Vinyasa yoga là gì? Vinyasa yoga là trường phái yoga đơn giản có tác dụng kết nối thể chất và tâm trí của người tập. Vậy cụ thể hơn thì bài tập này có giúp giảm mỡ cho eo thon không? Bài viết này sẽ là một gợi ý tiếp theo trên hành trình khám phá và chinh phục bộ môn yoga đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị.
Vinyasa Yoga là một trường phái của yoga và nó vô cùng phổ biến. Nếu bạn quan sát một lớp học Iyengar Yoga trung bình, bạn có thể tìm thấy khoảng 12 học viên. Ngược lại với lớp Vinyasa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp từ 15 đến 50 hoặc hơn. Tại sao bộ môn này lại được yêu thích tới vậy. Cùng giáo viên yoga tại trung tâm Yoga by Sophie tìm hiểu ngay sau đây.
Giáo viên yoga tại trung tâm Yoga by Sophie giải đáp những câu hỏi thường gặp
(Nguồn: Kênh Youtube Yoga by Sophie)
1. Vinyasa yoga là gì?
Vinyasa yoga là một chuỗi các tư thế yoga được thực hành trong một hơi thở, một động tác. Các động tác Vinyasa yoga có thể giúp chúng ta kết nối thân – tâm – trí, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ thể và tâm trí.
Theo tiếng Ấn Độ, từ Vinyasa có nghĩa là “kết nối”. Nếu Power yoga có đặc trưng là sự nhanh nhẹn và mạnh mẽ thì Vinyasa yoga chú trọng đến sự nhẹ nhàng nhịp nhàng, hơi thở nhẹ nhàng. Chúng tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Bạn có thể kết hợp chuỗi động tác từ chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi.
Hiện nay, vinyasa yoga được rất nhiều người trên thế giới lựa chọn cũng như rất đông học viên tìm đến trung tâm Yoga by Sophie để thực hành bộ môn này. Lý do là vì chúng đáp ứng được đa mục đích, phù hợp với nhiều lứa tuổi, đối tượng. Nếu bạn tập 3 buổi một tuần, bài tập sẽ dần dần phát huy tác dụng. Còn nếu bạn tập được 5 buổi một tuần thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình dần dần thay đổi. Nếu bạn tập được 7 buổi một tuần thì bạn sẽ thấy cơ thể và tâm trí của mình biến chuyển hoàn toàn. Và lột xác theo chiều hướng tích cực.
Chuỗi động tác trong Vinyasa yoga
2. Đặc điểm của Vinyasa yoga là gì?
Đặc điểm đặc biệt của Vinyasa Yoga là các tư thế yoga sẽ diễn ra liên tục, tư thế sau nối tiếp từ tư thế kết thúc của tư thế trước. Do đó, Vinyasa yoga không chỉ chú trọng việc hít thở, tập chính xác động tác. Mà còn chú trọng tới sự kết hợp giữa các động tác, chú trọng tới sự nhịp nhàng, uyển chuyển khi chuyển từ tư thế này sang tư thế tiếp theo.
Thêm một đặc điểm nữa đó là mỗi buổi tập Vinyasa yoga sẽ kết thúc bằng tư thể nghỉ ngơi cũng như những loại hình yoga khác.
Thực tế, không có khuôn khổ quá khắt khe hay những động tác đặc biệt trong lớp Vinyasa yoga. Chúng là chuỗi yoga được hình thành dựa trên nhu cầu cũng như sức sáng tạo của huấn luyện viên. Tùy thuộc vào trình độ mà họ có thể kết hợp các tư thế yoga nhuần nhuyễn và logic theo sự sáng tạo cá nhân.
3. Các cấp độ của Vinyasa yoga
Theo giáo viên của Yoga by Sophie thì Vinyasa yoga là một loại hình dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ luyện tập yoga. Thông thường, các lớp học vinyasa yoga, ví dụ như lớp học Yoga by Sophie sẽ được thiết kế thành 3 phần: cơ bản, trung cấp tới nâng cao.
Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng gạch tập, khăn, dây đai để hỗ trợ cho mình trong các tư thế trong các chuỗi yoga.Còn nếu bạn đã tập vinyasa yoga đã lâu thì bạn có thể theo đuổi lớp học nâng cao để tăng trải nghiệm bài tập.
Độ khó của mỗi lớp học Vinyasa yoga phụ thuộc vào trải nghiệm, sức mạnh và tính linh hoạt của các tư thế. Có thể bạn có sức khỏe và tinh thần tuyệt vời. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để tập luyện ở lớp nâng cao. Mỗi cấp độ tạo ra một nền tảng cho cấp độ tiếp theo dựa trên hơi thở và tư thế. Vì vậy người tập phải đi từ thấp lên cao.
Lớp học Vinyasa yoga được nhiều người theo đuổi
4. Những lợi ích khi luyện tập Vinyasa yoga là gì?
Hơn cả một bài tập gym, vinyasa yoga là một bài tập đa chiều, đa mục đích. Bài tập gym giúp cho cơ bắp bạn phát triển. Nếu bạn tập chạy bộ thì sẽ luyện tập cho trái tim khỏe. Vinyasa yoga không chỉ đáp ưng được những mục tiêu luyện tập này. Vì khi tập luyện Vinyasa yoga đó là bạn sẽ cân bằng được sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể mình. Phong cách yoga này là thực sự tập trung vào hơi thở. Vì vậy, nó góp phần tăng cường hoạt động của phổi hiệu quả hơn.
Mà bên cạnh đó, vinyasa yoga còn có nhiều tư thế tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Trong yoga, bạn chắc hẳn đã biết có rất nhiều tư thế mang tới sự dẻo dai mà không một loại hình nào có được.
Có một nghịch lý là mọi người nghĩ rằng tập yoga để thay đổi cơ thể. Vì nhiều người nghĩ rằng tập yoga sẽ bị ép dẻo. Nên nhiều người không có sự dẻo dai thì rất ngại tập yoga. Nhưng thực ra bạn đến với yoga để học cách chấp nhận chính mình. Bạn cứ đến tập yoga, hít thở thật sâu và sự dẻo dai sẽ đến với bạn.
Ngoài ra, ngoài mục tiêu dẻo dai cho cơ thể thì tập vinyasa yoga còn giúp giảm căng thẳng, tái tạo năng lượng cho cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tiếp đến, lợi ích của vinyasa yoga là gì? Đó là giảm cân. Số lượng calo bị đốt cháy trong khi thực hiện vinyasa yoga phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Trọng lượng cơ thể, cường độ và mức độ quen thuộc với việc luyện tập cũng rất quan trọng. Một người trung bình nặng khoảng 70kg có thể đốt cháy khoảng 590 calo bằng cách thực hiện động tác vinyasa trong một giờ.
Vinyasa yoga có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể
5. Ăn gì trước khi tập vinyasa yoga?
Nhiều học viên đặt câu hỏi thực phẩm nên bổ sung trước khi tập vinyasa yoga là gì? Giáo viên của trung tâm Yoga by Sophie cho biết, bạn nên để cho bụng rỗng trước khi tập yoga. Nhưng nếu bạn cảm thấy hơi mệt, hơi đói và cần tiếp theo năng lượng trước khi tập yoga. Thì bạn có thể ăn một quả chuối, hoặc một cái bánh, khoảng 30 phút trước khi tập yoga.
Việc để bụng rỗng trong khi tập vinyasa yoga vô cùng quan trọng. Vì nếu bụng bạn có quá nhiều thứ trong dạ dày mà tập các tư thế xoay, xoắn sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
6. Chuỗi tư thế vinyasa yoga chào mặt trời cho người mới bắt đầu
Cách thực hiện Vinyasa yoga là gì? Chuỗi tư thế chào mặt trời là chuỗi vinyasa yoga vô cùng nổi tiếng và phổ biến. Bài tập này được thiết kế để thực hiện vào buổi sáng sớm, khi bạn vừa ngủ dậy. Giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể để bắt đầu một ngày mới hiệu quả hơn, năng động hơn. Đồng thời, bài tập giúp các yogi thức tỉnh tâm trí để sẵn sàng cho một ngày mới.
Chuỗi động tác ngọn núi – Cúi gập người – Chó cúi mặt
- Bắt đầu bằng tư thế ngọn núi với thân người thật thẳng. Tư thế ngọn núi là tư thế nền tảng cho tất cả các tư thế yoga đứng và các tư thế lật ngược hoàn toàn, chẳng hạn như chồng cây chuối Handstand và Headstand. Đó là tư thế mà từ đó mọi tư thế đứng khác trong quá trình luyện tập yoga được sinh ra. Hít thở đều đặn và nhịp nhàng tại tư thế này trong vài giây. Rút nhận thức vào bên trong. Hãy tập trung vào giây phút hiện tại, để mọi lo lắng, bận tâm dần tan biến.
- Tiếp đến, bạn từ từ thở ra rồi gập người về phía trước. Cố gắng kéo căng cơ thể để trán chạm vào đầu gối hoặc cẳng chân. Nếu có thể, hãy thả 2 bàn tay chạm sàn nhà. Còn nếu chưa được, chỉ cần vòng tay ôm lấy cổ chân. Với những người mới tập, có thể kê thêm bục tập yoga và đặt tay lên đó để được hỗ trợ lực.
- Sau đó, bạn từ từ hít thật sâu, đưa hai bàn tay về phía trước, chạm 2 bàn tay xuống sàn nhà để đưa người vào tư thế chó cúi mặt. Đổ trọng lượng cơ thể đều cho cả thân trên và thân dưới trong bài tập này.
Tư thế plank tới tư thế chó cúi mặt
- Tiếp đến, bạn thực hiện tư thế plank. Đây là động tác được thực hiện tương tự tư thế hít đất để khởi đầu cho các động tác tiếp theo. Cách tập plank trong Vinyasa yoga là gì? Cụ thể, từ tư thế chó cúi mặt, bạn hít thật sâu, hạ hông xuống để thân người tạo thành một đường thẳng tắp với vai mở rộng, toàn bộ cơ thể siết chặt.
- Bạn thở ra để hạ thấp đầu gối xuống sàn, cánh tay cặp sát thân người, hông và mông nâng lên khỏi sàn nhà, ngực và cằm tì xuống sàn nhà. Đây là tư thế Knees – Chest – Chin Pose.
- Hít vào khi bạn ưỡn ngực về phía trước, giữ tay dưới vai đồng thời duỗi chân dọc theo sàn nhà. Ngước mắt nhìn lên cao và cảm nhận cơ lưng được kéo giãn hoàn toàn, ngực được mở rộng, vai đẩy sang hai bên để mọi căng thẳng trên từng đốt sống được loại bỏ. Đây là tư thế rắn hổ mang.
- Sau đó, bạn trở lại với tư thế chó cúi mặt. Cách luyện tập Adho Mukha Svanasana trong Vinyasa yoga là gì? Bạn cần thở ra khi nâng hông lên, cơ thể tạo thành chữ V ngược. Đồng thời giữ tay, lưng và hông thẳng. Mắt nhìn về phía bụng.
- Từ tư thế chó cúi mặt bên trên, bạn hít vào và dùng hai bàn tay bước đi để đưa tay về sát người và dùng tay ôm lấy hai cổ chân.
- Tiếp đến, bạn từ từ thở ra, uyển chuyển đứng thẳng trở lại để đưa người trở về tư thế ngọn núi. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong chuỗi động tác Vinyasa yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu.
7. Chuỗi Vinyasa yoga ở tư thế đứng
Sau khi đã biết được Vinyasa yoga là gì, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm tới thời gian luyện tập bài tập này. Bạn sẽ thực hiện tất cả các tư thế với chân phải về phía trước, sau đó thực hiện động tác vinyasa và thực hiện bên trái. Lặp lại cả hai bên một vài lần là một cách dễ dàng để kéo dài thời gian tập luyện. Trong lần tiếp theo, giữ nguyên mỗi tư thế trong 3 nhịp thở. Lần cuối cùng, hãy thử di chuyển theo từng nhịp thở để nhấn mạnh tính chất trôi chảy của bộ truyện.
Chuỗi tư thế Vinyasa yoga từ bước 1 tới bước 4
- Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngọn núi rồi tới cúi gặp người và tới chó cúi mặt giống như bộ bài tập cơ bản ở mục 6. Ở tư thế chó cúi mặt, bạn giữ thân người giữ thật thẳng, cảm nhận chân, lưng được kéo căng.
- Bước 2: Tiếp đến, bạn thở ra và đưa người vào tư thế Lunge. Cụ thể, bạn đưa chân phải về phía trước bên cạnh tay phải khi bạn ở tư thế hạ người xuống. Đảm bảo các ngón chân trên chân phải thẳng hàng cùng với các đầu ngón tay trên bàn tay phải. Nâng 2 cánh tay lên cao trên đầu sao cho chúng song song với nhau và hai bàn tay hướng vào nhau. Mắt nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn theo các ngón tay.
- Bước 3: Sau đó, bạn đưa người vào tư thế chiến binh I. Cách thực hiện tư thế chiến binh trong Vinyasa yoga là gì? Bạn hạ gót chân xuống thảm, xoay bàn chân ra một góc 45 độ. Hít vào, nâng cả hai cánh tay duỗi thẳng lên trần nhà và mắt nhìn theo tay. Đảm bảo rằng cả hai hông của bạn đều hướng về phía trước của tấm thảm.
- Bước 4: Thực hiện tư thế chiến binh II: Khi thở ra, mở rộng cánh tay để chúng song song với sàn nhà. Đồng thời, kéo hông trái về phía sau để bạn đến với tư thế Warrior II. Ở tư thế này, hông người tập xoay hoàn toàn sang trái và đảm bảo hông ngang bằng. Và gót chân phải giữ thẳng hàng với bàn chân trái.
Chuỗi tư thế Vinyasa yoga từ bước 5 tới bước 8
- Bước 5: Thực hiện tư thế chiến binh đảo ngược: Khi hít vào, vươn cánh tay phải về phía trước, sau đó kéo dài và kéo dài qua tai như thể với lấy thứ gì đó phía sau bạn. Giữ lòng bàn tay hướng xuống khi bạn di chuyển thành một chiến binh đảo ngược. Để tay trái đặt nhẹ lên đùi hoặc bắp chân. Chân phải duỗi thẳng.
- Bước 6: Tư thế góc nghiêng mở rộng – Utthita Parsvakonasana: Thở ra đồng thời gập đầu gối chân phải xuống, hạ thấp cánh tay phải và đặt cẳng tay trên đùi phải (đùi vẫn song song với sàn).
- Bước 7: Tư thế tam giác: Thở ra, duỗi thẳng chân phải. Bàn tay phải có thể đặt trên ống chân, mắt cá chân. Mở rộng cánh tay trái thẳng trên đầu. Vặn người về phía trần nhà để mở ngực.
- Bước 8: Tư thế bán nguyệt – Ardha Chandrasana: Cách thực hiện tư thế này trong Vinyasa yoga là gì? Bạn hít vào và hãy trượt tay phải của bạn về phía trước để các ngón tay chạm sàn nhà. Nâng chân trái song song với sàn nhà. Duỗi thẳng cánh tay trái về phía trần nhà và đưa ánh mắt lên phía tay trái.
- Bước 9: Thở ra, hạ chân xuống, xoay hông thẳng trở lại, đặt 2 bàn tay xuống sàn nhà để trở lại tư thế cúi gập người.
- Bước 10: Hít vào, vươn người thẳng trở lại để trở về tư thế ngọn núi. Giữ nhịp thở trơn tru và đều. Với mỗi lần thở ra, hãy cảm thấy cột sống được kéo dài ra. Nhẹ nhàng nhìn về phía trước. Giữ tư thế trong tối đa một phút.
- Sau đó, nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể tập thêm nhiều lần lặp lại để tăng hiệu quả đạt được.
8. Bạn có phù hợp để tập Vinyasa Yoga?
Vinyasa Yoga còn là một loại hình phù hợp với hầu hết tất cả mọi người hiện đang tìm hiểu hoặc mới bước vào tập luyện Yoga. Nhưng điều cần được chú ý đó chính là bạn phải tập luyện có kế hoạch, từ cơ bản đến nâng cao, không nên nhảy cóc. Hơn hết, bạn nên cố gắng tập theo sự hướng dẫn của những huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, Vinyasa Yoga không thích hợp cho việc tự thực hành tại nhà đâu nhé.
Vinyasa Yoga sẽ phù hợp với:
- Người mới bắt đầu tìm hiểu và luyện tập Yoga
- Những người ở độ tuổi trung niên
- Người cần tìm sự bình yên trong tâm hồn
- Phù hợp cho những người phụ nữ đang mang thai
Hy vọng bạn đã hiểu được Vinyasa yoga là gì qua chia sẻ của giáo viên trung tâm Yoga by Sophie trong nội dung mà bài viết này truyền tải. Tuy việc thực hiện các tư thế Vinyasa yoga đơn giản nhưng bạn cũng cần những dụng cụ chất lượng khi luyện tập chúng. Bên cạnh các bài tập Vinyasa yoga, bạn cũng nên chăm chỉ luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Máy chạy bộ tại nhà, máy chạy bộ cơ hay xe đạp tại chỗ sẽ là dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Tha thứ – Món quà tình yêu vô giá
- Top 10 bài văn hay Tả cảnh buổi sáng trong công viên lớp 5 (Siêu hay)
- Saccharose là gì? Đường saccharose có vai trò gì đối với cơ thể người
- Bullet Echo MOD APK 5.7.1 (Menu, Full Tiền, Mở Khoá)
- Hill Climb Racing 2 Mod Apk: Thế giới đua xe bất tận với tiền, kim cương và nhiên liệu không giới hạn