84 lượt xem

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố sgk Ngữ văn 11 tập 1

Nội dung bài Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

1. Câu 1 trang 66 Ngữ văn 11 tập 1

Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.

Lặn lội thân cò khi quãng trắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Trả lời:

Tìm thành ngữ và phân biệt với từ ngữ thông thường trong đoạn thơ:

– Một duyên hai nợ: ghánh nặng gia đình bà Tú phải chịu

– Năm nắng mười mưa: vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng.

⇒ Như vậy, các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, diễn đạt giàu hình ảnh và dễ hiểu, hấp dẫn hơn so với cách nói thông thường.

2. Câu 2 trang 66 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau:

– Người nách thước kẻ tay đao,Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

– Một đời được mấy anh hùng,Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Đội trời đạp đất ở đờiHọ Từ tên Hải vốn người Việt Đông…

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong ví dụ:

– Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân.

+ Tính biểu cảm: thể hiện sự khinh ghét, căm tức.

+ Tính hàm súc: chỉ bốn chữ nhưng lột tả được bộ mặt chung của xã hội rối ren, nhốn nháo.

– Cá chậu chim lồng: biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

+ Tính biểu cảm: khẳng định sự phi thường, khác biệt của Từ Hải

+ Tính hàm súc: biều đạt ý muốn nói một cách ngắn gọn, súc tích.

– Đội trời đạp đất: biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu bó buộc, không khuất phục bất cứ uy quyền nào.

+ Tính biểu cảm: ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.

Xem thêm 

+ Tính hàm súc: thể hiện được sự phi phàm của con người Từ Hải chỉ bằng một thành ngữ.

3. Câu 3 trang 66 Ngữ văn 11 tập 1

Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố.

Giường kia treo cũng hững hờ,Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Trả lời:

Nêu khái niệm điển cố qua việc phân tích hai điển cố sử dụng trong ví dụ:

– Giường kia: gợi chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên.

– Đàn kia: gợi chuyện Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Khi Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.

⇒ Điển cố là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn và lời nói để nói về những điều tương tự. Vì vậy, điển cố có tính ngắn gọn, hàm súc, thâm thúy.

4. Câu 4 trang 67 Ngữ văn 11 tập 1

Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thuý của điển cố trong những câu thơ sau:

– Sầu đong càng lắc càng đầy,Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

– Nhớ ơn chín chữ cao sâu,Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

– Khi về hỏi liễu Chương Đài,Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

– Bấy lâu nghe tiếng má đào,Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Phân tích tính hàm súc, thâm thúy của các thành ngữ trong ví dụ:

– Ba thu: thể hiện tâm trạng tương tư của Kim Trọng đối với nàng Kiều.

– Chín chữ: nói về công lao của cha mẹ với chín chữ sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

⇒ Thể hiện suy nghĩ của Kiều về công lao của cha mẹ đối với mình.

– Liễu Chương Đài: gợi chuyện người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi.

⇒ Kiều mường tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác.

– Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng).

Xem thêm  Đáp án Văn THPT Quốc gia 2023: Tìm hiểu và Ôn tập hiệu quả

⇒ Kiều tuy ở chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi, nhưng chưa hề yêu ai, bằng lòng ai.

5. Câu 5 trang 67 Ngữ văn 11 tập 1

Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét về sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt.

a) Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b) Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…

Trả lời:

Thay thành ngữ trong ví dụ bằng cách diễn đạt thông thường và nhận xét:

a) – Ma cũ bắt nạt ma mới: thay thành ngữ này bằng cụm từ: bắt nạt người mới.

– Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm.

b) – Cưỡi ngựa xem hoa: Có thể thay bằng từ qua loa.

⇒ Khi thay các từ ngữ tương đương vào vị trí các thành ngữ tuy giữ được nghĩa cơ bản nhưng làm mất đi sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng hấp dẫn, lôi cuốn.

6. Câu 6 trang 67 Ngữ văn 11 tập 1

Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:

– Mẹ tròn con vuông.

– Trứng khôn hơn vịt.

– Nấu sử sôi kinh.

– Lòng lang dạ thú.

– Phú quý sinh lễ nghĩa.

– Đi guốc trong bụng.

– Nước đổ đầu vịt.

– Dĩ hoà vi quý.

– Con nhà lính, tính nhà quan.

– Thấy người sang bắt quàng làm họ.

Trả lời:

Đặt câu với mỗi thành ngữ:

– Em chúc chị mẹ tròn con vuông!

– Mới tí tuổi đầu mà đã đòi trứng khôn hơn vịt rồi.

– Các sĩ tử thời xưa nấu sử sôi kinh vì mong muốn thi cử đỗ đạt để phò vua giúp nước.

– Những kẻ lòng lang dạ thú sẽ không có hậu về sau.

– Trước đây anh ta có thế đâu, giờ giàu có rồi, phú quý sinh lễ nghĩa ý mà.

– Anh không phải giải thích nhiều nữa, em đi guốc trong bụng anh rồi.

– Nói từ nãy tới giờ mà em vẫn không hiểu à, đúng là nước đổ đầu vịt.

– Thôi anh em với nhau cả, dĩ hòa vi quý là hơn.

– Nấu món gì cho ăn cũng chê ỏng chê eo, đúng là con nhà lính tính nhà quan.

– Đừng thấy sang bắt quàng làm họ nhé, người ta cười cho đấy.

Hoặc:

– Mừng cho gia đình cô ấy mẹ tròn con vuông.

– Con bé ấy còn nhỏ tuổi mà đã tỏ ra trứng khôn hơn vịt.

Xem thêm  Top 7 bài văn Phân tích bài thơ Chiều tối (Siêu hay)

– Suốt mấy năm nấu sử sôi kinh, bạn ý đã đỗ đại học.

– Trông thì có vẻ hiền lành nhưng thật không ngờ cô ấy là một kẻ lòng lang dạ thú.

– Bác chu đáo quá, còn bày đặt quà cáp, đúng là phú quý sinh lễ nghĩa.

– Tôi đi guốc trong lòng bạn rồi.

– Nói chuyện với bạn từ nãy đến giờ như nước đổ đầu vịt.

– Anh em chúng ta là người một nhà, nên phải biết nhường nhịn, dĩ hòa vi quý.

– Bạn ý có tính cách đúng kiểu con nhà lính, tính làm quan.

– Bác ấy nhìn thấy người giàu có là như kiểu thấy người sang bắt quàng làm họ.

7. Câu 7 trang 67 Ngữ văn 11 tập 1

Đặt câu với mỗi điển cố sau:

– Gót chân A-sin.

– Gã Sở Khanh

– Nợ như chúa Chởm

– Sức trai Phù Đổng

– Đẽo cày giữa đường

Trả lời:

Đặt câu với các điển cố:

– Đừng dại cho anh ta vay tiền nữa, nợ như chúa Chổm đấy, không đòi được đâu.

– Ai nói gì cũng nghe, em cứ đẽo cày giữa đường thế này bao giờ mới xong.

– Đúng là gã Sở Khanh, chẳng tha cô gái nào!

– Đang sức trai Phù Đổng, cố mà làm ăn gây dựng sự nghiệp chứ.

– Đừng nói đến việc ăn nói khéo léo, gót chân Asin của em đấy.

Hoặc:

– Công ty tôi đã tìm ra được cái gót chân A – sin của đối phương.

– May cho bạn là thoát nạn hắn, đúng là cái gã sở Khanh.

– Dạo này gia đình tôi nợ như chúa Chổm.

– Bạn ấy còn trẻ mà làm được nhiều điều kì diệu, đúng là sức trai Phù Đổng.

– Cái bác ý làm việc gì cũng không có chính kiến, đúng là như đẽo cày giữa đường.

Bài trước:

  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sgk Ngữ văn 11 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Chiếu cầu hiền sgk Ngữ văn 11 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 11 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 11
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 11
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 11
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 11
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 11
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 11
  • Để học tốt môn GDCD lớp 11

Trên đây là phần Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố sgk Ngữ văn 11 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.