80 lượt xem

Văn Hóa ứng Xử Của Học Sinh Trong Nhà Trường

Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường Thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường có vai trò quyết định với môi trường văn hóa học đường, từ đó góp phần hình thành, rèn luyện nhân cách để thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng luôn được ngành Giáo dục nói chung và mỗi cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nói riêng chú trọng thực hiện.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Bên cạnh công tác chuyên môn, Trường THPT Bình Xuyên luôn chú trọng thực hiện văn hóa ứng xử. Thầy giáo Ngô Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học được nhà trường xây dựng trên tinh thần vừa tuân thủ các quy chế, quy định về đạo đức nhà giáo, nền nếp, kỷ luật trong môi trường sư phạm của ngành Giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý độ tuổi học sinh THPT; thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa các chủ thể trong môi trường học đường như thầy với thầy, thầy với trò, thầy với phụ huynh, trò với trò…

Trong chương trình học, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để thầy – trò có cơ hội giao lưu, đối thoại với nhau, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Ngoài đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường còn có Phòng Tư vấn tâm lý học đường và hộp thư điện tử với vai trò là những địa chỉ tin cậy để tiếp nhận thông tin từ học sinh, kịp thời tháo gỡ những nút thắt, vướng mắc trong tư tưởng, tâm lý cho các em. Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nền nếp của giáo viên, học sinh vào đầu giờ buổi sáng, buổi chiều và đột xuất trong giờ học”.

Xem thêm  Soạn Hóa học 10 nâng cao Bài 5: Luyện tập (Chính xác nhất)

Nhằm xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, Sở GDĐT thường xuyên chỉ đạo về mặt chuyên môn và đôn đốc thực hiện, kiểm tra, giám sát với các Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Để xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa học đường theo hướng ngày càng chuyển biến tích cực, các cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá môn học gắn liền với các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ cho học sinh.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động như đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập; mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch; dân chủ – kỷ cương – tình thương – trách nhiệm… để tạo chuyển biến tích cực về môi trường văn hóa học đường.

Các nhà trường đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử với các quy định cụ thể về nền nếp, kỷ luật, giao tiếp trong trường học, thường xuyên rà soát để thay đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tế từng độ tuổi, cấp học.

Xem thêm  S + H2SO4 → SO2 + H2O

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn xảy ra một số vụ việc giáo viên, học sinh có những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, giao tiếp, gây ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, gây bức xúc trong xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể kể tới tác động từ những thay đổi trong đời sống xã hội đẫn đến việc thay đổi những giá trị truyền thống, trong đó có môi trường giáo dục.

Học sinh do tiếp xúc với nhiều luồng thông tin từ internet, mạng xã hội mà không có sự chọn lọc tiếp thu, dẫn đến những lệch lạc trong lối sống, hành vi, thiếu trách nhiệm với bản thân, thiếu tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, thầy cô.

Thầy, cô giáo thì áp lực với thành tích, với nhiệm vụ chuyên môn, có những thầy, cô chậm cập nhật những thông tin mới, những thay đổi của đời sống xã hội nên chưa theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh… Những điều này có thể gây nên hành vi ứng xử chưa chuẩn trong môi trường học đường.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Để khắc phục tình trạng này, ngành Giáo dục Vĩnh Phúc nói chung và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nói riêng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của ngành, quy tắc văn hóa ứng xử của các cơ sở giáo dục tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện.

Xem thêm  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết thực hiện các nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học (cam kết của học sinh có chữ ký xác nhận của phụ huynh). Đồng thời, quán triệt tới mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh cần tuân thủ chuẩn mực về ngôn ngữ, thái độ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử; đạo đức, lối sống, tác phong, phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần, thái độ làm việc, học tập nghiêm túc, tích cực, trách nhiệm, cầu thị…

Cùng với sự nỗ lực từ ngành Giáo dục, rất cần sự phối hợp đồng bộ từ gia đình, phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, từ đó, tạo nên môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, tích cực, hình thành hệ giá trị tốt đẹp cho các em học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thùy Linh

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.