89 lượt xem

Từ Hán Việt

Lý thuyết Ngữ văn 7: Từ Hán Việt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Từ Hán Việt

Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

– Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

– Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

– Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Xem thêm  Phân tích, cảm nhận 6 câu đầu bài Thương vợ của Tế Xương

II. Bài tập vận dụng bài Từ Hán Việt

Bài 1:

– Tìm nghĩa của từ “đồng” trong nhóm từ sau: đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng niên

– Tìm nghĩa của từ “mĩ” trong nhóm từ sau: hoa mĩ, mĩ lệ, mĩ thuật, hoàn mĩ

– Tìm nghĩa của từ “thi” trong nhóm từ: thi gia, thi nhân, đường thi, cổ thi

Gợi ý

– Từ “đồng” mang nghĩa cùng

– Từ “mĩ” mang nghĩa đẹp

– Từ “thi” mang nghĩa thơ

Bài 2: Xếp các từ sau: cao nhân, chiến thắng, thi gia, phát thanh, bí mật, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh và nhóm thích hợp

– Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

– Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Gợi ý

– Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thi gia, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh

– Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau: cao nhân, chiến thắng, phát thanh, bí mật

Bài 3: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn trích dưới đây và xác định sắc thái nghĩa của chúng.

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Gợi ý

Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.

Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ

Xem thêm  Top 8 Bài văn cảm nhận về nhân vật Lượm trong "Lượm" của Tố Hữu lớp 6 hay nhất

Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc

Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực

Với nội dung bài Từ Hán Việt các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về từ Hán Việt, trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt, các sắc thái của từ Hán Việt….

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Từ Hán Việt cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.