Trò chơi “Kendama” bao gồm một thanh gỗ “Ken” với hình thánh giá và một quả bóng “Dama” với một lỗ hổng. Tại Nhật Bản, “Hiệp hội Kendama Nhật” có những cuộc đại hội chính thức để thi đấu kỹ năng, sẽ được chấm điểm bởi ban giám khảo, đã trở thành một trò chơi nổi tiếng trong một thời gian. Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu về lịch sử, tên gọi của các bộ phận, sau đó là những bí quyết mà người chơi cần biết… Đây là một môn vận động nhẹ vì không những sử dụng các ngón tay, mà còn sử dụng cả đầu gối và bắp đùi.
Cách chơi Kendama theo nhiều cấp độ!
Chén lớn
Kỹ năng nâng bóng chính xác vào chén. Có một mẹo nhỏ khi nâng bóng là các bạn nên đếm nhịp “một, hai, ba”.
- Đầu tiên, cầm tại chén lớn, hướng đầu nhọn xuống dưới, sau đó thả tự do quả bóng thẳng xuống.
- Khi quả bóng dừng hẳn, người chơi nên nhún khớp gối để nương theo chiều rơi của bóng, sau đó, vừa thẳng khuỷu tay vừa thả quả bóng xuống. (Một)
- Vừa nương đầu gối vừa tâng thẳng bóng lên. (Hai)
- Vừa khuỵu đầu gối, vừa thẳng khuỷu tay, sau đó canh thanh gỗ cầm cho bóng dừng hẳn tại chén lớn. (Ba)
“Rosoku” hay “Cây nến”
Kỹ năng cầm đầu nhọn nâng bóng thẳng lên chén đáy. Bởi vì hình dáng nó trông giống với cây nến đang cháy nên được gọi là “Rosoku”
- Người chơi nắm chặt đầu nhọn bằng các đầu ngón tay.
- Để chỉ không chạm vào tay, người chơi nên để hơi nghiêng kiếm và khuỵu đầu gối để giữ sao cho sợi chỉ thẳng.
- Tiếp theo, người giữ thẳng gối và nâng bóng lên trên.
- Giữ quả bóng cân bằng trên chén đáy.
Độ khó nhất tại Nhật
Mức độ khó nhất trong trò chơi này là người chơi phải chơi liên tục ba kỹ năng “Tâng lên chén lớn rồi chén nhỏ sau cùng là đầu nhọn”
- Người chơi cầm vào thân kiếm, hướng đầu nhọn lên trên, chén lớn hướng vào mình.
- Khuỵu đầu gối, hơi đưa thẳng khuỷu tay, sau đó nâng bóng vào chén nhỏ.
- Thẳng đầu gối, tung bóng lên, sau đó khuỵu đầu gối, canh sao cho rơi vào đĩa lớn.
- Tiếp tục giữ thẳng đầu gối, tung bóng lên, sau đó vừa khuỵu gối và canh bóng cho bóng rơi vào đầu nhọn.
Độ khó nhất trên thế giới
So với Nhật thì kỹ năng trên thế giới sẽ còn cho thêm vào chén đáy.
- Vừa thẳng đầu gối vừa tung bóng hầu như giống với “độ khó nhất tại Nhật”, nhưng có một thay đổi nhỏ.
- Người chơi phải nâng từ chén nhỏ đến chén lớn. Sau đó từ chén lớn đến chén đáy.
- Từ chén đáy, nương đầu gối đầu gối và tung bóng, canh sao cho bóng rơi vào đầu kiếm.
Hải đăng
Đây là kỹ năng rất khó mà ai cũng muốn đạt được
- Người chơi cầm vào bóng, thả kiếm rơi thẳng đứng.
- Dùng tay trái để chỉnh kiếm, hướng thân chén sao cho chén nhỏ hướng phía trước, sau đó thả tay ra cho kiếm rơi tự do.
- Nâng kiếm lên trên.
- Khi nâng kiếm lên, dưới bề mặt của chén đáy, di chuyển bóng sao cho kiếm chạm vào bề mặt của bóng, lúc đó bóng và kiếm sẽ trở thành một thể, sau đó giữ khoảng 3 giây.
Tên gọi từng bộ phận của Kendama
Với Kendama thường sẽ có 5 bộ phận chính như “Bóng”, “Kiếm”, “Thân chén”, “Chỉ” và “Hạt chống xoắn dây”.
“Hạt chống xoắn dây” được buộc lên đầu sợi chỉ và cố định bên trong quả bóng để chống xoắn chỉ. Dạo gần đây, người ta bán rất nhiều Kendama với công nghệ cao như có âm thanh phát ra hay có đèn chớp tắt.
Lịch sử về Kendama
Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ Kenkama là đồ chơi chỉ có tại Nhật Bản, thế nhưng sự thật không phải thế, đây là trò chơi có mặt khắp nơi trên thế giới, những món đồ chơi đó giống giống với Kendama ở chỗ người chơi sẽ nâng quả bóng có cột sợi chỉ hoặc dây sao cho có thể để vừa vào trong ly hoặc gậy.
Có một giả thuyết về nguồn gốc của trò chơi này. Người ta cho rằng, món đồ chơi này đã có mặt tại Pháp vào thế kỷ thứ 16, nếu tính trên mốc thời gian thì đây là món đồ chơi cổ nhất. Tại Pháp, đây là trò chơi rất nổi tiếng được gọi là “Le bilboquet”. Lúc này, nó chỉ dành cho dòng dõi quý tộc. Sau đó, được lan rộng ra khắp thế giới và tại mỗi nước khác nhau, chúng phát triển với những cách chơi khách nhau.
Tại Nhật, trò chơi này được cho là đã du nhập đến Nhật vào thời đại Edo và cách chơi ngày nay của Kendama vẫn giữ nguyên cách chơi từ thời Taisho. Người ta tin rằng trò chơi này xuất phát từ ý nghĩa tại một cái đĩa được đào cạn giống như bề mặt của trăng non sẽ hấp thụ ngọc – Ánh sáng mặt trời (Nhật) nên được gọi là “quả bóng Nhật nguyệt Nichigetsu”. Vào năm 1975, người ta đã hình thành “Hiệp hội Kendama Nhật”, sau đó “Các cuộc tỉ thí Kendama” cũng được tổ chức, công bố chính thức về luật chơi, cấp độ và bước chơi, cuối cùng là phát triển thành các kỹ năng chuyên nghiệp.
Nào mình cùng luyện tập chơi trò Kendama thú vị!
Chỉ đọc bài viết thôi thì chắc nhiều bạn sẽ nghĩ trò chơi này rất khó, nhưng bạn hãy thử chơi xem thế nào nhé! Chỉ cần luyện tập và tận dụng những bí quyết trên, các bạn sẽ có thể chơi được thôi. Với trò chơi Kendama, điều thú vị là các bạn sẽ được công nhận cấp độ và trình độ của mình tại “Hiệp hội Kendama Nhật Bản”. Nếu bạn nào có hứng thú với trò chơi này, các bạn hãy kiểm tra thử thông tin dưới đây nhé!
※Hiệp hội liên kết Kendama chính thức tại Nhật Bản (Tiếng Anh) http://kendama.or.jp/english/
※Nguồn video: Hiệp hội Kendama Nhật Bản.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.