Tiếng Việt lớp 5 trang 83, 84 Luyện tập tả cảnh
Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 83, 84 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Bài giảng: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh – trang 83, 84 – Tuần 8 – Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
Câu 1 (trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.
a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.
b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm trăng sáng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ nhà đến trường – con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.
Trả lời:
– Đoạn a theo cách mở bài trực tiếp.
Cách viết: Kể ngay đến đối tượng đang được miêu tả.
– Đoạn b theo cách mở bài gián tiếp.
Cách viết: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hay đối tượng định tả.
Câu 2 (trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường sạch sẽ. Em biết đây là nhờ công của quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
Trả lời:
* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
* Khác nhau:
– Không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với học sinh.
– Mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
Câu 3 (trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
Trả lời:
* Mở bài: Mỗi ngày, ti vi, báo chí giới thiệu rất nhiều cảnh đẹp của đất nước ta. Em cũng từng được đi du lịch nhiều nơi. Em đã đến bãi cát vàng tuyệt đẹp ở Nha Trang hay những đồi cát ở Mũi Né, em đã cũng được biết đến cái lạnh run người của đất trời Đà Lạt. Thế nhưng, dù đi đâu em vẫn thấy gần gũi nhất , thân thuộc nhất chính là nơi thị xã quê hương em.
* Kết bài: Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Nếu có dịp xin hãy đến thăm thị xã quê hương em. Tuy rằng thị xã rất nhỏ nhưng cảnh rất đẹp, khí hậu rất dễ chịu và nhất là có lòng hiếu khách vô cùng! Mời mọi người ghé thăm!
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
- Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh Tuần 8 (trang 54-55-56)
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 khác:
-
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh (trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Những cây nám rừng đã khiến tác giả…
-
Chính tả (Nghe – viết): Kì diệu rừng xanh (trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nghe – viết: Kì diệu rừng xanh…
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa…
-
Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc…
-
Tập đọc: Trước cổng trời (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được…
-
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp…
-
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào…
Trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài) (có đáp án)
Câu 1: Đọc bài văn sau và bấm chọn vào phần mở bài của bài văn:
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triển đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chỉ là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng trắng. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.
Theo Thi sảnh
Câu 2: Đọc bài văn Vịnh Hạ Long và xác định phần kết bài của bài văn:
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triển đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chỉ là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng trắng. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.
Theo Thi sảnh
Câu 3: Cho biết trong bài văn “Vịnh Hạ Long” mỗi đoạn văn trong phần thân bài miêu tả những gì?
Câu 4: Đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long và cho biết những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?
☐ Mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm của toàn đoạn
☐ Đánh lạc hướng người đọc
☐ Chuyển đoạn, kết nối các đoạn lại với nhau
☐ Đảm bảo dung lượng cần có của một đoạn văn
Câu 5: Dưới đây là phần thân bài của một bài văn tả cảnh Tây Nguyên. Con hãy lựa chọn câu mở đoạn thích hợp nhất từ những câu cho sẵn dưới mỗi đoạn:
[…..] Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây phủ trắng đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.A. Tây Nguyên là một miền đất núi non điệp trùng.
B. Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.
C. Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Toán lớp 5
- Văn mẫu lớp 5
Săn SALE shopee tháng 7:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Tên Nhân Vật Đẹp Và Hay Trong Game Võ Lâm 1
- Chế độ Mod Apk Last Fortress
- PRAIM – Phát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo – Bài 2: Những thách thức từ chương trình và sách giáo khoa
- 50+ Hình nền “Bỏ điện thoại tao xuống” cho điện thoại cực chất
- Tuyệt chiêu cách làm thịt kho dừa thơm ngon, ngọt thanh