97 lượt xem

PDCA Là Gì? Bí Quyết Quản Lý Hiệu Quả Theo Chu Trình PDCA

PDCA là gì? Lợi ích của chu trình PDCA trong việc quản lý hiệu quả được thể hiện như thế nào? Cách hoạt động của PDCA như thế nào? Ứng dụng PDCA trong làm việc nhóm như thế nào? Làm sao để sử dụng PDCA hiệu quả hơn? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc về chủ đề này.

PDCA là gì?

PDCA là một chu trình quản lý hiệu quả được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi nhờ khả năng đảm bảo hiện thực mục tiêu và cải tiến không ngừng, đặc biệt với các doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

PDCA là viết tắt của từ gì? Mô hình được ghép lại từ 4 chữ cái đầu của Plan, Do, Check và Act.

Chu trình PDCA là gì? Chu trình PDCA là một vòng tuần hoàn khép kín, lặp đi lặp lại từ việc lập kế hoạch, thực thi, đánh giá, thay đổi để tạo ra sự đổi mới liên tục trong một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

pdca là viết tắt của từ gì
Mô hình PCDA được áp dụng rộng rãi.

Đọc thêm: Kỹ Năng Giao Việc Hiệu Quả Dành Cho Nhà Quản Lý

Vai trò của chu trình PDCA trong quản lý hiệu quả

Khi ứng dụng mô hình PDCA vào quản lý hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích gì? Cùng tìm hiểu nhé.

  • Giúp các quy trình được đổi mới liên tục nhằm hiện thực mục tiêu đã đề ra.
  • Kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả, an toàn.
  • Khuyến khích sự thay đổi trong cách quản lý hiệu quả của doanh nghiệp.
  • Áp dụng linh hoạt trong các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001, ISO 22000, v.v.
  • Hiệu suất làm việc của người lao động được gia tăng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Duy trì hiệu lực đối với các hoạt động kiểm soát quy trình và dự án.
Xem thêm  GM là gì? Mô tả công việc của GM trong khách sạn

Cách thức hoạt động của PDCA

Chu trình PDCA bao gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Plan – Lập kế hoạch

Bạn biết đấy, để các công việc được thực hiện một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch cụ thể. Khi đó, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Vấn đề cần giải quyết là gì?
  • Mục tiêu của kế hoạch là gì?
  • Cần thực hiện hành động, quy trình nào để hiện thực mục tiêu đã đề ra?
  • Nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch này là gì?

Giai đoạn 2: Do – Thực thi

Trước hết, doanh nghiệp cần thông báo kế hoạch đến nhân sự liên quan. Dựa vào nội dung cụ thể, doanh nghiệp sẽ bắt đầu triển khai công việc thực tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần ghi chép các dữ liệu và thông tin thu thập trong quá trình triển khai kế hoạch. Dựa vào đây, nhà quản lý có thể thực hiện các hoạt động đánh giá trong tương lai.

Giai đoạn 3: Check – Đánh giá kết quả

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thực hiện đánh giá kết quả thực kế hoạch để kiểm tra, xác nhận mức độ hoàn thành công việc và mục tiêu trên thực tế.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đánh giá, nhà quản lý có thể biết các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả chung của kế hoạch và tìm hướng giải quyết kịp thời.

Xem thêm  Thông tin xuất bản | Impressum

Giai đoạn 4: Act – Hành động thay đổi

Dựa vào các vấn đề được phát hiện trong giai đoạn đánh giá, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa thích hợp, và đảm bảo hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, đừng quên ghi lại các dữ liệu này vào kho thông tin để áp dụng vào các dự án mới trong tương lai.

Ứng dụng PDCA trong làm việc nhóm

Bạn có biết PDCA là một trong các mô hình làm việc nhóm rất hiệu quả? Vậy ứng dụng chu trình PDCA vào hoạt động làm việc nhóm như thế nào? Cùng tham khảo ngay nhé.

Giai đoạn 1: Plan – Lập kế hoạch

Trong giai đoạn đầu tiên này, nhà quản lý cần quan tâm đến các nội dung sau:

  • Thiết lập mục tiêu cho nhóm
  • Mô tả các nhiệm vụ một cách chi tiết và rõ ràng
  • Hình thành nhóm, và đặt deadline cho nhóm
  • Ghi chép các dữ liệu dự kiến sử dụng trong quá trình triển khai kế hoạch
  • Lập kế hoạch hành động; phân tích và đánh giá mức độ phù hợp của từng thành viên với các công việc; xác định cách vận hành nhóm sao cho hiệu quả; v.v

Giai đoạn 2: Do – Thực thi

Ở giai đoạn thực thi, nhà quản lý cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Triển khai công việc như kế hoạch ban đầu
  • Cập nhật tiến độ công việc thường xuyên
  • Tuân thủ lịch trình của công việc
  • Ghi chép các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai

Giai đoạn 3: Check – Đánh giá

Sau giai đoạn thực thi, nhà quản lý cần thực hiện đánh giá, kiểm tra kết quả triển khai kế hoạch của nhóm. Nhà quản lý cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:

  • Kiểm tra kết quả sau một thời gian triển khai kế hoạch
  • Phát hiện các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhóm và xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Xem thêm  Học tiếng Anh cái gì là khó nhất?

Giai đoạn 4: Act – Điều chỉnh/hành động để thay đổi

Ở giai đoạn điều chỉnh, team leader cần thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Sửa đổi kế hoạch nhằm đảm bảo tính thực tế
  • Lên kế hoạch cho những biện pháp phòng ngừa các vấn đề có thể phát sinh khi triển khai kế hoạch
  • Tiếp tục lặp lại các giai đoạn trong quy trình PDCA cho đến ghi nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra

Bí quyết sử dụng PDCA hiệu quả hơn

Làm thế nào để áp dụng chu trình PDCA vào quản lý hiệu quả tốt hơn? Cùng tham khảo ngay những cách dưới đây nhé:

  • Xem xét việc hoàn thành từng giai đoạn của chu trình với các thành viên
  • Cởi mở với những ý tưởng sáng tạo khi đi tìm những giải pháp tiềm năng
  • Dành đủ thời gian cho các bước để hoàn thành mục tiêu
  • Thiết lập mục tiêu kế hoạch một cách rõ ràng
  • Trực quan hóa sơ đồ mối quan hệ và các chỉ số tác động cho từng giai đoạn
  • Xác định thời điểm cần đánh giá

Đọc thêm: Mô Hình Hackman Và Oldham – Mô Hình 5 Đặc Điểm Công Việc

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Chu trình PDCA là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin có giá trị, cũng như giúp bạn hình dung rõ hơn về cách ứng dụng chu trình này vào quá trình quản lý hiệu quả nói chung của doanh nghiệp.

Nếu bạn có thêm bất kỳ góp ý nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Tác Giả

Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.