Trong hóa học, phi kim là một nguyên tố hóa học mà tính kim loại của những nguyên tố này không chiếm ưu thế. Ở điều kiện tiêu chuẩn (298K và 1 bar), trạng thái vật chất của phi kim đa dạng, từ khí không màu (như hydro) đến chất rắn ánh kim có nhiệt độ nóng chảy cao (như bor). Vậy Phi kim loại là gì? Các phi kim loại thường gặp?
Phi kim loại là gì?
Phi kim loại là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Chúng là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại từ hidro. Đa số các phi kim loại đều không dẫn điện, một số nguyên tố có sự biến tính (ví dụ như cacbon)
Tính chất của phi kim loại
Phi kim loại có tính chất vật lý và tính chất hóa học:
Tính chất vật lý:
Một số tính chất đáng chú ý của phi kim loại gồm:
+ Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: Rắn (photpho, cacbon, lưu huỳnh…), lỏng (brom) và khí (hidro, oxi, nito…).
+ Khả năng dẫn điện: Phần lớn các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.
+ Khả năng dẫn nhiệt: Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn nhiệt.
+ Nhiệt độ nóng chảy: Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
+ Tính độc: Một số phi kim như như brom, clo… là chất độc hại.
Tính chất hóa học:
Các tính chất hóa học chung của phi kim là:
Tác dụng kim loại
Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
– Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
Ví dụ:
Fe (rắn trắng xám) + S (rắn màu vàng) →t° FeS (rắn màu đen)
2 Na (r) + Cl2 (khí vàng lục) → t°2NaCl (rắn màu trắng)
– Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
Ví dụ:
4Fe (rắn trắng xám) + 3O2 (khí không màu) → t°2Fe2O3 (rắn màu đỏ)
Tác dụng hidro
Phi kim có khả năng tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.
– Oxi tác dụng với hidro
Khí oxi tác dụng với khí hidro tạo thành hơi nước. Ta có phương trình hóa học:
O2 (k) + 2H2 (k) →t° 2H2O (h)
– Clo tác dụng với khí hidro
Thực hiện thí nghiệm để chứng minh clo tác dụng với khí hidro bằng cách đưa hidro đang cháy vào lọ đựng khí clo. Sau phản ứng, cho một ít nước vào trong lọ rồi lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy khí hidro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu, Màu vàng lục của khí clo ban đầu bị biến mất và dùng giấy quỳ tím thử xuất hiện màu đỏ. Như vậy, ta có thể kết luận được rằng khí clo đã phản ứng mạnh với khí hidro tạo thành khí hidro clorua không màu. Khí này sẽ tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric (HCl) làm quỳ tím chuyển đỏ.
H2 (k) + Cl2 (k) → t°2HCl (k)
Ngoài clo, nhiều phi kim khác như cacbon (C), Lưu huỳnh (S), Brom (Br2)… cũng có thể tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.
Tác dụng với Oxi
Nhiều phi kim có khả năng tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
Ví dụ:
4P (rắn – đỏ) + 5O2 (khí) → t°2P2O5 (rắn – trắng)
S (rắn – vàng) + O2 (khí) → t°SO2 (khí – không màu)
Các loại phi kim loại thường gặp
Phi kim: là tên gọi các nguyên tố không có thuộc tính của kim loại. Các phi kim thường gặp:C, O, H, S, P, N, Cl, Br, I, F……
Sự khác biệt giữa kim loại và phi kim loại
Kim loạiPhi kim loạiĐây là những chất rắn ở nhiệt độ phòng trừ thủy ngânChúng tồn tại ở cả ba trạng tháiChúng rất cứng ngoại trừ natriĐây là loại mềm ngoại trừ kim cươngĐây là những loại dễ uốn và dễ uốnChúng giòn và có thể vỡ thành nhiều mảnhNhững thứ này sáng bóngĐây là những chất không bóng, ngoại trừ iốtĐiện dương trong tự nhiênÂm điện trong tự nhiênCó mật độ caoCó mật độ thấp
Trên đây là nội dung bài viết Phi kim loại là gì? Các phi kim loại thường gặp? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.