58 lượt xem

Cô giáo Phương – Một người không thể tin nổi

truyện cô giáo phương

Có tật thì có tài, câu đó quả không sai khi nói về cô giáo Lê Thị Thảo Phương, 18 tuổi, một cô giáo rất đặc biệt ở trường khuyết tật Thủy Biều (TP.Huế).

Chúng tôi đã đến thăm lớp học của Phương và chứng kiến cô giáo dạy bài tập viết. Trên chiếc bảng đen, với những nét vẽ thuần thục, Phương nhanh chóng vẽ như thật hình những chú trâu, chú bò, chú voi, chú gà… và hướng dẫn cho học sinh viết chữ. Với dáng hình nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh xắn, ít ai ngờ rằng Phương bị câm điếc từ khi mới lọt lòng.

Chuyện về cô giáo Phương

Bà Hương, mẹ của Phương kể, khi mới sinh ra, Phương rất bình thường. Nhưng, với linh cảm người mẹ, bà luôn cảm thấy con mình thiếu cái gì đó không như những đứa trẻ khác. Sau 3 tháng, bà đưa Phương đi khám. Bác sĩ cho biết Phương bị câm điếc bẩm sinh. “Ban đầu tôi thực sự sốc. Nhìn khuôn mặt kháu khỉnh của con là hai dòng nước mắt của tôi cứ chảy dài. Dành dụm tiền, tôi đưa con đi chữa trị khắp nơi, nhưng không thay đổi được tình trạng. May sao, Phương càng lớn càng nhanh nhẹn và học rất nhanh. Cái gì cũng muốn tự mình làm, không muốn phụ thuộc vào ai. Phương không chỉ học chữ, Phương còn học may và thêu thùa. Năm nào, cô giáo Phương cũng đại diện trường đi thi thêu và đạt giải cao của tỉnh. Nhìn Phương vui vẻ, yêu đời, tôi mới thấy bớt lo”, mẹ Phương chia sẻ.

Xem thêm  Thông báo: Đăng ký tham gia Cuộc thi Olympic Toán học sinh viên Cấp trường 2023

Hàng ngày, Phương tự đi xe đến trường. Nhà cách trường hơn 7 km, nhưng sáng nào Phương cũng đến sớm để lên lớp đúng giờ. Ở trường, ngoài việc phụ trách dạy chữ và toán cho lớp học câm điếc, Phương còn phụ với các cô để chăm sóc, nấu nướng với những cô giáo khác. “Phương rất thích dạy chữ cho mấy em và mấy bạn. Mấy em ấy không nói được như Phương. Phương thích mấy em ấy cũng biết chữ như Phương. Biết chữ mới đọc sách và biết nhiều thứ xung quanh. Học chữ để giao tiếp với người bình thường nữa”, Phương chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Diệu Vân, Phó ban điều hành Trường trẻ em khuyết tật Thủy Biều, cho biết, lớp học do Phương phụ trách là những em câm điếc của trường. Lớp có 6 học sinh nhưng lại đủ các độ tuổi, để ổn định lớp và hướng dẫn các em biết chữ và biết tính toán là điều không hề dễ dàng. Mấy em thường hay nóng giận khi không thể diễn đạt được điều mình muốn nói với người bình thường. Nhưng Phương thì khác, Phương hiểu mấy em và rất đồng cảm với các em nên có thể nói diễn tả với các em hết ý của mình. “Có lần, khi Toản, một học sinh của lớp, mới đến học. Khi thấy Phương dạy chữ cho cả lớp. Toản thấy mình 24 tuổi rồi mà không biết chữ như mấy em nhỏ. Toản bực mình, vừa khóc vừa chạy lên phòng hiệu trưởng và nói rằng Toản rất buồn tủi. Sau hồi trấn an, Toản trở lại lớp học và bây giờ đã biết viết và làm những phép tính đơn giản”, cô Vân kể. Cô Vân cho biết thêm, sắp tới trường sẽ cho Phương đi học bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm để nâng cao kỹ năng cho Phương.

Xem thêm  H'Hen Niê: Những chia sẻ thẳng thắn về nạn quấy rối tình dục ở các đấu trường nhan sắc quốc tế

Ngoài giờ làm việc, Phương học thêm nghề đan lát để khi rảnh rỗi có thêm thu nhập. Bây giờ, Phương đã đan lát được những sản phẩm đơn giản bằng tre và đang học để đan những sản phẩm khó hơn. Thầy Nguyễn Đình Hưng, giáo viên đang dạy đan lát cho các em khuyết tật ở trường này, nói: “Phương rất nhanh lại khéo tay, chỉ cần hướng dẫn vài lần là biết. Tiếp xúc với Phương rất thú vị. Bởi Phương rất gần gũi, siêng năng, hiền lành, vui vẻ và thương các em nhỏ. Các em nhỏ trong trường đặc biệt rất thích Phương”.

“Phương thích học nhiều thứ. Nhưng ở Huế, những người bị câm điếc như Phương chỉ học đến lớp 5, sau đó phải chuyển sang học nghề. Phương không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ và cho người khác”, Phương chia sẻ.

Tuyết Khoa

PRAIM

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.