Lý thuyết, tóm tắt kiến thức trọng tâm Tin học lớp 9 đầy đủ
Nhằm mục đích giúp Giáo viên và học sinh có thêm tài liệu giảng dạy, học tập môn Tin học lớp 9, VietJack biên soạn tài liệu Tóm tắt kiến thức lý thuyết Tin học lớp 9 đầy đủ, chi tiết theo từng bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức và học tốt môn Tin học 9.
- Lý thuyết Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 6: Tin học và xã hội (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 7: Phần mềm trình chiếu (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 8: Bài trình chiếu (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 9: Định dạng trang chiếu (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 11: Tạo các hiệu ứng động (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 12: Thông tin đa phương tiện (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity (hay, ngắn gọn)
- Lý thuyết Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm Movie Maker (hay, ngắn gọn)
Lý thuyết Tin học 9 Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
1. Khái niệm mạng máy tính
a) Mạng máy tính là gì?
• Tập hợp các máy tính kết nối được nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu phần mềm, máy in, …
• Các kiểu nối mạng cơ bản:
◦ Kết nối kiểu hình sao.
◦ Kết nối kiểu đường thẳng.
◦ Kết nối kiểu vòng.
b) Các thành phần của mạng
• Các thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in,… kết nối với nhau tạo thành mạng.
• Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu truyền được qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ, hồng ngoại, …
• Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển, mạch (switch), môđem, router, … có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng cùng với môi trường truyền dẫn.
• Giao thức truyền thông (Protocol): tập hợp các quy tắc định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
2. Phân loại mạng máy tính
a) Mạng có dây và mạng không dây (môi trường truyền dẫn của mạng)
• Mạng có dây: môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, …).
• Mạng không dây: môi trường truyền dẫn không dây (các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, …).
• Mạng không dây thực hiện kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng.
b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng (phạm vi địa lý của mạng)
• Mạng cục bộ (LAN): hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi hẹp. Thường được dùng trong gia đình, trường học, văn phòng, …
• Mạng diện rộng (WAN: hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi rộng. Có thể là một khu vực nhiều toà nhà, một tỉnh, một quốc gia (là kết nối của các mạng LAN).
3. Vai trò của máy tính trong mạng
• Mô hình mạng máy tính phổ biến là mô hình khách – chủ (cilent – sever).
a) Máy chủ (sever)
• Máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt chương trình điều khiển quản lý phân bổ tài nguyên mạng.
• Có thể có nhiều máy chủ trong một mạng.
b) Máy trạm (cilent, workstation)
• Sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.
• Có thể truy cập vào các máy chủ để dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, khai thác tài nguyên, …
4. Lợi ích của mạng máy tính
• Dùng chung dữ liệu: sao chép dữ liệu mà không cần ổ đĩa di động. Có thể lưu dữ liệu tập trung máy chủ, người dùng có thể truy nhập khi cần thiết.
• Dùng chung các thiết bị phần cứng: chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác.
• Dùng chung các phần mềm: chỉ cần cài đặt lên một máy tính để dùng chung cho toàn mạng thay vì cài lên tất cả các máy tính. Tiết kiệm chi phí mua phần mềm.
• Trao đổi thông tin: trao đổi thông qua phần mềm trò chuyện (chat).
Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet
1. Internet là gì?
• Là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin: đọc, nghe, xem tin trực tuyến, …
• Mạng Internet là của chung, được quản lý bởi các tổ chức khác nhau.
• Giao tiếp với nhau bằng một giao thức chung: TCP/ IP tạo nên một mạng toàn cầu.
• Các máy tính, mạng máy tính tham gia Internet một cách tự nguyện.
• Internet đem đến người dùng khả năng tiếp cận thông tin ở khắp nơi trên các thế giới một cách thuận tiện về mặt không gian, thời gian.
2. Một số dịch vụ trên Internet
a) Tổ chức và khai thác thông tin trên web
• Word Wide Web (www): tổ chức thông tin (văn bản, hình ảnh, …) dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web.
• Người dùng có thể truy cập các trang web bởi chương trình máy tính (trình duyệt).
• Có thể truy cập đến các trang web khác nhau do chúng có sự liên kết.
b) Tìm kiếm thông tin trên Internet.
• Máy tìm kiếm: công cụ giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khoá liên quan.
Ví dụ: công cụ tìm kiếm Google, Bing, …
• Danh mục thông tin (directory): trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung được phân theo chủ đề.
Ví dụ: danh mục thông tin trên các trang web của yahoo.
• Lưu ý: cần chú ý về vấn đề bản quyền trên Internet.
c) Thư điện tử
• Là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua hộp thư điện tử, có thể gửi phần mềm, hình ảnh, video, … cho nhau.
• Có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.
• Ví dụ: thư điện tử của google, yahoo, …
3. Một vài ứng dụng khác trên Internet.
a) Hội thảo trực tuyến
• Tổ chức các hội thảo, cuộc họp từ xa với sự tham gia nhiều người ở các nơi khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của người dùng được phát trực tuyến hiển thị qua màn hình, loa.
Ví dụ: phần mềm Skype, Facetime, Zalo Time, …
b) Đào tạo qua mạng
• Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn, bài tập từ giáo viên, tài liệu học tập,… ngay qua mạng mà không cần phải đến lớp.
Ví dụ: Vietjack website về giáo dục có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam.
c) Thương mại điện tử
• Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo về sản phẩm lên trang web.
• Người dùng có thể truy cập Internet, vào các “chợ”, “gian hàng” điện tử để lựa chọn sản phẩm và chuyển về tận nhà.
• Nhờ khả năng thanh toán qua mạng, các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể sử dụng với Internet, tạo sự thuận tiện cho mọi người.
Ví dụ: Trang web thương mại điện tử Amazon, Taobao, Tiki, Lazada, …
• Ngoài ra chúng ta còn có mạng xã hội (Facebook, Twiter), trò chơi trực tuyến (Pubg, Csgo, Dota 2, …), diễn đàn trực tuyến (Voz, Tinhte,… ) nhờ Internet.
4. Làm thế nào để kết nối Internet?
• Đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt: VNPT, Viettel, FPT, …
• Sử dụng modem, đường kết nối riêng (ADSL, WIFI, …) các máy tính có thể kết nối mạng. Internet là mạng của các mạng máy tính.
• Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng những nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới.
………………………………
………………………………
………………………………
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 9 hay khác:
- Lý thuyết & 140 câu trắc nghiệm Tin học 9
- Giải Sách bài tập Tin học 9
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.