257 lượt xem

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập – Ngữ Văn 12

1. Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập: Phần tìm hiểu chung

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập để hiểu rõ hơn về một áng văn chính luận mẫu mực của Hồ Chủ tịch và có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhân dân Việt Nam. Những hướng dẫn soạn văn bài Tuyên ngôn độc lập dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong tuyệt phẩm có giá trị muôn đời này của Người.

Ngữ văn 12 - Soạn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

1.1. Tác giả

a) Tiểu sử

Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra ở Kim Liên – Nam Đàn – tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước.

Chính nhờ sự nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ngay từ khi còn nhỏ nên cuộc đời Bác đã dành trọn cho nước, cho dân. Người là nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam, Người đã giải phóng đất nước khỏi kiếp nô lệ ngàn năm và mở ra thời kỳ chủ nghĩa độc lập, tự do cho dân tộc.

  • 05/06/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng. Bác đặt chân đến nhiều đất nước trên thế giới, làm nhiều nghề và học nhiều ngôn ngữ.
  • 03/02/1930 Bác đã thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 28/01/1941 Người trở về nước.
  • 02/09/2945 Người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

b) Sự nghiệp văn học

– Quan điểm sáng tác

+ Phong cách sáng tác đa dạng, cái nhìn đa chiều cùng với tinh thần dân tộc to lớn luôn thường trực được Bác chia sẻ trong từng sáng tác của mình. Các tác phẩm của Bác đều thể hiện rất rõ tính chân thật trong văn chương và ý thức trách nhiệm của người cầm bút cũng như tính chiến đấu, xuất phát từ đối tượng, mục tiêu hướng đến để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

+ Bác coi ngòi bút là một vũ khí chiến đấu để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Các tác phẩm luôn chú trọng tính dân tộc và tính chân thực.

– Phong cách nghệ thuật đa dạng: văn chính luận, truyện, văn xuôi, thơ ca, bút ký,…

– Di sản văn học

+ Văn chính luận

  • Viết bằng trí tuệ sắc sảo, lý trí sáng suốt.

  • Thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc, nồng nàn của một trái tim vĩ đại.

  • Lời văn chặt chẽ, thuyết phục, súc tích.

  • Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Các bài văn chính luận trên các báo: “Người cùng khổ”, “nhân đạo”…

  • Bản án chế độ thực dân Pháp

  • Tuyên ngôn Độc lập

  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

+ Truyện và ký

  • Thể hiện vốn văn hóa sâu rộng, trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo.

  • Trái tim cách mạng tràn đầy lòng yêu nước.

  • Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Lời than vãn của bà Trưng Trắc

  • Vi hành

+ Thơ ca

  • Tái hiện một cách chân thực, cụ thể bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và xã hội Trung Quốc.

  • Ghi lại suy nghĩ, tâm trạng và cảm xúc của tác giả, thể hiện tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù.

  • Bức chân dung tự họa của thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

  • Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Tập thơ “Nhật ký trong tù”

  • Nguyên tiêu

  • Cảnh khuya

+ Văn chính luận:

  • Ngắn gọn, súc tích.

  • Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, bằng chứng giàu sức thuyết phục

  • Đa dạng vè bút háp

+ Truyện và ký

  • Bút pháp hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ

  • Nghệ thuạt trào phúng đặc sắc.

+ Thơ ca

  • Sự kết hợp độc đáo giữa:

  • Sự giản dị, trong sáng và hàm súc, sâu sắc.

  • Bút pháp cổ điển và hiện đại

  • Chất trữ tình và chất “thép”

Xem thêm  Nêu cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

1.2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh ra đời

Thời điểm ra đời bản Tuyên ngôn độc lậpL phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nước ta giành lại chính quyền trên mặt trận cả nước.

  • 28/08/1945, Bác viết ra bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.
  • 02/09/1945, trước toàn thể đồng bào cả nước, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bản Tuyên ngôn độc lập

b) Mục đích sáng tác

  • Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta trước thực dân và toàn thế giới.
  • Tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến, thực dân; khai sinh ra nước Việt Nam và từ đó bày tỏ lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c) Bố cục

  • Đoạn 1: Từ đầu – “không ai chối cãi được”: nguyên lý bản tuyên ngôn độc lập.
  • Đoạn 2: Tiếp – “phải được độc lập”: dẫn chứng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử của nhân dân ta cùng với quyết tâm đấu tranh giành lại chính quyền, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Đoạn 3: (Phần còn lại): tuyên bố đanh thép về độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d) Nội dung chính

Vạch trần tội ác tày trời của bè lũ thực dân; tuyên bố nền độc lập tụ chủ dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ý chí quyết tâm mạnh mẽ một lòng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

e) Giá trị nội dung

  • Khẳng định với toàn thế giới về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, tự do và độc lập lãnh thổ; toàn dân ta đã thoát khỏi chế độ thực dân, thoát khỏi sự kìm kẹp của ách nô lệ.
  • Tác phẩm còn lên án tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp và những âm mưu, thủ đoạn xâm lược của chúng đối với dân tộc Việt Nam.
  • Tình yêu nước cháy bỏng và thương dân như con ở vị cha già kính yêu của dân tộc được thể hiện rõ nét trong từng câu chữ.

g) Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn từ đanh thép, cứng rắn, lập luận chặt chẽ, sắc bén, chứng cứ xác thực.
  • Hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm.

2. Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập: Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

2.1. Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn Độc lập

Việc Bác trích dẫn 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và Pháp làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam có ý nghĩa to lớn:

  • Tôn trọng những lời tuyên ngôn bất hủ của người Mỹ và Pháp. Những điều được nêu trong hai bản tuyên ngôn này được coi là chân lý của nhân loại.
  • Dùng lập luận khôn khéo “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội hành động xâm lược của thực dân Pháp là sai trái, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược nước ta của chúng.
  • Thể hiện quyền tự hào dân tộc và nâng cao giá trị của bản tuyên ngôn độc lập khi đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc với nhau.

2.2. Tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp đã gây ra

  • Đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực, mạnh mẽ tố cáo tội ác man rợ của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống: về mặt xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, khi chúng cai trị nước ta.
  • Đưa ra lý lẽ giải thích thuyết phục, dẫn chứng cụ thể: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Vậy nên chúng không còn bất kỳ một quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

2.3. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam ta

Trình bày rành mạch về cuộc đấu tranh chính nghĩa giành lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

– Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy đòi lại chính quyền, lấy lại đất nước từ tay của Nhật.

– Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi thực dân Pháp cùng chống Nhật nhưng đều bị chúng từ chối. Khi Pháp thua, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ chúng trở về nước.

– Toàn dân ta đã đánh đổ các chế độ phong kiến cũ nát, xiềng xích của thực dân và phát xít.

– Quân và dân ta luôn tin vào sự nghiêm minh, công bằng của các nước Đồng Minh.

⇒ Đưa ra lời khẳng định chắc nịch và đề cao tinh thần sẵn sàng hi sinh thân mình để giữ nước, thành quả cách mạng to lớn của nhân dân ta. Dân tộc ta hoàn toàn xứng đáng có được tự do độc lập từ chính máu xương của mình.

3. Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập – Ngữ Văn 12: Hướng dẫn trả lời câu hỏi

3.1. Tuyên ngôn độc lập Phần 1: Tác giả

a) Câu 1 (Trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Quan điểm trong sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:

Xem thêm  Phân tích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

– Nhà văn là chiến sĩ, văn học là vũ khí, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng lớn lao.

– Luôn luôn hướng tới tính chân thật và tính dân tộc trong mỗi tác phẩm.

– Xác định rõ mục đích, đối tượng hướng đến để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

– Các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá đi liền với sự nghiệp cách mạng cao cả. Thơ văn của Người luôn mang đậm tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn và ý chí cách mạng.

b) Câu 2 (Trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

– Về văn chính luận:

  • Những tác phẩm chính luận của Bác nhằm mục đích đấu tranh, tấn công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng nhân dân…
  • Ngòi bút sắc bén, cứng rắn, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, trí tuệ sắc sảo, khéo léo, lời văn ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đầy tình cảm
  • Những tác phẩm tiêu biểu:

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925);

+ Tuyên ngôn độc lập (1945);

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

– Về truyện và kí

  • Các tác phẩm với mục đích tố cáo tội ác man rợ, bản chất xảo trá, gian xảo của thực dân, đề cao tinh thần yêu nước.
  • Giọng kể trần thuật, bám sát thực tế, bút pháp hiện đại, trí tưởng tượng phong phú.
  • Tác phẩm tiêu biểu:

+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)

+ Vi hành tàn bạo (1923)

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu tàn bạo (1925)

– Về thơ ca

  • Thể hiện tâm hồn người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ cách mạng với những nhân cách cao đẹp và nghị lực mạnh mẽ phi thường.
  • Bác đã để lại 250 bài thơ trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Thơ Hồ Chí Minh

c) Câu 3 (Trang 29 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả Hồ Chí Minh

– Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ thuyết phục, giọng văn hùng hồn, đanh thép

– Truyện và kí: hiện đại, mang nét nghệ thuật trào phúng sắc sảo và mang sức chiến đấu cao

– Với thơ ca: đan xen hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn, cổ điển và hiện đại.

3.2. Tuyên ngôn độc lập Phần 2: Tác phẩm

a) Câu 1 (Trang 41 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Phân chia bố cục tác phẩm

– Phần 1 (Từ đầu – “không ai chối cãi được”): Cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Phần 2 (Tiếp – “phải được độc lập”): Tố cáo những tội ác tàn bạo mà giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa.

– Phần 3 (đoạn còn lại); Lời tuyên bố độc lập và ý chí mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc.

b) Câu 2 (Trang 41 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là cách lập luận vừa khôn khéo vừa sắc bén của Hồ Chủ tịch:

  • Dùng chính lý lẽ trong 2 bản tuyên ngôn làm cơ sở pháp lí để tuyên bố nền độc lập cho dân tộc mình.
  • Là cơ sở để suy rộng ra nền tự do của các dân tộc đang chịu áp bức, bóc lột trên toàn thế giới

Ý nghĩa về mặt lập luận:

  • Tăng tính thuyết phục của bản tuyên ngôn độc lập
  • Thể hiện sự khôn ngoan, khéo léo trong cách chiến đấu với kẻ thù.
  • Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lý lẽ chính nghĩa của chính Pháp, Mỹ để đập lại những lập luận xảo trá của chúng.

c) Câu 3 (Trang 42 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Hồ Chí Minh đã lật tẩy bộ mặt gian xảo mà thực dân Pháp áp chế lên nhân dân ta với những bằng chứng, lý lẽ khiến chúng không thể chối cãi.

  • Thực dân Pháp kéo quân sang nước ta thì ra điệu “khai hóa” đầy cao thượng nhưng thực chất chúng “cướp nước ta, áp bức đồng bào” ta:
  • Minh chứng cụ thể về tình hình thực trạng đất nước “xác xơ”, “tiêu điều”, người dân thì “nghèo nàn”, “thiếu thốn”.
  • Điệp từ “chúng” lặp lại nhiều lần có tác dụng liệt ra hàng loạt những tội ác đáng căm phẫn của bọn thực dân → thể hiện sự căm phẫn đến tột cùng.
  • Thực dân Pháp luôn kể công rằng chúng “bảo hộ” nhưng thực tế lại là “bán nước ta hai lần cho Nhật”:
  • Năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.
  • Pháp “nhẫn tâm giết tù chính trị”, “thẳng tay khủng bố Việt Minh”.
  • Pháp coi Đông Dương là thuộc địa của chúng, Bác đã một lần nữa khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật.

⇒ Bản Tuyên ngôn Độc lập chính là lời khẳng định đanh thép, sắc bén về nền độc lập của dân tộc có được là từ đấu tranh xương máu của nhân dân và tố cáo những luận điệu gian xảo, mưu đồ bất chính của thực dân Pháp.

Xem thêm  Cảm nhận đoạn trích trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

d) Câu 4 (Trang 42 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

“Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ chủ tịch là một áng văn chính luận xuất sắc nhất mọi thời đại: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, thuyết phục, ngôn ngữ ngắn gọn mà hùng hồn.

– Lý luận thống nhất và chặt chẽ xuyên suốt toàn tác phẩm

– Luận điểm xác thực, sắc bén, không thể chối cãi được

– Lý lẽ đanh thép, sắc sảo, đầy sức thuyết phục

– Giọng văn hùng hồn biểu hiện thái độ dứt khoát và tính chiến đấu mạnh mẽ

⇒ Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là bản áng thiên cổ hùng văn xuất sắc, có giá trị lịch sử to lớn nhất mọi thời đại.

4. Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập: Phần luyện tập

4.1. Tuyên ngôn độc lập Phần 1: Tác giả

a) Câu 1 (Trang 33 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Tác phẩm “Chiều tối”

– Bút pháp cổ điển:

Đề tài thơ: vẻ đẹp dung hoà giữa bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều

Thể thơ: thể Đường luật

Hình ảnh trong thơ cổ: chòm mây, cánh chim…

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tả cảnh gợi tình

– Bút pháp hiện đại:

  • Lấy con người làm trung tâm
  • Bộc lộ trực tiếp cảm xúc và sự đồng cảm

Tác phẩm “Nhật kí trong tù”

– Chất cổ điển: thể thơ, sử dụng các hình ảnh cổ điển cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình

– Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu không bị khuất phục cùng ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp

⇒ Thơ của Bác luôn chân thành, chan chứa cảm xúc, sử dụng thi liệu cổ điển với các hình ảnh tự nhiên để làm nổi bật tinh thần hiện đại

b) Câu 2 (Trang 34 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Bài học sâu sắc, lắng đọng khi đọc Nhật kí trong tù:

– Vượt lên mọi nghịch cảnh và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp

– Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại, yêu đời, yêu cuộc sống.

– Lòng yêu nước nồng nàn

4.2. Tuyên ngôn độc lập Phần 2: Tác phẩm

(Trang 42 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Lí do bản Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận lay động hàng chục triệu trái tim người Việt Nam:

  • Bản Tuyên ngôn là sản phẩm văn học của một con người có trí tuệ, một hệ tư tưởng và văn hóa lớn
  • Bản tuyên ngôn có kết cấu 3 phần rõ ràng: đưa ra cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn với những dẫn chứng xác thực, sắc bén sau cùng mới đi đến lời tuyên ngôn như một lẽ tất nhiên
  • Lập luận sắc bén, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục:
  • Hệ thống luận điểm, luận cứ rành mạch
  • Chứng cứ xác thực: sử dụng nhiều cụm từ “sự thật là”
  • Sử dụng khéo léo các quan hệ từ: tuy vậy. thế mà, …
  • Bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của những tình cảm lớn lao: tình yêu nước thương dân nồng nàn, khát khao giành lại độc lập dân tộc và lòng căm thù giặc
  • Điệp từ “chúng” nhiều lần.
  • Giọng văn chính luận đa dạng: đanh thép khi vạch tội kẻ thù; ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc; trang trọng, hùng hồn trong lời tuyên ngôn.

Nội dung chính của tác phẩm:

– Giá trị nội dung:

  • Bản tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng, là lời tuyên bố trước toàn thể người dân Việt Nam và thế giới về việc chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến, thực dân ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Bản Tuyên ngôn vừa là bản án lên án mạnh mẽ tội ác man rợ của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu đen tối của các thế lực thù địch cùng các phe nhóm có định xâm lược, chia rẽ, vừa bộc lộ tình yêu nước, thương dân sâu sắc và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của Hồ Chí Minh.

– Giá trị nghệ thuật:

  • Lập luận chặt chẽ, sắc bén, lí lẽ hào hùng cùng chứng cứ xác thực
  • Ngôn ngữ đa dạng: đanh thép khi vạch tội kẻ thù; ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc; trang trọng, hùng hồn trong lời tuyên ngôn.
  • Hình ảnh giàu sức gợi cảm.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em soạn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hi vọng rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để tham khảo thêm các bài học và các tác phẩm khác trong bộ bài viết Soạn văn 12 trong chương trình THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>> Xem thêm: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

>>> Xem thêm: Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.