110 lượt xem

Mụn ẩn là gì? 3 cách ngăn ngừa mụn ẩn dưới da cực kỳ hiệu quả

80% – 90% dân số ở lứa tuổi dậy thì đến dưới 50 tuổi bị mụn trứng cá. Riêng mụn ẩn rất khó phát hiện, có khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa mụn ẩn qua tư vấn dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

mụn ẩn

Mụn ẩn là gì?

mụn ẩn là gì
Trong đa số trường hợp, mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt mà chỉ sờ thấy cộm trên da

Mụn ẩn là mụn phát triển dưới bề mặt da. Trong đa số trường hợp, mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt mà chỉ sờ thấy cộm trên da. Vùng da chứa mụn ẩn thường có cảm giác đau, hơi viêm, đỏ. (1)

Mụn ẩn thường do u nang hoặc nốt sần bên dưới da gây ra, mụn ẩn không có đầu mụn. Khác với mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn ẩn phát triển gần bề mặt da hơn.

Mụn ẩn dưới da hình thành như thế nào?

Mụn ẩn hình thành dưới da trong điều kiện da có nhiều bã nhờn (dầu), vi khuẩn và bụi bẩn bị mắc kẹt sâu trong nang lông. Người có da dầu dễ nổi mụn ẩn hơn người có da khô.

Nguyên nhân gây ra mụn ẩn dưới da?

nguyên nhân gây mụn ẩn
Thay đổi, rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn ẩn

Trong đa số trường hợp, mụn ẩn không quá nguy hiểm nhưng lại khó xử lý triệt để. Biết những nguyên nhân chính gây ra mụn ẩn dưới da sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

1. Rối loạn nội tiết tố

Thay đổi, rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn ẩn. Sự thay đổi nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn sản sinh lượng lớn dầu nhờn, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài để hình thành nhân mụn ẩn. Ngoài ra, gan không khỏe, suy giảm chức năng nên việc lọc chất độc cũng kém hiệu quả hơn, là nguyên nhân gián tiếp khiến mụn ẩn xuất hiện.

Một số nguyên nhân gây thay đổi nội tiết thường gặp nhất:

  • Giai đoạn dậy thì.
  • Mang thai.
  • Kỳ kinh nguyệt.
  • Ăn uống không điều độ.
  • Sinh hoạt thiếu lành mạnh.
  • Corticosteroid uống và một số loại thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân gây ra mụn ẩn.
Xem thêm  Will Hero APK + MOD (Không Quảng Cáo) v3.3.2

2. Vệ sinh da không đúng cách

Vệ sinh da không đúng cách gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tạo cơ hội cho mụn ẩn xuất hiện. Da cần được vệ sinh sạch sẽ, kết hợp tẩy trang và rửa mặt để loại bỏ toàn bộ các nguyên nhân chính gây mụn ẩn như tế bào da chết, tạp chất thừa trong các loại mỹ phẩm và bụi bẩn…

3. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh làm rối loạn nội tiết tố sẽ gây nên tình trạng mụn ẩn:

  • Ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc dầu mỡ.
  • Thường xuyên thức khuya gây thiếu ngủ hoặc thời gian nghỉ ngơi không ổn định, stress…
  • Sử dụng thuốc lá, chất uống có cồn
  • Thường xuyên dùng tay chạm lên mặt.

4. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Có không ít trường hợp làm sạch và chăm sóc da rất kỹ càng nhưng vẫn phát hiện mụn ẩn do dùng mỹ phẩm kém chất lượng khiến da kích ứng. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm quá nhiều cũng làm bít tắc lỗ chân lông ở da, gián tiếp gây nên mụn ẩn.

5. Tác động môi trường

Một số tác động từ môi trường như nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, dầu mỡ sẽ gây kích ứng da và phát sinh mụn ẩn. Trường hợp thường xuyên phải làm việc trong điều kiện môi trường như vậy, cần có biện pháp vệ sinh và chăm sóc da thích hợp.

Triệu chứng mụn ẩn thường gặp

Các triệu chứng mụn ẩn thường gặp bao gồm:

  • Phát hiện một nốt li ti dưới da.
  • Cảm giác hơi đau, khó chịu trên và xung quanh nốt.
  • Nốt có dấu hiệu sưng, to ra, viêm, hơi đỏ (mụn ẩn phát triển thành nhân trứng cá hoặc mụn viêm).

Lưu ý:

  • Một số mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen phát triển từ mụn ẩn, di chuyển qua các lớp da và xuất hiện trên khuôn mặt.
  • Mỗi người có thể tự mình nhận ra các dấu hiệu của mụn ẩn.

Các vị trí mụn ẩn thường gặp nhất

1. Mụn ẩn trên trán

Mụn ẩn trên trán được nhận biết qua các cách sau đây:

  • Rửa sạch tay, dùng tay xoa nhẹ vào trán. Nếu phát hiện các cục u nhỏ hoặc cảm giác có các nốt li ti, sần sùi thì có khả năng đó là mụn ẩn.
  • Soi gương dưới ánh sáng mạnh.
  • Sau khi trang điểm, quan sát nhận thấy lớp nền không được mịn màng.
  • Đến soi da tại cơ sở chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da.

2. Mụn ẩn ở cằm

Mụn ẩn ở cằm được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

  • Mụn ẩn ở dưới da, không thấy đầu mụn, không sưng tấy, không đau nhưng sờ vào có cảm giác lộm cộm dưới da.
  • Các mụn ẩn có kích thước nhỏ li ti như đầu kim châm mọc thành từng cụm.
  • Sau khi phủ phấn trang điểm thấy bề mặt da nhấp nhô.
Xem thêm  Super Mechs APK 7.628.4

3. Mụn ẩn trên má

Má là vùng da tương đối nhạy cảm, dễ tích tụ nhiều dầu thừa, bụi bẩn gây ra tình trạng mụn ẩn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

4. Mụn ẩn quanh miệng

Mụn ẩn quanh miệng thường xảy ra do lỗ chân lông bị bít tắt, không thông thoáng thường do đeo khẩu trang lâu, nhất là những loại khẩu trang có lớp chống thấm hút.

5. Mụn ẩn ở quai hàm

Quai hàm dễ xuất hiện mụn ẩn vì chịu nhiều tác động bên ngoài thông qua việc đeo khẩu trang, cài quai nón bảo hiểm, thói quen đưa tay lên sờ cằm,…

Mụn ẩn có tự hết không?

Trong khoảng 50% – 80% trên tổng các trường hợp, mụn ẩn tự hết sau vài tuần đến vài tháng. Việc nặn mụn không đẩy nhanh quá trình chữa lành mụn; thậm chí sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, làm to và đẩy nhân mụn vào sâu hơn tạo nên các vết thâm sau viêm. (2)

Dù mụn ẩn có thể tự hết theo thời gian, tuy nhiên cần lưu ý rằng mụn tồn tại càng lâu sẽ để lại càng nhiều tổn thương cho lớp mô bên dưới. Với một số người, mụn ẩn khi tổn thương dẫn đến tăng sắc tố (sẹo màu hồng, đỏ hoặc nâu), trong khi với những người khác, mụn ẩn tồn tại lâu ngày không được điều trị có nhiều khả năng tiến triển thành mụn trứng cá và gây ra sẹo rỗ hoặc sẹo teo. Sẹo teo thường xuất hiện dưới dạng một hố hoặc vết lõm do tổn thương collagen trên da.

Điều trị mụn ẩn như thế nào?

Mụn ẩn có thể được trị liệu tại nhà hoặc điều trị lâm sàng với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da: (3)

1. Trị liệu tại nhà

Không nên bóp hoặc nặn mụn vì điều này sẽ gây nhiễm trùng, làm nhân mụn to hơn và cuối cùng để lại sẹo. Thay vào đó, hãy áp dụng các phương pháp giúp đẩy mụn lên trên da và phòng chống nhiễm trùng:

  • Sử dụng sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide (BP). Benzoyl Peroxide có tác dụng diệt vi khuẩn dưới da và là một thành phần phổ biến trong nhiều loại sữa rửa mặt và thuốc trị mụn không kê đơn.
  • Chườm ấm làm giảm cảm giác đau gây ra khi mụn ẩn chuyển sang trạng thái viêm. Đắp gạc ấm lên vùng da có mụn ẩn 3 – 4 lần/ngày, 10 – 15 phút/lần giúp mụn giải phóng mủ và lành nhanh.
  • Mua miếng dán trị mụn ở hiệu thuốc để tự điều trị mụn ẩn tại nhà. Đây là những miếng dán nhỏ tẩm chất chống mụn, kháng viêm như axit Salicylic.
  • Tinh dầu tràm trà có chứa các hợp chất kháng khuẩn và dùng để điều trị mụn ẩn. Người bệnh nên sử dụng sản phẩm có chứa 5% dầu cây trà hoặc nhiều hơn và áp dụng 2 lần/ngày cho đến khi mụn ẩn lành hẳn. Tinh dầu tràm trà an toàn khi sử dụng hàng ngày nhưng cần pha loãng trước với dầu vận chuyển.
  • Mật ong nguyên chất là liệu pháp điều trị mụn ẩn tự nhiên dùng để thay thế cho các loại thuốc trị mụn không kê đơn. Mật ong có tác dụng loại bỏ vi khuẩn.
Xem thêm  EverMerge MOD APK 1.43.5 (Tiền Vô Hạn)

2. Điều trị lâm sàng

Với trường hợp mụn ẩn bị sưng, viêm hoặc thời gian dài không thuyên giảm, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da khám, điều trị.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ (kháng sinh bôi ngoài da) để loại bỏ vi khuẩn gây ra mụn ẩn, giảm viêm. Hiện nay, Clindamycin và Erythromycin là các loại thuốc kháng sinh tại chỗ phổ biến nhất.
  • Benzoyl Peroxide có tác dụng làm khô nhân mụn, sử dụng kèm với kháng sinh tại chỗ giúp tăng hiệu quả điều trị.
  • Trường hợp số lượng mụn ẩn quá nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng và chuyển thành mụn trứng cá, mụn viêm; bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.

Biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa hiệu quả

biện pháp phòng ngừa mụn ẩn
Hiểu rõ các kiến thức về mụn ẩn giúp chủ động phòng ngừa mụn hiệu quả

1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

  • Hạn chế những món ăn cay nóng, nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ. (4)
  • Bổ sung thực phẩm chứa chất Omega 3, Omega 6, Vitamin,… vào các bữa ăn giúp da luôn săn chắc, khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa cafein và chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…

2. Áp dụng lối sống điều độ

  • Sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya.
  • Hạn chế dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để chạm lên mặt.

3. Vệ sinh, chăm sóc da

  • Rửa mặt 2 lần/ngày và đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tập thể dục hoặc trong điều kiện thời tiết nóng bức.
  • Tìm hiểu, sử dụng các loại mỹ phẩm lành tính, không gây kích ứng da, hạn chế dùng mỹ phẩm có cồn.
  • Sử dụng kem, mũ, quần áo chống nắng khi đi ra đường vào các buổi sáng, trưa, chiều.

Mụn ẩn là tình trạng da thường gặp, không đáng lo ngại nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Hiểu rõ các kiến thức về mụn ẩn giúp chủ động phòng ngừa mụn hiệu quả, giữ da luôn khỏe và láng mịn.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.