107 lượt xem

Startup là gì? Yếu tố quyết định startup – khởi nghiệp thành công

Nội dung

Startup là một thuật ngữ rất quen thuộc trong thế kỷ 21, khi mà phong trào khởi nghiệp ngày càng nở rộ tại Việt Nam và trên toàn thế giới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên bạn đã hiểu đúng và đủ Startup là gì chưa? Nếu chưa thì hãy xem qua ngay bài viết này nhé!

I. Tìm hiểu về thuật ngữ startup

1. Startup là gì?

Startup là danh từ chỉ về các doanh nghiệp mới, được khởi đầu bởi một vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội đang gặp phải. Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới bắt đầu thành lập, công ty startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển kinh doanh.

2. Đặc điểm của startup

Đặc điểm của startup thứ nhất là tính sáng tạo, công ty cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra. Ý tưởng startup cũng có thể là sự phát triển, đột phá hơn so với các công ty hiện tại. Đặc điểm thứ hai của startup là sự tăng trưởng. Một startup phải có tham vọng phát triển công ty đến mức lớn nhất có thể, không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, phát triển.

3. Phân biệt Startup và Small Business

Startup là công ty khởi nghiệp, đang ở giai đoạn khởi đầu nên có quy mô nhỏ, thời gian, tiền bạc và công sức cũng tiêu tốn rất nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ thất bại và rủi ro cao, đa phần các startup đã thất bại trước khi hoàn thành sản phẩm hoặc dự án. Tuy nhiên, một khi đã thành công thì startup có thể tạo ra lợi ích một cách dài hạn, vĩ đại và có thể phát triển thành nhiều công ty con trong dài hạn. Bên cạnh đó, “small business” hay còn gọi là công ty nhỏ, từ đầu đã được thiết kế với mục đích tạo ra lợi nhuận với quy mô nhỏ hoặc trung bình, không đòi hỏi nguồn đầu tư cao. Đặc biệt là small business không gặp nhiều rủi ro như startup.

4. Phân biệt Startup và Entrepreneur

Sự khác nhau giữa Startup và Entrepreneur là về sự đảm bảo lợi nhuận và sự đột phá trong ý tưởng. Công ty startup không có sự đảm bảo chắc chắn về lượng cầu trong thị trường vì ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ là hoàn toàn mới. Tuy nhiên Entrepreneur thì có sự đảm bảo hơn vì họ thường nắm bắt các cơ hội khả quan để phát triển doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận. Entrepreneur cũng là các doanh nghiệp mới nhưng ý tưởng kinh doanh có thể không đòi hỏi sự độc đáo, sáng tạo như startup.

II. Cách vận hành của một doanh nghiệp startup

1. Hoạt động của doanh nghiệp startup

Các doanh nghiệp startup thường có khối lượng công việc khá lớn so với các doanh nghiệp lâu năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thành lập. Nguyên nhân là vì nguồn nhân lực khá hạn chế, mỗi người phải đảm nhận nhiều công việc trong doanh nghiệp. Các founder là những người luôn hoạt động hết công suất từ lập kế hoạch đến quản lý, vận hành các nguồn lực của doanh nghiệp.

2. Các giai đoạn phát triển của startup

– Định hướng: đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty Startup. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặt mục đích, mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu trong tương lai.

Xem thêm  Thường trực Ban Bí thư có trách nhiệm về công tác nhân sự như thế nào?

– Thử thách: sau khi đã định ra hướng đi cho công ty, các Startup sẽ bắt đầu đối mặt với rất nhiều các thử thách mới rất khó khăn. Phần lớn các Startup thường không vượt qua được giai đoạn này và dẫn đến thất bại.

– Hòa nhập: khi đã vượt qua được các khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty startup đã hoạt động hiệu quả, năng suất hơn và ngày càng cải tiến nhanh hơn. Công ty đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước.

– Phát triển: đây là giai đoạn mà công ty Startup nào cũng mong muốn hướng đến sau khi đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn phát triển, công ty Startup sẽ họp lại để bàn bạc, lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu mới to lớn hơn, đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự công ty. Do đó, công ty phát triển thần tốc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có cả các giải thưởng trong kinh doanh.

3. Thách thức – cơ hội khi chọn startup

Phải công nhận một điều là hành trình startup vô cùng khó khăn và có nhiều thách thức, không phải ai cũng có thể thành công. Khi lựa chọn startup bạn sẽ phải chấp nhận đầu tư gần như toàn bộ thời gian cho công việc, các mối quan hệ gia đình, bạn bè có thể bị sứt mẻ. Một thách thức rất lớn nữa là sự rủi ro, bạn không biết chắc rằng mình sẽ thành công hay không mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức.

Tuy có nhiều thách thức nhưng cơ hội dành cho những người trẻ, những người dám bứt phá startup cũng rất lớn. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các công ty startup trong lĩnh vực công nghệ có cơ hội thành công rất cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn startup nếu ý tưởng kinh doanh của bạn thật sự ấn tượng, đột phá. Với sự lan truyền mạnh mẽ nhờ internet, một khi bạn đã thành công ở một thị trường thì chắc chắn nó sẽ được bao phủ trên toàn quốc hoặc toàn thế giới một cách nhanh chóng.

III. Mục tiêu và nguyên tắc khởi động startup

1. Mục tiêu của Startup

Từ khi bắt đầu, tất cả startup đều hướng đến mục tiêu không còn là một công ty startup nữa mà sẽ trở thành một doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong tương lai. Có một số công ty startup đạt được mục tiêu đó trong vòng 3-5 năm. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty vẫn là startup trong thời gian lâu hơn tùy vào tình hình kinh doanh và môi trường kinh tế.

Tuyển dụng quản lý ngành hàng có thể bạn quan tâm, việc làm thu mua:

– Nhân viên phát triển kênh đại lý bán hàng

– Nhân viên Mua hàng chuyên dụng Tận Tâm (OEM linh kiện điện máy…)

– Tuyển dụng nhân viên bán hàng

2. Nguyên tắc khởi động một Startup

Hầu hết các startup khi bắt đầu khởi động startup thì đều làm theo một số nguyên tắc giúp cho bước đầu tiên được thuận lợi. Thứ nhất, phải xác định đúng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ của công ty, đảm bảo đó là một thị trường phù hợp, tiềm năng. Thứ hai, người sáng lập phải có sự nhanh nhẹn, linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Cuối cùng là các startup nên học hỏi kinh nghiệm từ các công ty startup đã thành công hoặc thất bại để rút ra bài học riêng, ứng dụng cái hay và tránh các lỗi sai cơ bản.

IV. Các loại hình khởi nghiệp phổ biến nhất

1. Startup sở trường

Đây là hình thức startup đơn giản nhất mà nguồn vốn lớn nhất đến từ những kiến thức chuyên môn, đam mê, khả năng có sẵn hay kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm của bạn. Ví dụ một số trường hợp là nhà kinh doanh startup dịch vụ tư vấn kinh doanh, tài chính, các blogger chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, tiểu thuyết gia viết sách để kiếm tiền,…

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức phổ biến nhất của các công ty startup. Lĩnh vực kinh doanh của hình thức này cũng rất đa dạng và dễ tìm thấy trên thị trường như: quán cà phê, salon tóc, nhà hàng, spa, tiệm đồ da,… Đây là hình thức startup nhiều nhất tại Việt Nam, tuy không tạo ra doanh thu quá lớn tuy nhiên nó cũng đem lại lợi nhuận và việc làm cho nhiều người.

Xem thêm  Bitele Và Lack Là Gì? Cách Sử Dụng Bitele Và Lack

3. Khởi nghiệp có thể mở rộng

Khởi nghiệp có thể mở rộng thường là các startup công nghệ với ý tưởng vô cùng mới lạ, mang tính đột phá. Ví dụ điển hình là Facebook đã để lại một dấu ấn trong lịch sử công nghệ kết nối và có tiềm năng phát triển vô cùng rộng mở. Đặc điểm của các startup thuộc hình thức này là thị trường mục tiêu tiềm năng, có nguồn vốn đầu tư khổng lồ, mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng và khả năng thực thi nhanh, có thể dễ dàng vượt qua đối thủ.

4. Các công ty khởi nghiệp có thể mua được

Tuy startup nào cũng có mục tiêu trở thành tập đoàn lớn phát triển mạnh trong tương lai nhưng cũng không tránh khỏi một số trường hợp công ty phải dừng lại để bán cho các “ông lớn”. Các startup này thường có đặc điểm là thị trường mục tiêu không có tiềm năng mở rộng như dự tính ban đầu, có thể bổ sung cho các công ty lớn khác. Một ví dụ điển hình cho hình thức này là Instagram đã được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD.

5. Khởi nghiệp xã hội

Các công ty startup ở dạng này không phải là công ty phi lợi nhuận, vẫn có nguồn thu nhưng không cao như các startup khác. Lý do là vì định hướng, mục tiêu của các công ty này là muốn tạo được sự tác động tích cực cho xã hội, cho con người.

V. Các yếu tố quyết định startup thành công

1. Một cảm nhận tốt với thời điểm

Thời điểm bắt đầu là vô cùng quan trọng, nó quyết định khá lớn đến sự thành công của công ty startup. Quyết định này phải được được xác định bởi rất nhiều yếu tố như sự suy giảm hay tăng trưởng của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực của công ty và khả năng đón nhận của thị trường. Bạn cần suy xét thật kỹ kèm một chút may mắn để lựa chọn thời điểm chính xác.

2. Tiền vốn đầu tư khởi nghiệp

Tiền là điều kiện cần và đủ để một startup có thể bắt đầu bước vào môi trường kinh doanh. Nguồn vốn bạn kêu gọi được càng lớn thì khả năng mở rộng và phát triển càng cao. Do đó, hãy tạo cho mình sự uy tín, tin tưởng bằng cách chứng minh tiềm năng của công ty cho các nhà đầu tư.

3. Ngân sách minh bạch và hiệu quả

Vì nguồn vốn startup được đầu tư từ rất nhiều nguồn, nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau. Do đó, dù trong lĩnh vực kinh doanh nào thì bạn cũng cần được lưu ý cẩn thận trong việc minh bạch ngân sách, kê khai rõ ràng để thể hiện sự tôn trọng đối với các nhà đầu tư và tránh các sự cố tài chính về sau.

4. Linh hoạt, thích ứng

Nếu có một khuôn mẫu nào cho startup thì bạn đừng nên quá dựa vào đó, bởi vì đã startup thì cần có sự linh động, linh hoạt và thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Trong tình hình kinh tế, xã hội biến động ngày nay, không ai có thể biết trước được điều gì để lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Vì vậy, hãy luôn xoay chuyển một cách khôn ngoan để giúp công ty trụ vững trong bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào.

5. Lãnh đạo tài giỏi

Nếu startup có nhiều nhà sáng lập thì cần phải chọn ra một lãnh đạo tài giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực startup của bạn. Hãy thật sáng suốt, khôn ngoan khi chọn lãnh đạo và phải tin tưởng, tôn trọng ý kiến của họ. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải có năng lượng dồi dào, kiên trì, không ngại khó để dẫn dắt và tạo nên một startup thành công.

6. Sự kỷ luật và tự giác

Startup khác với khi bạn làm việc như một nhân viên ở các công ty, bạn sẽ phải tự giác trong mọi vấn đề và công việc. Chính bạn là người thúc ép mình phải tuân theo sự kỷ luật, các nguyên tắc bạn tự đặt ra trong công việc, trong việc phân bổ thời gian, KPI hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đây là một điều tối quan trọng dành cho những ai muốn startup.

7. Kỹ năng xã hội siêu sắc nét

Để xây dựng và phát triển công ty, bạn cần có nhiều mối quan hệ chất lượng với các đối tác, những doanh nhân, nhà đầu tư và rất nhiều mối quan hệ khác. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, biết nuôi dưỡng và duy trì lâu bền mối quan hệ. Và chính những mối quan hệ đó có thể sẽ tiếp thêm sức sống cho startup của bạn.

8. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Thị trường là điều bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng nhất dù tốn nhiều thời gian, công sức. Bạn cần phải phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng, kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.

Xem thêm  Son môi Velvet là gì, có màu nào hot?

9. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Một startup thành công nhất định phải có một chiến lược hoàn hảo. Đây là quá trình xác định mục đích, mục tiêu, phương hướng cho công ty, quyết định phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết là bạn phải dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới để đề ra kế hoạch kinh doanh chi tiết, ứng biến tốt nhất.

10. Kỹ năng ủy quyền – giao quyền

Tất nhiên việc startup không thể nào chỉ có một mình bạn làm và cố gắng mà thành công. Do đó bạn cần biết ủy quyền, phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp công ty đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để mọi người cùng làm việc cho bạn chứ không phải là bạn tất bật chạy theo tất cả hoạt động của doanh nghiệp mình.

VI. Các nguồn tài trợ cho công ty startup

– Từ bạn bè và gia đình: hầu hết các startup khi mới bắt đầu đều kêu gọi nguồn vốn từ những người thân quen nhất như gia đình, bạn thân. Tuy nhiên, khi kêu gọi bạn cần phải trình bày rõ ràng kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch hoàn trả nợ và có biên bản hoặc chữ ký rõ ràng dù là người trong gia đình để tránh các sự cố sau này.

– Huy động vốn từ cộng đồng: nếu ý tưởng startup của bạn đem lại một lợi ích to lớn cho cộng đồng, xã hội thì việc huy động vốn từ họ sẽ rất khả thi, giúp bạn có được một nguồn vốn đáng kể để bắt đầu việc kinh doanh.

– Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: có nhiều công ty và chủ sở hữu hay đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng táo bạo nhưng khá mạo hiểm với mong muốn thu về lợi nhuận trong dài hạn. Thay vì đầu tư như một khoản nợ thì nhà đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu. Để kêu gọi được vốn từ họ, bạn cần trình bày tiềm năng, cơ hội phát triển của công ty trong tương lai.

– Nhà đầu tư thiên thần: là những nhà đầu tư đang dư tiền, muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư, kể cả có rủi ro và mạo hiểm. Họ sẽ không yêu cầu quá nhiều về nguồn lợi mà họ nhận được, giúp bạn yên tâm phát triển công ty.

– Nguồn vay ngân hàng: vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho bạn nguồn vốn lớn nhất. Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều có chính sách hỗ trợ dành cho các Startup. Nếu muốn làm hồ sơ vay vốn startup thì bạn cần chuẩn bị: CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập trả nợ,… cùng các giấy tờ khác.

VII. Những vấn đề pháp lý startup cần lưu ý

– Lựa chọn sai mô hình công ty: khi đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty startup bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại hình kinh doanh, nếu nó hoàn toàn mới thì làm theo các hướng dẫn và quy định của pháp luật.

– Điều khoản sử dụng trang web: hiện nay website là kênh không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần nắm rõ các điều khoản khi sử dụng website cho các mục đích khác nhau của công ty.

– Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: vấn đề vi phạm bản quyền, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ xảy ra khá thường xuyên tại Việt Nam. Do đó, nếu công ty startup của bạn có nhiều người đồng sáng lập thì nên rõ ràng từ ban đầu để tránh xảy ra các sự cố và tranh chấp không hay.

– Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết: các startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, các giấy tờ liên quan đến pháp luật cần thiết đúng theo yêu cầu pháp luật. Nếu công ty bạn thuộc một số ngành yêu cầu giấy phép chuyên ngành thì bắt buộc phải chuẩn bị.

Xem thêm:

– Marketing là gì? Kỹ năng và cơ hội việc làm cho Marketer tương lai

– Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch

– Cách rèn luyện kỹ năng ra quyết định đúng đắn và hiệu quả

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về startup và có thêm kiến thức, sự tự tin nếu có ý định startup trong tương lai. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều người nếu thấy nó bổ ích nhé!

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.