>> 4 Công việc thường xuyên của trợ lý luật sư
>> Trợ lý luật sư là gì?
1. Paralegal là gì?
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge thì Paralegal là vị trí công việc của một người trong tổ chức hành nghề Luật sư, hoặc một người phụ trách công việc pháp lý của doanh nghiệp, và người đó chưa đủ điều kiện để trở thành Luật sư.
Paralegal là gì? Công việc của Paralegal gồm những gì? (Hình từ Internet)
2. Công việc của Paralegal bao gồm những gì?
Theo như định nghĩa của từ điển Cambridge, tạm thời có thể chia công việc của Paralegal với 02 vị trí khác nhau.
a. Với Paralegal trong tổ chức hành nghề Luật sư
Công việc chính bao gồm (nhưng không giới hạn) những công việc dưới đây:
– Tiếp nhận khách hàng, khai thác thông tin ban đầu của khách hàng.
– Ghi nhận vướng mắc pháp lý của khách hàng, khoanh vùng vấn đề có thể hỗ trợ.
– Đặt thêm câu hỏi để khai thác thêm thông tin nhằm mục đích xác định hướng đi ban đầu để giải quyết vụ việc, vướng mắc của khách hàng.
– Trong quá trình hỏi, khai thác thông tin, Paralegal sẽ tiến hành tư vấn pháp lý, giải thích những thuật ngữ, quy định có liên quan để khách hàng hiểu thêm về bản chất của vụ việc.
– Tóm tắt vướng mắc của khách hàng, hướng xử lý công việc ban đầu và báo cáo với Luật sư.
– Hỗ trợ Luật sư sắp xếp, tóm tắt hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp. Số hóa dữ kiệu để lưu trữ khi cần thiết.
– Ghi chép trong quá trình Luật sư gặp trực tiếp khách hàng.
– Tham dự phiên Tòa hoặc các phiên làm việc với các đương sự hoặc với cơ quan nhà nước khi cần thiết.
– Tổng hợp kết quả vụ việc, báo cáo tiến độ với Luật sư và là cầu nối giữa Luật sư với khách hàng.
b. Với Paralegal trong doanh nghiệp
Tùy vào mô hình tổ chức doanh nghiệp, tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà các Paralegal ở các công ty sẽ có vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Nhưng những sự khác nhau đó đều được phát triển trên nền tảng những vai trò chung nhất của một Paralegal trong doanh nghiệp. Cụ thể, tại doanh nghiệp các công việc chính của một Paralegal bao gồm (nhưng không giới hạn) là những công việc sau:
– Hỗ trợ công việc, tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến pháp luật lao động. BHXH, tiền lương cho bộ phận nhân sự – hành chính;
– Tư vấn, chỉnh sửa hợp đồng mua hàng cho bộ phận thu mua.
– Tư vấn, chỉnh sửa hợp đồng mua hàng cho bộ phận kinh doanh.
– Đại diện công ty làm việc với các cơ quan nhà nước.
– Đại diện công ty tham gia các phiên Tòa với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.
– Đảm bảo tính pháp lý đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu pháp lý của công ty như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, các văn bằng sở hữu trí tuệ…
– Trực tiếp đi giải quyết các thủ tục, giấy phép hoặc đại diện công ty làm việc với bên thứ ba.
Trên là những công việc, trách nhiệm của một Paralegal, ngoài những công việc trên thì tùy vào tình hình thức tế mà các paralegal có thể nhận những nhiệm vụ có liên quan khác do cấp trên chỉ đạo để phù hợp với thực tiến hoạt động ngành nghề, kinh doanh.
Chào mừng bạn đến với PRAIM, - nền tảng thông tin, hướng dẫn và kiến thức toàn diện hàng đầu! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời về kiến thức và cuộc sống. Với Praim, bạn sẽ luôn được cập nhật với những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất.