2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?
- Các động từ: đùn đùn, phun, tiễn
- Tính từ: lao xao, dắng dỏi.
- Trạng thái của cảnh ngày hè được diễn tả đầy sống động, căng tròn nhựa sống như chờ cơ hội được bung ra, tỏa hương sắc nồng nàn cho mùa hạ.
Câu 2: Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.
- Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng.
- Hương hoa sen kết hợp với khung cảnh ấy khiến không gian tràn đầy sức sống.
- Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
- Tiếng “lao xao” của làng chài cùng tiếng ve râm ran tạo ra không khí nhộn nhịp, tràn đầy sức sống
Câu 3: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Để thấy được toàn bộ vẻ đẹp của cảnh ngày hè, tác giả không chỉ dùng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác và khứu giác. Không những nhìn thấy màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, tác giả còn nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng của ve kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa sen mùa hè. Thi nhân dường như mở rộng tất cả các giác quan để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
⇒ Qua đây, ta thấy được một tình yêu đối với thiên nhiên hay nói rộng hơn là qua việc thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên tác giả muốn nói lên tấm lòng của mình đối với nhân dân, đất nước.
Câu 4: Hai câu cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào? Âm điệu câu thơ lục ngôn (sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như thế nào? Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
- Hai câu thơ cuối thể hiện ước muốn của tác giả, là điểm hội tụ nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Tác giả ước mình có “Ngu cầm” – cây đàn của vua Ngu Thuấn – gảy lên khúc hát Nam phong, khúc hát về sự ấm no cho trăm họ. Câu thơ này thể hiện ước muốn về một đất nước thái bình, người dân được tham gia lao động, có cuộc sống hạnh phúc để “dân giàu đủ” ở “khắp đòi phương”.
- Câu thơ cuối với sáu chữ với nhịp thơ nhanh như giải phóng tất cả nỗi niềm mà tác giả dồn nèn ở những câu thơ trên. Suy cho cùng, cái mà Nguyễn Trãi hướng đến luôn là nhân dân xã tắc chứ không chỉ đơn thuần là cảnh đẹp “nhàn” khi đi ở ẩn.
Câu 5: Hãy tìm hiểu cảm xúc chủ đạo của bài thơ và vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thông qua bài thơ.
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật cây cối; là lòng yêu đời, yêu non sông đất nước và khát vọng về một cuộc sống thái bình thịnh trị, ấm no hạnh phúc của nhân dân.
- Qua bài thơ ta thấy được một tâm hồn yêu thiên, cuộc sống và luôn khát khao một cuộc sống thái bình thịnh trị cho nhân dân.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.