Trẻ sơ sinh hay vặn mình được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng như quấy khóc kéo dài, bú ít, không tăng cân… bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm bởi tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?
Vặn mình khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh thường diễn ra trong giấc ngủ nông hoặc sau khi trẻ thức dậy. Biểu hiện này của trẻ diễn ra ở đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, giảm dần và có thể kết thúc hẳn khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. (1)
Theo BS.CKII Phạm Lê Mỹ Hạnh – Trưởng khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, khi nghiên cứu về sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh, người ta chia thành giấc ngủ hoạt động và giấc ngủ im lặng.
Trong giấc ngủ hoạt động hay ngủ nông trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình, rên “è è”, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Nhịp thở thường không đều, ngưng thở 5-10 giây, sau đó bắt đầu đột ngột thở nhanh 50-60 lần/phút trong 10-15 giây rồi thở đều đặn lại cho đến khi chu kỳ lặp lại.
Ngược lại đến giai đoạn giấc ngủ im lặng hay ngủ sâu, trẻ nằm yên và không cử động, ngủ ngày càng sâu và khó đánh thức. Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh rất ngắn (50 phút) khác với người lớn (90-100 phút) nên trẻ dễ bị thức giấc thường xuyên hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình
Biểu hiện vặn mình ở trẻ được giải thích là do khi trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, vỏ não, các tế bào thần kinh và thể vân vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên các hoạt động dưới vỏ sẽ chiếm ưu thế hơn. Hiện tượng này được xem là một cách để cơ thể trẻ tập thích nghi với môi trường mới này. (2)
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số chuyên gia, vặn mình ở trẻ em được chia làm 2 nhóm: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây vặn mình, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý phân biệt rõ giữa 2 kiểu vặn mình này để có phương hướng khắc phục kịp thời.
1. Nguyên nhân sinh lý
Đối với trẻ vặn mình sinh lý, bố mẹ không nên lo lắng quá nhiều bởi tình trạng này thường chỉ xảy ra trong khoảng vài phút và kết thúc khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Một số lý do phổ biến khiến trẻ vặn mình gồm:
- Môi trường xung quanh trẻ không thoải mái, ồn ào, có ánh sáng và nhiệt độ không phù hợp,…
- Trẻ đói hoặc no. Khi trẻ quá no, vặn mình có thể dẫn đến ọc sữa ở trẻ sơ sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi không xử lý kịp thời và đúng cách.
- Trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh, bị táo bón.
- Trẻ mặc quần áo/quấn khăn quá chặt, ẩm ướt, bỉm ướt,…
2. Nguyên nhân bệnh lý
Trong một số trường hợp, vặn mình ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm như:
- Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày…);
- Hạ canxi máu;
- Dị ứng gây ngứa da;
- Côn trùng đốt hoặc chui vào tai trẻ;
- Mắc bệnh lý về gan;
- Vàng da sơ sinh;
- Rối loạn thần kinh bẩm sinh.
Triệu chứng trẻ sơ sinh hay vặn mình
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vặn mình, hiện tượng vặn mình của trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ vặn mình sinh lý gồm:
- Vặn mình;
- Giật mình khi ngủ;
- Quấy khóc;
- Cựa quậy;
- Uốn người;
- Rặn đỏ mặt khi trẻ đi ngoài…
- Trẻ bú tốt, tăng cân, không kèm các dấu hiệu bất thường khác …
2. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý
Nếu trẻ vặn mình do bệnh lý, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách, nhất là khi trẻ có các biểu hiện dưới đây:
- Dễ cáu kỉnh;
- Quấy khóc nhiều vô cớ, dỗ không nín ;
- Gồng mình;
- Xuất hiện co giật;
- Da tím tái;
- Da nổi mẩn ngứa;
- Đổ mồ hôi trộm;
- Nấc cụt nhiều;
- Rụng tóc;
- Còi xương…
Cách chữa trị trẻ sơ sinh hay vặn mình
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, đầu tiên, bố mẹ nên xác định xem đây là loại vặn mình nào? Nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này là gì? Từ đó, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
1. Đối với nguyên nhân bệnh lý
Nếu trẻ vặn mình do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được khám chữa càng sớm càng tốt. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay thực hiện các mẹo dân gian tại nhà cho trẻ.
2. Đối với nguyên nhân sinh lý
Trong trường hợp trẻ vặn mình sinh lý, bố mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:
2.1. Thay tã bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng thoải mái
Theo nghiên cứu, việc sử dụng tã sạch, khô thoáng và quần áo rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng vặn mình của trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh phòng ốc, giặt giũ chăn nệm của trẻ nhằm loại bỏ các loại côn trùng, vi khuẩn khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
2.2. Xoa dịu bé, để trẻ thoải mái không vặn mình
Khi trẻ vặn mình, bố mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, âu yếm trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, những lời hát ru nhẹ nhàng, tình cảm, xoa dịu hay những lời thỉ thủ trò chuyện cùng trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, ấm áp và được che chở hơn.
2.3. Mẹ không nên kiêng khem quá mức
Nhiều mẹ có quan niệm kiêng khem sau sinh hay thực hiện chế độ ăn kiêng để lấy lại vóc dáng thon gọn quá sớm khiến việc ăn uống đủ chất, từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý để chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, ăn uống khoa học, đủ chất nhất là những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua … nếu như mẹ không bị dị ứng hải sản….
2.4. Không sử dụng các mẹo lạ để điều trị vặn mình cho bé
Hiện nay, các mẹo chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh như xông hơi, chườm nóng hay đắp lá,… vẫn đưa được kiểm định của bác sĩ và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất khi trẻ có biểu hiện vặn mình nhiều và không có dấu hiệu giảm dần sau khi đã thực hiện các cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ.
2.5. Quan tâm đến cảm xúc của con
Mặc dù vặn mình ở trẻ sơ sinh được đánh giá là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường và là cách để trẻ giãn cơ, khớp khi nằm quá lâu trong một chỗ. Đây cũng là cách để trẻ thể hiện sự mệt mỏi, khó chịu hay trẻ đói, tã ướt… Việc chú ý đến cảm xúc của trẻ sẽ giúp bố mẹ lựa chọn cách khắc phục phù hợp hơn.
2.6. Kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ
Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là yếu tố thường gặp gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh, khiến trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ, bé sơ sinh ngủ không sâu giấc, trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh nhiều độ phòng phù hợp.
2.7. Kiểm tra trên làn da của trẻ
Tình trạng da mẩn đỏ, viêm loét, nóng rát, bị côn trùng cắn hay các tổn thương trên da,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ vặn mình. Do đó, khi trẻ vặn mình, nhất là về đêm, bố mẹ nên kiểm tra làn da của trẻ. Nếu vẫn chưa rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đo thân nhiệt của trẻ (thông qua đường hậu môn) để kiểm tra xem trẻ có sốt hay gặp bất thường không.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ Sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Tóm lại, trẻ sơ sinh hay vặn mình là biểu hiện thường gặp. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên chú ý đến tình trạng vặn mình ở trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường nếu có, từ đó, có phương pháp điều trị sớm và phù hợp cho trẻ.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Zalo PC – Người bạn đồng hành tuyệt vời cho học tập
- Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về nhân vật Thị trong Vợ nhặt (Sơ đồ tư duy + 11 Mẫu) Cảm nhận nhân vật người vợ nhặt
- Tăng tốc luyện đề đánh giá năng lực PDF – Sự trợ thủ hoàn hảo cho kỳ thi
- Văn học không chỉ quan tâm đến câu trả lời, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn
- Keo Epoxy là gì? Sử dụng trong những ứng dụng nào?