70 lượt xem

Viết Tường Trình Bài Thực Hành 3 Hóa Học 11

Video viết tường trình bài thực hành 3 hóa học 11

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Hóa 11 bài 28: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan. Điều chế và tính chất của metan, chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học nhanh và chính xác.

Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro

Tiến hành thí nghiệm:

Trộn đều khoảng 0,2g saccarozo với 1-2 g CuO sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm.

Cho tiếp 1g CuO phủ hết bề mặt hỗn hợp trong ống nghiệm, lấy cục bông tẩm bột CuSO4 khan trắng để sát miệng ống nghiệm.

Dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong, tiến hành lắp dụng cụ như hình vẽ: Đun ống nghiệm có chứa hỗn hợp chất rắn.

Hiện tượng: (Các bạn nên quan sát hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11)

+ Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.

+ Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.

+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.

Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:

Chất hữu cơ + CuO → CO2 + H2O

Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành muối ngậm nước CuSO4.5H2O => Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.

Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3 => Xác nhận có O (oxi) có trong hợp chất cần nghiên cứu..

Xem thêm  Vàng Trong Hóa Học

Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan

Tiến hành thí nghiệm:

Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4-5g hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.Lắp dụng cụ như hình 5.2. Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn, rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa.

Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.

Hiện tượng:

  • Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.
  • Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
  • Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.

Giải thích:

Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)

CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.

II. Bản tường trình bài thực hành 3 hóa 11

Tên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngPhương trìnhThí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hidro

Trộn đều khoảng 0,2g saccarozo với 1-2 g CuO sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm.

Cho tiếp 1g CuO phủ hết bề mặt hỗn hợp trong ống nghiệm, lấy cục bông tẩm bột CuSO4 khan trắng để sát miệng ống nghiệm.

Dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong, tiến hành lắp dụng cụ như hình vẽ: Đun ống nghiệm có chứa hỗn hợp chất rắn.

Xem thêm  Hóa Học 8 Bài 33

Ta thấy nhúm bông chuyển dần sang màu xanh lam của muối đồng và dung dịch nước vôi trong xuất hiện vẩn đục.

Do CuO oxi hóa đường tạo thành CO2 và hơi nước. Hơi nước bay lên gặp miếng bông có chứa CuSO4 khan, gặp nước tạo thành màu xanh.

CO2 thoát ra ngoài tác dụng với nước vôi trong tạo kết tủa CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2OThí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của CH4­

Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4-5g hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.Lắp dụng cụ như hình 5.2. Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn, rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa.

Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.

Khi điều chế khí CH4: Ta thấy bọt khí xuất hiện và cột nước trong uống nghiệm thu khí hạ dần xuống:

Đốt cháy khí CH4: ta thấy ngọn lửa có màu xanh.

Dẫn dòng khí qua dung dịch thuốc tím (KMnO4) hay dung dịch brom: không có hiện tưởng gì, do CH4 là ankan nên không có phản ứng cộng với brom hay phản ứng oxi hóa với KMnO4

CH3COONa + NaOH →CH4 + Na2CO3

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Lưu ý

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 11 Bài thực hành số 3. Nội dung bài thực hành hóa học 11 bài 28: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan gồm 2 thí nghiệm:

  • Thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hidro
  • Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của CH4­
Xem thêm  Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 186 187 sgk Hóa Học 11

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

……………………………

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Bài 28 Hóa 11: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố và Điều chế và tính chất của metan
  • Giải bài tập trang 124 SGK Hóa học lớp 11: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải Hóa 11 bài 28: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.