105 lượt xem

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 – 2023 Sách mới

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 – 2023 khái quát phần kiến thức trọng tâm được học trong học kì 1 Văn 7 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Truyện

a) Đề tài:

– Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.

– Để xác định đề tài, có thể dựa vào:

  • Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
  • Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
  • Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)

– Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính

b) Chi tiết:

– Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện…) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học

c) Tính cách nhân vật

– Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật

– Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:

  • Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
  • Các mối quan hệ với những nhân vật khác
  • Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác

d) Văn bản tóm tắt

– Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.

2. Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết

  • Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
  • Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
  • Xác định được số từ, phó từ.

Thông hiểu

  • Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn Ngữ văn bản.
  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
  • Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
  • Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
  • Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

2. Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, so sánh…

3. Phó từ

C. VIẾT

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

  • Nhận biết: Nhận biết đúng kiểu bài văn biểu cảm.
  • Thông hiểu: Hiểu được những đặc điểm, hình ảnh, tính cách, những kỉ niệm về người thân có tác động đến tình cảm của bản thân.
  • Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về người thân. Có bố cục rõ ràng, mạch lạc; tình cảm xúc động, chân thành.
  • Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo

I. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản

– Thơ bốn chữ, năm chữ

– Truyện ngụ ngôn

– Truyện ngắn

II. Phần tiếng Việt:

1. Phó từ

2. Dấu chấm lửng

III. Phần tập làm văn: ôn kỹ lý thuyết và thực hành văn biểu cảm

– Cách làm bài văn Biểu cảm về con người

– Các bước làm bài văn Biểu cảm về con người

B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7

Đề gồm hai phần:

1. Kiểm tra Đọc – Hiểu: Hình thức tự luận

Nhận biết – Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.

2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận

Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự. Chỉ cho một đề duy nhất.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Cánh diều

1. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản

  • Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
  • Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
  • Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
  • Bài 4: Nghị luận văn học

2. Phần tiếng Việt:

  • Từ địa phương
  • Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
  • Số từ và phó từ
  • Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
  • Mở rộng trạng ngữ

3. Phần tập làm văn

  • Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
  • Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
  • Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2022 – 2023 sách mới

  • Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
  • Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
  • Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm học 2022 – 2023

Đề cương ôn tập HK1 Ngữ văn 7 sách cũ

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

  • Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm:

  • Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
  • Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
Xem thêm  Cách hay dạy bé bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần nhanh biết đọc viết

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
  • …………………………………………………………………………………..

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
  • Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)
  • …………………………………………………………………………………………….

2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
  • Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ý nghĩa:

  • Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui …………………
  • Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

  • Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? – ?)
  • Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
  • Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
  • Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
  • Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

  • Hồ Xuân Hương (? – ?) →Bà Chúa Thơ Nôm
  • Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 – ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
  • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
  • Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
  • Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

  • Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
  • Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

  • Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
  • Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

  • Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
  • Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

  • Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
  • Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
  • Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
  • Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
  • Hùng hồn, đanh thép

7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:

a/ Tác giả:

  • Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

  • Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

c/ Ý nghĩa:

  • Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
  • Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

II/ Nội dung văn bản:

  • Bánh trôi nước
  • Qua Đèo Ngang
  • Bánh trôi nước
  • Tiếng gà trưa
  • Cuộc chia tay của những con búp bê
  • Phò giá về kinh
  • Sông núi nước Nam
  • Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

III/ Học thuộc phần thơ và ý nghĩa các văn bản

IV/ So sánh cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

Giống nhau:

  • Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam
  • Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

Khác nhau:

  • Hai câu kết của hai bài thơ “Bạn đến chơi nhà” & “Qua Đèo Ngang ”của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau
  • Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mang giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp
  • Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta”chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia
Xem thêm 

B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:

I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:

1/ Từ ghép:

a/ Khái niệm:

  • Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
  • Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …
  • Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …

b/ Ý nghĩa:

  • Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
  • Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

2/ Từ láy:

a/ Khái niệm:

  • Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
  • Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hòa về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …
  • Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, …

b/ Ý nghĩa: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …

3/ Đại từ:

a/ Khái niệm:

  • Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi
  • Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …

b/ Phân loại:

  • Đại từ dùng để trỏ:
  • Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …
  • Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …
  • Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …
  • Đại từ dùng để hỏi:
  • Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …
  • Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …
  • Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …

4/ Quan hệ từ:

a/ Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá … mà, …

b/ Cách sử dụng:

  • Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)
  • Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp

c/ Các lỗi thường gặp:

  • Thiếu quan hệ từ
  • Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
  • Thừa quan hệ từ
  • Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

5/ Từ đồng nghĩa:

a/ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, …

b/ Phân loại: Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)

c/ Cách sử dụng: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cùng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

6/ Từ đồng âm:

a/ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …

b/ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

7/ Từ trái nghĩa:

a/ Khái niệm:

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
  • Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
  • VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …

b/ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động

8/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại: Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

9/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
  • VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

  • Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …
  • Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

10/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

  • Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

  • Các lối chơi chữ thường gặp là:
  • Dùng từ ngữ đồng âm
  • Dùng lối nói trai âm (gân âm)
  • Dùng cách điệp âm
  • Dùng lối nói lái
  • Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
  • Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …

II/ Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt trong SGK:

III/ So sánh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

– Phát âm giống nhau, những nghĩa khác xa nhau → Không liên quan với nhau về nghĩa. VD: giàu sang – sang sông

Xem thêm  Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục Ngữ Văn 8: Hướng Dẫn Chi Tiết và Nguyên Tắc

– Từ có nhiều nét nghĩa khác nhau nhưng giũa các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liên quan với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất

C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:

I/ Các dạng văn biểu cảm:

1/ Biểu cảm về đồ vật

2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

4/ Biểu cảm về người thân

5/ Biểu cảm về các mùa trong năm, danh lam thắng cảnh

II/ Dàn ý chung:

1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 đồ vật:

Mở bài: Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

Thân bài:

  • Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)
  • Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thê nào ?) → Miêu tả + Biểu cảm
  • Thấy món đồ → Em luôn nhớ về người tăng è Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy
  • Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

Các đối tượng biểu cảm:

  • Cuốn sách
  • Cây bút
  • Búp bê
  • Đồng hồ

2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

Mở bài: Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

  • Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích, ghét ra sao?)
  • Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?
  • Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy → gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )
  • Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?
  • Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết
  • Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) → Tình cảm của em gửi gắm tới con vật → Người tặng. Em dạy nó những gì?
  • Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

Mở bài: Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)

Thân bài:

+ Biểu cảm về:

  • Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?
  • Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)
  • Loài cây là biểu tượng gì?
  • Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?
  • Cảm giác của em khi: ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuộc sống hằng ngày?

Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

Lưu ý:

  • Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình
  • Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc → Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm
  • Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:

Mở bài:

  • Bắt dầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát
  • Cảm nghĩ của em về người cần được biểu cảm

Thân bài:

  • Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả vè cha, mẹ là chủ yếu)
  • Biểu cảm về 1 nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa nay → Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em
  • Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)
  • Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không con bên em nữa
  • Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa

Kết bài: Khẳng đinh tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em

5/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:

Mở bài:

  • Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hưng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca
  • Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình

Thân bài:

  • Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái →Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân
  • Mùa xuân là mùa của những đàn chim về là tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi
  • Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình (biểu cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)
  • Mà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì
  • Mùa xuân – mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người (lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê)

Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với màu xuân.

……………………………

Ngoài Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7 và các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 1 lớp 7 này giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn, Chúc các em ôn thi tốt.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.