Lifestealer là một trong những Carrier có khả năng tank và gây sát thương bậc nhất trong thế giới DOTA 2. Tuy nhiên, sự thiếu cơ động và sức mạnh bị giảm dần khi về late game khiến Lifestealer không còn phù hợp trong meta game hiện tại.
Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Lifestealer thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 25 (+2.4/level) Agility: 18 (+1.9/level) Intelligence: 15 (+1.75/level) Lượng máu gốc (Level 1/25): 625/2088 Mana: 195/1001 Sát thương: 57-67 / 134-144 Tầm đánh: Cận chiến Armor: 1.52/10.7 Tốc độ di chuyển: 315
Đánh giá: Có thể thấy rằng lượng strength trên một level của Lifestealer khá lớn, cộng thêm lượng strength khởi điểm cao khiến cho vị tướng này trở thành một trong những hero “trâu” nhất trong giai đoạn đầu game. Thêm vào đó, lượng sát thương khởi điểm lớn cùng kĩ năng hồi máu cho phép Lifestealer có thể vào farm rừng từ khá sớm.
2, Thông tin kĩ năng
Lifestealer nổi điên lên, làm cơ thể hắn trở nên miễn nhiễm với phép thuật và đồng thời tăng tốc đánh. Tốc đánh tăng thêm: 30/45/60/80 Thời gian duy trì: 3/4/5/6s Mana tiêu tốn: 75 Thời gian hồi: 19s
Lifestealer hút một lượng máu theo tỉ lệ máu hiện tại của mục tiêu trên mỗi đòn đánh. Tỉ lệ máu hiện tại bị hút: 4%/5%/6%/7%
Lifestealer làm chậm một mục tiêu và khiến mọi đòn đánh của đồng đội lên hắn đều được hút máu. Tốc độ di chuyển của mục tiêu sẽ được hồi lại dần dần. Tầm sử dụng: 200/300/400/500 Tỉ lệ hút máu: 15%/20%/25%/30% Tốc độ di chuyển giảm: 70% Thời gian tác dụng: 8s Mana tiêu tốn: 110 Thời gian hồi: 24/20/16/12s
Lifestealer chui vào một unit (không phải hero), nếu đó là creep của đối phương hoặc creep rừng, Lifestealer sẽ có thể điều khiển được con creep đó di chuyển và tấn công mục tiêu theo ý hắn. Khi chui ra, Lifestealer sẽ gây một lượng sát thương ra xung quanh. Tầm sử dụng: 150 Tầm gây sát thương: 700 Sát thương gây ra: 150/275/400 Mana tiêu tốn: 50 Thời gian hồi: 100
3, Hướng dẫn tăng điểm kĩ năng
Tùy theo đối thủ mà bạn nên có cách tăng điểm phù hợp. Nếu có hướng đi farm rừng sớm, bạn có thể tăng tối đa Feast trước. Ngược lại, nếu team đối phương có xu hướng combat nhiều và sở hữu nhiều kĩ năng disable thì tăng tối đa Rage trước lại là một ưu tiên.
Bên cạnh đó, nếu team bạn sở hữu quá ít kĩ năng giữ chân đối thủ thì bạn có thể lên Open Wounds sớm để lấy tầm slow cho kĩ năng này (trường hợp này khá hiếm).
4, Hướng dẫn mua item
Nếu bạn định đi farm rừng sớm thì Quelling Blade cùng Stout Shield sẽ là một sự lựa chọn hữu hiệu cho giai đoạn đầu game.
Hãy cố gắng tranh thủ thời gian được bảo kê để farm lên Hand of Midas sớm, sau đó cố gắng lên Armlet cùng Power Tread.
Ở late game, Abyssal Blade, Assault Cuirass cùng Mjollnir là những item cực phù hợp cho Lifestealer. Ngoài ra, nếu đối phương có hero có khả năng né tránh các đòn đánh thì Monkey King Bar sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
5, Một số lưu ý khi chơi Lifestealer
– Bạn nên tận dụng lượng sát thương tay lớn, đi cùng với các hero có khả năng stun, slow để dễ ép lane hoặc ăn first blood. Combo đơn giản sẽ là đồng đội stun giữ chân mục tiêu, bạn tiến vào gần, buff Open Wounds, hóa Rage lên và cứ thế đánh tay.
– Lên Hand of Midas sớm sẽ giúp tăng tốc độ farm để bạn có thêm những core item khác.
– Luôn cầm theo một chiếc Town Portal Scroll để có mặt kịp thời khi combat dù bạn đang farm ở rất xa.
– Tập kĩ năng chặt cây trong rừng để chỉ 1 con creep trong rừng có thể tấn công bạn 1 lúc.
– Tập sử dụng kĩ năng Rage ngay khi đối phương cast skill vào bạn để “né” skill và đồng thời tận dụng hiệu quả thời gian của kĩ năng này.
>> Mini Guide DOTA 2: Io – Tinh Linh Hộ Vệ
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.