Đề bài: Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên
Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên
I. Dàn ý Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh trao duyên:– Cha và em bị bắt vì bị tên bán tơ lừa, Kiều phải bán mình để chuộc cha và em- Tình nghĩa với Kim Trọng sâu sắc, Kiều phải tìm cách trả nợ tình cho Kim Trọng- Nhờ Thúy Vân là em thay mình trả nghĩa tình cho chàng Kim
* Tâm trạng Thúy Kiều khi trao kỉ vật cho em– Những kỉ vật thiêng liêng gắn với tình yêu sâu sắc của Thúy Kiều và chàng Kim: chiếc vành, bức tờ mây.- Trao kỉ vật nhưng lòng vẫn luyến tiếc, không quên được kỉ niệm- Đau xót vì đoạn tình dang dở, sự giằng xé trong đau đớn
* Lời dặn dò của Thúy Kiều với em– Kiều dự cảm về một tương lai u ám, tăm tối, hàng loạt các hình ảnh gợi về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan.- Sự đau đớn, đầy tuyệt vọng và tấm lòng thủy chung một lòng với tình yêu của Thúy Kiều.- Kiều dặn dò Vân hãy đền ơn đáp nghĩa Kim Trọng.
* Đặc sắc nghệ thuật– Bút pháp khắc họa, miêu tả nội tâm nhân vật- Ngôn từ điêu luyện, ngôn ngữ độc thoại sinh động
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của 14 câu thơ. Nêu cảm nhận của em về 14 câu thơ
II. Bài văn mẫu Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên (Chuẩn)
Nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du người ta nhớ ngay đến Truyện Kiều, một thiên truyện trở thành kiệt tác của văn học Việt Nam. Trao duyên là một trích đoạn trong tác phẩm này, trong tổng thể toàn tác phẩm, đoạn trích này có một vị trí, vai trò và ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Riêng 14 câu thơ giữa đoạn trích không chỉ thể hiện rõ lời nhờ cậy tha thiết và tình cảnh đáng thương của Thúy Kiều khi trao duyên mà còn thấy được tấm lòng, tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa nội tâm, tâm lý nhân vật.
Tình yêu của Thúy Kiều với Kim Trọng tưởng chừng như sẽ được hạnh phúc bởi tình cảm tha thiết mặn nồng lại sâu nặng. Thế nhưng biến cố gia đình đã khiến đoạn tình đó đứt ngang chia lìa. Để có thể chuộc cha và em đang bị bắt, Kiều chỉ đành bán mình cho tên Mà Giám Sinh, đoạn trích Trao duyên diễn ra khi sự việc bán mình của Kiều đã rồi. Bản thân trở thành món hàng hóa mua bán trao đổi, không còn được sống với cuộc sống của chính mình, Kiều càng đau đớn hơn vì tình yêu tan vỡ. Đến đây Kiều đành phải trao duyên cho em gái mình là Thúy Vân, nhờ cậy em trả nghĩa ơn tình cho Kim Trọng. Trong khi nói chuyện cùng với Vân, trong lòng Kiều như đang sống lại với những kỉ niệm tình yêu nồng thắm với chàng Kim, nàng sống trong hồi ức với nhiều kỉ vật:
“Chiếc vành với bức tờ mâyDuyên này thì giữ vật này của chung……Mất người còn chút của tinPhím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Những sự kiện trong đêm thề nguyện thiêng liêng của hai người như “phím đàn” là cảnh Kiều ngồi đàn cho Kim Trọng nghe, và “mảnh hương nguyền” là khi Kim Trọng cho thêm hương vào trong lò “Đốt lò hương ấy so tơ phím này”. Có thể thấy, trong tâm hồn Kiều khi ấy là sức sống mãnh liệt của tình yêu thủy chung, sâu sắc. Duyên tình nguyện giữ trong lòng không thể chia sẻ chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cùng với những kỉ vật làm của chung của ba người. Thúy Kiều trao đi những kỉ vật tình yêu cho em gái nhưng nội tâm đang giằng xé trong đau đớn, tình yêu của nàng càng mãnh liệt và sâu nặng bao nhiêu thì giây phút ấy nàng càng cay đắng và xót xa bấy nhiêu. Vậy nên Kiều đã chẳng còn nghĩ gì đến quãng đời phía sau của mình, sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Kiều đã liên tưởng đến cái chết:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây,Thấy hiu hiu gió thì hay chị vềHồn còn mang nặng lời thề,Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.Dạ đài cách mặt khuất lời,Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Một loạt các từ ngữ đề cập đến cái chết mà Kiều đã nói ra như “thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “dạ đài”, “người thác oan”. Trao đi đoạn duyên tình với chàng Kim nàng Kiều cảm thấy cuộc đời mình đến đây đã thấm câu “Hồng nhan bạc phận”, cảm thấy nửa đời về sau từ giây phút bán mình cho Mã Giám Sinh đã là dấu chấm hết. Nàng cảm thấy sự tồn tại là trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, không chỉ mường tượng ra cái chết mà nàng nhận định đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt không thể siêu thoát được vì còn vương nợ dương gian. Nàng “xin rưới giọt nước” để linh hồn đơn độc, đau khổ của nàng được siêu thoát.
Thúy Kiều đang nói chuyện với Thúy Vân nhưng thực ra cũng là đang độc thoại với chính mình, những lời tâm sự, dặn dò của Kiều cũng chính là tiếng nói thương xót cho thân phận của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng không thể thay đổi số phận nghiệt ngã. Chữ hiếu đã buộc nàng Kiều phải lựa chọn hy sinh tình yêu, lý trí của Kiều nhận thức được phải nhờ em gái trả nghĩa. Tuy đã nhờ cậy em nhưng bước đường này khiến Kiều đau đớn tột cùng, chỉ biết than thân trách phận, xót xa cay đắng chứ không hề được thanh thản cõi lòng.
Có thể thấy Thúy Kiều là một người con gái mang thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời, trong tâm hồn Kiều không có sự phân chia lí trí hay tình cảm, nhân cách hay thân phận mà hòa quyện chặt chẽ với nhau. Nhờ có bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật tài hoa của Nguyễn Du cùng với ngôn từ độc thoại sinh động mà ta cảm thấy Thúy Kiều sống động và chân thực hơn, gần gũi tự nhiên chứ không hẳn là một tấm gương đạo lí.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-14-cau-giua-bai-trao-duyen-65546n.aspx Để tìm hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Du khi miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm đầy phức tạp của Thúy Kiều trong “Trao duyên, các em có thể tham khảo thêm các bài phân tích, thuyết minh về đoạn trích này theo các bài dưới đây: Phân tích 18 câu thơ đầu đoạn trích Trao duyên, Thuyết minh về đoạn trích Trao duyên, Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, Cảm nghĩ về đoạn thơ Trao duyên, phân tích Trao duyên, ….
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.