Chào mừng các bạn đến với PRAIM!
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một trong những cuộc chiến huyền thoại của dân tộc Việt Nam – Chiến dịch Tây Tiến. Hãy cùng nhau điểm qua một số điểm nổi bật trong bài thơ “Tây Tiến” để hiểu rõ hơn về vùng đất hùng vĩ này và sự gan dạ của những chiến sĩ bất khuất.
1. Trước Khi Đọc – Tây Tiến và Hình Ảnh Người Lính
Bạn đã biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.
Mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, điều đầu tiên em nghĩ tới chắc chắn là chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại. Vùng núi rừng Tây Bắc tuy hùng vĩ, hấp dẫn ánh nhìn của những người đến nơi đây nhưng cũng đầy những nguy hiểm. Ở đây không chỉ con người mà cả cảnh vật thiên nhiên đã chung sức chung lòng để đánh đuổi quân giặc, giải phóng dân tộc. Chính vì vậy cả thiên nhiên Tây Bắc và những người lính đã chiến đấu nơi đây đều có những dấu ấn trong nền văn học nước nhà.
2. Trong Khi Đọc – Hình Ảnh Thiên Nhiên và Người Lính Tây Tiến
2.1 Câu 1: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
Qua từ láy “chơi vơi”, em có thể cảm nhận được sự thấp thỏm nhớ thương khắc khoải của tác giả. Nhớ mà không biết chính xác nỗi nhớ mang tên gì.
2.2 Câu 2: Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
Đoạn thơ đã mang đến khung cảnh thiên nhiên với rừng núi “Thăm thẳm, khúc khuỷu, thác gầm thét, cọp trêu người, Mai Châu thơm nếp xôi”. Từ những hình ảnh mang tính gợi cao này giúp ta thấy được hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ nhưng cũng đầy những nguy hiểm, hiểm trở, chông gai.
2.3 Câu 3: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
- Hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ qua những hình ảnh: “xanh màu lá dữ oai hùm, không mọc tóc, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,…”
- Những cụm từ trên tuy đơn giản nhưng lại giúp người đọc hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh, sự gian truân nguy hiểm nơi chiến trường mà những người lính ngày ngày phải đối mặt.
- Nhưng tình yêu đất nước, sự nhớ nhung với gia đình người thương đã khiến họ vượt qua mọi khó khăn vất vả để vững bước chiến đấu với quân thù. Những người lính luôn giữ được ý chí kiên cường, không lùi bước trước bất kỳ thử thách nào.
3. Sau Khi Đọc – Bài Thơ Tây Tiến
3.1 Câu 1: Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
- Có thể chia bài thơ thành bố cục 4 phần:
- Phần 1: Miêu tả vẻ đẹp nơi thiên nhiên Tây Bắc và chặng hành trình hành quân đầy gian truân của quân đoàn Tây Bắc.
- Phần 2: Một không khí vui tươi, là tình quân dân thắm thiết trong đêm liên hoan với khung cảnh non núi sông nước hữu tình.
- Phần 3: Bức tranh miêu tả hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến.
- Phần 4: Lời thề nguyện gắn bó với chiến trường Tây Tiến của người chiến sĩ.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ theo dòng thời gian hồi tưởng về một quá khứ đầy xúc cảm và trở lại với thực tại còn nhiều khó khăn gian khổ.
3.2 Câu 2: Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Các dòng thơ đã trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả là:
- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
- Tác dụng của những dòng thơ thể hiện cảm xúc trực tiếp này là để nói lên được tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ cùng với những người lính Tây Tiến kiên cường bất khuất.
- Chủ thể trữ tình của bài thơ: Người chiến sĩ Tây Tiến.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Một nguồn cảm hứng đầy lãng mạn cùng với tinh thần bi tráng.
3.3 Câu 3: Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của nơi núi rừng Tây Bắc được hiện lên với những câu thơ miêu tả cảnh sương núi trập trùng, nơi dốc núi đầy hoang sơ và bí hiểm của núi rừng.
- Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
- Sử dụng toàn thanh trắc hoặc thanh bằng trong cùng một câu thơ khiến cho người đọc cảm giác được rõ ràng sự đối lập giữa sự bình yên khi ở với nhân dân và sự nguy hiểm khi ở nơi rừng núi đối phó với quân giặc.
- Các từ có tính gợi cao, giàu hình ảnh được sử dụng khá nhiều như những từ “chơi vơi”, “thăm thẳm”, “khúc khuỷu”.
- Cách sử dụng vần điệu thơ rất linh hoạt, khi thì dùng vần chân khi thì chuyển sang vần lưng hay vần cách.
- Chủ yếu sử dụng nhịp, chia câu thơ thành 4/3 hoặc 2/2/3.
3.4 Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?
- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên qua hai nét khắc họa “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”. Người lính Tây Tiến lúc đó không thể giữ được vẻ lịch lãm thư sinh như khi còn ở quê nhà. Qua bao nắng mưa gian khổ cùng với đủ thứ bệnh để khiến họ xanh xao gầy gò với một thân chưa không biết bao thứ bệnh.
- Nhưng dù có yếu về mặt thể xác nhưng tinh thần họ luôn giữ được thế chủ động. “Không mọc tóc” nhưng vẫn “dữ oai hùm”, dù hình tượng có phần kỳ lạ nhưng lại càng khiến cho người chiến sĩ mạnh mẽ hơn, dữ dằn hơn khi chiến đấu với quân thù.
- Họ lên đường ra chiến trường với tất cả tình yêu nước, không màng đến sức khỏe hay tính mạng của bản thân. Một khi đã ra đi sẽ vững vàng với tinh thần “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
- Dữ dằn là thế, kiên cường là thế nhưng trong lòng họ luôn in đậm một bóng hồng, là động lực là hậu phương là sự dịu dàng của họ. Đó chính là hình ảnh người con ngày họ ngày nhớ đêm mong, là người ở nhà luôn chờ họ về “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh vẻ đẹp người lính trong đoạn ba và đoạn hai:
- Trong đoạn hai người lính xuất hiện trong đêm liên hoan của quân dân với những thanh âm vui vẻ của bữa tiệc với những màu sắc tươi sáng đậm tình người.
- Đến với đoạn ba chính là thực tế cuộc sống vất vả hàng ngày của người chiến sĩ. Lúc này là hình ảnh họ hành quân ra chiến trường đầy khốc liệt nhưng cũng rất chân thật.
3.5 Câu 5: Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:
a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?
b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỷ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?
- Chỉ qua bài thơ Tây Tiến, em đã hình dung ra hình ảnh người chiến sĩ và toàn bộ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ không chỉ chịu đựng nạn đói nghèo mà hàng ngày còn phải đối mặt với bom đạn chiến tranh, với bệnh tật hoành hành. Nhưng họ vẫn giữ vẫn được lòng tin, lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn đánh đuổi quân thù.
- Vai trò và ý nghĩa của ký ức và kỷ niệm trong đời sống tinh thần con người là nơi họ lưu giữ và khơi nguồn cảm xúc giúp đời sống tinh thần họ phong phú hơn. Còn với những tác giả sáng tác thơ ca thì đó sẽ là nguồn cảm hứng, là chất liệu sáng tác ra những tác phẩm văn học để đời.
Đó là những điểm nổi bật trong bài thơ “Tây Tiến”. Hy vọng qua bài soạn này, các bạn đã có thêm nhiều góc nhìn về tác phẩm và một lần tưởng nhớ đến những anh hùng Tây Tiến đã hy sinh thân mình cho hòa bình dân tộc.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về văn học và những kiến thức hữu ích khác, hãy truy cập ngay PRAIM để được cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng PRAIM, hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.
- Chào Mừng Bạn Đến Với Trang Đăng Nhập Facebook
- Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (Sơ đồ tư duy) 4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu hay nhất lớp 9
- [HOT] Những câu chửi hay về tình yêu “nghe đến đâu, thấm đến đó”
- Giải Hóa 9 Bài 44: Rượu etylic
- PRAIM – Giới thiệu game Last Pirate: Survival Island Adventure