113 lượt xem

Panen là gì? Panen có bao nhiêu loại? Cấu tạo như thế nào?

Panen là gì? Panen có bao nhiêu loại? Cấu tạo Panen như thế nào? Hãy cùng LE VAN GROUP đi tìm câu trả lời qua các thông tin được chọn lọc và tổng hợp trong bài viết này, bạn nhé!

Panen là gì?

Có thể hiểu đơn giản Panen là một loại vật liệu có sức chịu tải tốt, được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng chẳng hạn như nhà dân dụng, nhà cao tầng, nhà xưởng.

Panen

Trong khi đó khái niệm về sàn panen là kết cấu hệ thống bao gồm dầm bê tông dự ứng lực PPB kết hợp với gạch block, được triển khai thi công theo phương pháp lắp ghép.

Panen có bao nhiêu loại? Cấu tạo Panen như thế nào?

1. Sàn panen chữ U

Sàn panen chữ U có bản và sườn chịu lực tốt, đúc thành một khối nhất định. Sử dụng vật liệu khá tiết kiệm. Kích thước cơ bản của sàn panen chữ U là (rộng x dài) 400 – 600 mm; độ dày 200 – 250 mm. Chiều cao của sàn panen chữ U phụ thuộc vào nhịp, không có chiều cao cố định. Với nhịp thông thường (3000 – 4200 mm), sàn panen chữ U có độ cao 150 – 200 mm. Nếu như nhịp > 6000 mm thì sườn có độ cao lên đến 300 mm. Để tăng cường độ cứng cho panen, tiện ích hơn trong việc gối lên tường, hai đầu panen được đúc đặc kín. Trong trường hợp chiều rộng của sàn panen chữ U > 800mm (tốt nhất là 500 – 700 mm) thì cần làm tăng cường độ cứng của panen, giảm bớt chiều dày của sàn.

Xem thêm  Jump the lights nghĩa là gì?

Sàn panen chữ U

Có hai cách bố trí sàn panen chữ U. Thứ nhất, phần lõm hướng xuống dưới trên mặt phẳng, có thể thi công trực tiếp trên lớp mặt sàn ở phần trên lớp kết cấu. Cách bố trí này hợp lý về khả năng chịu lực của sàn nhưng trần không được phẳng. Panen chữ U dễ đục lỗ cho nên thích hợp với các loại tường chứa nhiều đường ống. Ví dụ như khu vực bếp, khu vệ sinh. Nếu như yêu cầu trần phẳng thì cần sử dụng cấu tạo trần treo là phù hợp.

Phần lõm hướng lên phía trên ở phía dưới phẳng, phần phía trên thêm một lớp đệm được làm từ vật liệu nhẹ. Sau đó chỉ cần thi công lớp mặt sàn ở bên trên là hợp lý nhất.

2. Sàn panen hộp

Sàn panen hộp là loại panen có kết cấu gần giống như hình hộp. Lỗ hổng của panen này có thể là hình chữ nhật, hình thang, hình tròn hoặc hình bầu dục. Hiện nay, người ta sử dụng panen hộp nhiều hơn so với sàn panen chữ U. Tuy tốn nhiều vật liệu, quá trình chế tạo phức tạp hơn so với sàn panen chữ U nhưng sàn panen hộp có đặc tính phẳng ở cả hai mặt trên và dưới, không cần phải làm trần phức tạp. Hơn nữa, sản phẩm có tính cách âm tốt, nên chẳng có gì lạ khi được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà dân dụng.

Xem thêm 

Sàn panen hộp

Nhịp của panen hộp nằm trong khoảng từ 3,0 đến 6,0 m, rộng 400 đến 600 mm. Đặc biệt, sàn panen hộp có thể đạt độ rộng 1200 – 1500 mm, đôi khi tới 1600 – 3000 mm. Chiều dày sườn panen hình hộp từ 30 – 60 mm, bản phía trên dày 25 – 40 mm, phía dưới dày 20 – 25 mm. Ở hai đầu panen cần được chèn gạch hoặc bê tông để không bị gãy hoặc dập đầu panen. Dạng sàn panen hộp không cần xử lý cũng cách âm tốt nhưng cách âm va chạm kém. Cách tốt nhất để khắc phục nhược điểm này là phủ lên sàn panen hộp một lớp vật liệu đàn hồi rồi hãy thi công mặt sàn. Bởi vì vật liệu đàn hồi theo nguyên tắc có tác dụng làm giảm năng lượng âm thanh truyền tới (từ ngoài vào trong và ngược lại).

Sàn panen hộp được bố trí như thế nào?

Kích thước của phòng lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến quy cách panen cũng như cách bố trí. Thiết kế sao cho quy cách panen ít loại nhưng lặp lại sử dụng nhiều lần. Trong quá trình lắp panen sàn hộp, có hai khả năng có thể xảy ra. Một là vừa khít với kích thước phòng. Hai không vừa khít (lớn hơn hoặc bé hơn, tạo nên khoảng trống). Để khắc phục nhược điểm trong cách bố trí sàn panen hộp, có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau:

Xem thêm  SI Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Hướng Dẫn Cách Lập SI

Sàn panen hộp

– Dùng hai loại panen để lắp sàn.

– Dùng độ to nhỏ của mạch vữa để điều chỉnh: Mạch vữa giữa hai panen sàn hộp phải có khoảng cách từ 10 – 20 mm. Như vậy giúp việc điều chỉnh mạch vữa dễ dàng hơn. Nhưng lưu ý, khoảng cách này không được vượt quá 200mm. Nếu như mạch vữa rộng quá, cần đặt thêm cốt thép để giảm khả năng chịu lực của sàn.

– Xây tường nhô ra hoặc đổ toàn khối.

Cấu tạo mạch vữa giữa các panen như thế nào?

Cấu tạo mạch vữa giữa các panen

Để đảm bảo độ cứng của sàn panen tối ưu nhất, liên kết giữa hai đầu panen như sau:

– Liên kết đơn giản: Các panen giằng chéo với nhau theo hình chữ X bằng thép Ф6. Sau đó chỉ cần đổ vữa chèn khe panen. Như vậy, đảm bảo độ cứng của sàn hoàn hảo rồi đấy.

– Liên kết toàn khối hóa: Được sử dụng trong trường hợp panen gối lên dầm. Cách làm chỉ cần đổ bê tông trên dầm đến độ cao gác panen. Sau khi lắp xong, đặt thép giằng bổ sung giữa khe panen rồi tiến hành đổ bê tông tiếp. Phương pháp này giúp việc toàn khối của nhà tăng lên, độ cứng, độ ổn định của sàn và độ cứng chung đạt đến mức lý tưởng.

Panen là gì? Panen có bao nhiêu loại? Cấu tạo Panen như thế nào? Mong rằng, các thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên đã giúp ích cho bạn đọc muốn hiểu về panen.

Tìm hiểu về bê công cốt thép trong xây dựng

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.