy bao gồm:
- Số 1 – Nhựa PET Polyethylene Terephthalate
- Số 2 – Nhựa HDPE High-density polyethylene
- Số 3 – Nhựa PVC Polyvinyl chloride
- Số 4 – Nhựa LDPE Low-density polyethylene
- Số 5 – Nhựa PP Polypropylene
- Số 6 – Nhựa PS Polystyrene
- Số 7 – Các loại nhựa khác
Tại sao nên tái chế chai nhựa
Với nhu cầu tiêu thụ rất lớn của các loại nước giải khát, nước ép trái cây và các sản phẩm nước uống đóng chai khác trên thị trường hiện nay, số lượng chai nhựa thải ra môi trường mỗi ngày là vô cùng lớn. Tuy nhiên, các loại vật liệu này cần nhiều thời gian để phân hủy tự nhiên. Trong trường hợp xử lý nhiệt trong nhà máy chất thải có thể tạo ra các khí độc như carbon dioxide, carbon monoxide, v.v., có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo thống kê mới nhất của các cơ quan bảo vệ môi trường, mỗi năm có hơn 8 triệu tấn nhựa thải ra các đại dương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sự tồn tại của các sinh vật biển. Tuy nhiên, trong số lượng lớn rác thải nhựa đó, không nhiều loại nhựa có thể tái chế thành vật liệu mới. Vì vậy, bên cạnh việc hạn chế sử dụng và tìm những nguyên liệu thay thế thì việc làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa là một giải pháp hoàn hảo.
Lợi ích của việc làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa
Việc làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa có nhiều lợi ích như sau:
- Tái sử dụng chai nhựa: Chai nhựa thường được sử dụng một lần rồi bỏ đi, việc tận dụng chai nhựa để làm đồ chơi giúp giảm lượng rác thải nhựa trên môi trường.
- Giảm chi phí: Việc tận dụng chai nhựa để làm đồ chơi giúp giảm chi phí sản xuất so với việc sử dụng các nguyên liệu mới.
- Tạo ra những đồ chơi sáng tạo: Chai nhựa có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, do đó, việc tận dụng chai nhựa để làm đồ chơi giúp cho các sản phẩm đồ chơi có sự đa dạng và sáng tạo hơn.
- Khuyến khích trẻ em có tinh thần sáng tạo: Trẻ em sẽ được khuyến khích để tưởng tượng và sáng tạo khi được chơi với những đồ chơi được làm từ chai nhựa.
- Giúp trẻ em hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường: Bằng cách chơi với những đồ chơi được làm từ chai nhựa, trẻ em có thể hiểu được ý nghĩa của việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa trên môi trường, từ đó giúp trẻ em có tinh thần yêu môi trường và chung tay bảo vệ môi trường.
Tóm lại, việc làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa trên môi trường, giảm chi phí sản xuất, tạo ra những đồ chơi sáng tạo mà còn giúp trẻ em hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Trên đây Smart Baby đã đề cập đến những lưu ý cần quan tâm khi làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa. Khi tuân thủ các lưu ý này, đồ chơi từ chai nhựa sẽ trở thành một lựa chọn tốt cho các gia đình, giúp giải trí và giáo dục trẻ em, đồng thời bảo vệ môi trường.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.