Chào mừng các bạn đến với PRAIM! Hôm nay chúng ta sẽ cùng soạn bài “Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 13” từ cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài học này sẽ giúp các bạn hiểu về các dấu câu, nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ. Hãy cùng nhau khám phá!
Dấu câu lớp 6
Câu 1: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn.
Dấu chấm phẩy xuất hiện trong câu: “Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”
Tác dụng: dấu chấm phẩy làm ranh giới giữa hai vế câu ghép “gọi gió, gió đến” và “hô mưa, mưa về”.
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
“Nghỉ hè, sân trường vắng tanh. Thiếu đi bóng dáng của các bạn nhỏ, phút chốc, cả sân trường như rộng ra gấp mấy lần. Mấy gốc bàng, gốc sấu, gốc bằng lăng trầm tư ngủ gà ngủ gật, chờ ngày tựu trường. Chỉ có mấy gốc phượng là còn thức; chúng thao thức đốt lửa cháy rừng rực cùng với ánh nắng mùa hè. Nhìn những đốm lửa ấy mà lòng em xuyến xao, rạo rực. Thỉnh thoảng, những chú chim lại lích rích trong vòm cây, nhưng lại nhanh chóng biến mất. Khắp sân trường chỉ toàn tiếng ve kêu inh ỏi và tiếng lá xào xạc vang vọng mãi.”
Nghĩa của từ ngữ lớp 6
Câu 3: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhan vật Thủy Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Tìm một số từ có yếu tố thủy được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.
Các từ có yếu tố thủy:
- Tàu thủy: phương tiện di chuyển trên mặt nước
- Thủy thủ: người làm việc trên tàu thủy
- Thủy sinh: sống ở dưới nước
- Thủy sản: loài động vật sống dưới nước
- Thủy quái: quái vật kì lạ sống dưới nước
Câu 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách tương tự.
- “Hô mưa gọi gió”: sức mạng kì lạ có thể điều khiển mưa gió
- “Oán nặng thù sâu”: sự hận thù, oán tức vô cùng sâu sắc, không thể nào quên được
Các thành ngữ có cấu tạo tương tự: ăn to nói lớn, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm, dãi nắng dầm mưa, góp gió thành bão…
Biện pháp tu từ lớp 6
Câu 5: Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý kể) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
Những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- “Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”
- “Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”
- “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”
- “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”
- “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”
- “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”
Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: giúp nhấn mạnh một hành động tiêu biểu, một trạng thái, đặc điểm quan trọng, nổi bật. Từ đó, dễ dàng truyền đạt tới người đọc những tình cảm, tâm tư của người viết đối với hiện tượng, nội dung câu chuyện.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy tiếp tục khám phá thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác trên trang web PRAIM.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Núi lửa tiếng anh là gì và đọc như thế nào cho đúng
- Đấu Trường Sinh Tử (2023) – Xem Phim Miễn Phí Online, Chất Lượng Full HD
- 6 Cách làm tròn số nguyên trong Excel cực dễ, ai cũng làm được
- FTA là gì? Việt Nam đang tham gia những FTA nào?
- PRAIM: Ứng dụng FaceShow MOD APK – Tạo video và ảnh thú vị với gương mặt khác nhau