196 lượt xem

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn! – Vải hôm nay bán mấy? – Kém ba xu, dì ạ! – Thế thì còn ăn thua gì! – Có khéo co mới được một tấm năm xu. – Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi… Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Trích “Chí Phèo”, Nam Cao, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2007)

Giải chi tiết:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của Nam Cao xoay quanh 2 đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.

– Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lâu bị vùi lấp ở Chí Phèo để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên: Tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở đã làm thức tỉnh phần người trong Chí. Đoạn trích trên chính là diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở vào buổi sáng hôm sau.

Giới thiệu nhân vật

– Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

-> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

– Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực:

Xem thêm  Có Chí Thì Nên - Bí Kíp Vươn Lên Thành Công trong Cuộc Sống

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người lương thiện.

– Xã hội đẩy Chí vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau, sau khi tỉnh rượu

* Nguyên nhân:

(+) Chí Phèo tỉnh rượu:

– Chí Phèo bị cảm lạnh, nôn mửa -> tỉnh.

– Chí nhận thức được cuộc sống xunh quanh:

+ Ánh sáng: mặt trời chắc đã lên cao và nắng chắc đã rực rỡ.

+ Âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng những người đàn bà đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.

– Nhận thức về bản thân:

+ Nhớ về quá khứ tươi đẹp.

+ Quay về với thực tại: số 0 tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản…), số âm(nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời)

+ Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc.

(+) Cuộc gặp gỡ với Thị Nở:

– Thị Nở: xấu, dở hơi, nghèo.

– Bối cảnh gặp gỡ:

+ Thị Nở: dở hơi, đi ra sông lấy nước qua nhà Chí Phèo, mệt -> ngồi ở vườn chuối nhà Chí Phèo ngủ.

+ Chí Phèo: trên đường từ nhà Tự Lãng về Chí thấy ngứa ngáy nên ra sông tắm -> nhì thấy Thị Nở.

Xem thêm  Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài Cổng Trường Mở Ra

– Đón nhận sự quan tâm, chăm sóc ân cần, chu đáo:

+ Thị Nở dìu Chí Phèo vào lều, đặt Chí Phèo lên chõng, nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp lên người cho Chí Phèo cho khỏi lạnh.

+ Nấu nồi cháo hành mang cho Chí Phèo.

+ Vượt ra khỏi định kiến, đến ở với Chí Phèo năm ngày chẵn.

-> Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Chí Phèo hồi sinh.

Tổng kết

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.