Về lịch sử hình thành, mô hình OGSM được phát triển vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ 2. Mô hình này được sáng tạo bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, dựa trên ý tưởng về quản lý mục tiêu của Peter Drucker. Song, mô hình này lại thực sự phổ biến và được các doanh nghiệp lớn ứng dụng là nhờ công của Mỹ thông qua việc áp dụng mô hình này cho mục tiêu “làm cho người Mỹ lại một lần nữa tự hào về người Mỹ” với “đích nhắm” là thực hiện việc lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng. Sau khi Mỹ áp dụng thành công mô hình này thì hàng loạt các công ty khác, đặc biệt là các công ty sản xuất sử dụng mô hình OGSM để quản trị toàn bộ hoạt động vận hành hàng ngày của họ. Mô hình OGSM được áp dụng một cách triệt để từ trên xuống dưới, và đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, mô hình này cũng được áp dụng thống nhất từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh ở trên toàn thế giới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân OGSM được lan tỏa đến nhiều quốc gia.
OGSM – quản trị mục tiêu từ trang giấy đến đời thực
OGSM là từ viết tắt của 4 từ: Objectives (Mục tiêu chính); Goals (Đích nhắm tới); Strategies (Chiến lược) và Measurements (Đo lường). Dựa trên 4 tiêu chí này, doanh nghiệp đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi cốt lõi: làm gì và làm như thế nào. Mục tiêu chính (O) đặt ra câu hỏi doanh nghiệp mong muốn đạt được điều gì? Thường đó là một mục tiêu dài hạn, mang tính định tính, từ mục tiêu chính này mà doanh nghiệp phân chia thành những “đích nhắm” nhỏ (G). Những đích nhắm này thường cụ thể, rõ ràng và mang tính định lượng, yêu cầu hoàn thành trong một thời gian nhất định. Để đạt được mỗi “đích nhắm” nhỏ thì cần có những chiến lược tương ứng (S), thường không quá 5 chiến lược. Ở đây, chúng ta cần phân biệt chiến lược thực thi cho “đích ngắm” khác với chiến lược ở tầm vĩ mô dành cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Và cuối cùng, để xác định được mức độ hoàn thành của mục tiêu, chúng ta cần có những tiêu chí đo lường (M) để đánh giá. Thường các chỉ số đo lường sẽ là những con số về thời gian, số lượng, doanh thu, năng suất,… OGSM vẫn được mệnh danh là công cụ lập kế hoạch chiến lược trên một trang giấy, tương đối đơn giản và dễ áp dụng. OGSM biến tầm nhìn thành hành động, có thể phân tầng các mục tiêu từ lớn đến bé để tạo thành nhiều lớp OGSM, hình thành một mạng lưới chặt chẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát mục tiêu và chiến lược dễ dàng hơn. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi OGSM là gì, chúng ta có thể hiểu rằng OGSM là một công cụ giúp doanh nghiệp hoạch định mục tiêu, triển khai và kiểm soát chiến lược, giúp chiến lược đi từ việc hình thành trên trang giấy đến lúc được hiện thực hóa trong doanh nghiệp.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.